Văn hóa cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp

Mọi công ty đều có thể tạo nên một văn hóa canh tranh lành mạnh.Khi làm đúng cách, sự cạnh tranh này có thể tạo ra một đội ngũ thực sự gắn bó, kết nối nhân viên với những mục tiêu ưu tiên của tổ chức và hướng đến một kết quả kinh doanh tốt hơn.

Cạnh tranh nơi công sở luôn là một chủ đề trò chuyện thu hút nhiều ý kiến. Với góc nhìn và kinh nghiệm của một người bán hàng, có thể bạn sẽ nhận ra rằng nó gồm có cả các tác dụng tốt và xấu. Một trong những yêu cầu quan trọng khi cạnh tranh đó chính là tính minh bạch. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra là đang có sự cạnh tranh, trừ khi điều này được công bố? Và đây thường là mấu chốt của vấn đề, bởi các phòng ban trong nhiều công ty thường không có thói quen công khai so sánh kết quả làm việc của nhân viên với các đồng nghiệp khác.

Dưới đây là một vài hướng dẫn bởi đã được xác định là có thể tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh tại nơi làm việc:

1. Minh bạch về kết quả

Tác giả bài viết này cực kỳ tin vào hiệu quả của hệ thống ROWE, một tổ chức tư vấn về nguyên tắc quản lý doanh nghiệp, được sáng lập bởi hai người phụ nữ tuyệt vời và đầy cảm hứng, Cali Ressler và Jody Thompson. ROWE được tạo ra bởi niềm tin rằng công việc có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào vào bất cứ lúc nào, chỉ có kết quả của cá nhân mới là điều duy nhất quan trọng khi nói đến hiệu suất. Có rất nhiều điều để viết về triết lý này, tuy nhiên khuyến khích các bạn nên tự mình truy cập vào website của họ để tìm hiểu nhiều hơn.

Bạn sẽ phải quyết định mức độ minh bạch trong tổ chức hoặc nhóm của mình để chuẩn bị. Có nhiều bộ phận sẽ dè dặt với suy nghĩ về việc phải chia sẻ các thông tin về kết quả và hiệu suất làm việc cá nhân. Trong khi đó các quy định và tiêu chuẩn KPI về doanh thu của nhân viên kinh doanh thì hầu như luôn được công bố cho toàn công ty biết. Điều đó là nền tảng cho sự công bằng trong hoạt động bán hàng. Và theo đó, có quan điểm rằng các phòng ban khác cũng nên áp dụng tương tự. Hãy đưa ra những kết quả mà bạn cảm thấy thoải mái chia sẻ cho toàn bộ phận và bắt đầu quá trình cạnh tranh từ đây. Thường xuyên chia sẻ kết quả trong các cuộc họp hoặc cập nhật thông qua các công cụ ứng dụng công nghệ hiện đại.

2. Ghi nhận cả quá trình và kết quả

Hãy theo dõi mọi hoạt động của nhân viên, và đưa ra cho họ những sự phản hồi, khích lệ và ghi nhận ngay trong quá trình làm việc hàng ngày. Trong khi bạn chắc chắn sẽ thưởng cho người có thành tích đứng đầu vào cuối các quý hoặc năm, thì một điều quan trọng không kém là cũng bạn nên ghi nhận công sức cho những người đã luôn làm tốt công việc trong mỗi ngày, mỗi tuần.

Có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách xác định xem cá nhân nào trong nhóm đã thực hiện các hoạt động tạo ra kết quả tốt như bạn mong đợi. Trong kinh doanh, nó có thể là số lượng các cuộc gọi, email, thư ngỏ và cuộc hẹn được gửi đi. Đó là những hoạt động đảm bảo cho công ty đạt được mục tiêu lâu dài. Và bằng cách ghi nhận những hoạt động này trong từng chặng đường, bạn luôn đảm bảo được rằng sẽ có nhiều nhân viên được công nhận và khen thưởng hơn thay vì chỉ vài người ưu tú nhất. Xác định được các nhiệm vụ hàng ngày dù nhỏ nhất cũng sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và bắt đầu tạo nên sự cạnh tranh trong công việc.

3. Khen thưởng phải có ý nghĩa tạo động lực

Dù cho đó là động lực xuất phát từ bên trong hay bên ngoài, bạn cần phải gắn việc khen thưởng với những điều có thể thúc đẩy cá nhân người lao động. Một số người rất thích được ngợi khen với toàn công ty về những thành tích “sáng chói” của họ, trong khi một số khác lại cảm thấy “rùng mình” khi nghĩ về viễn cảnh tuyên dương trước tập thể. Phần thưởng hữu hình cũng chỉ khuyến khích được những ai cảm thấy nó có ý nghĩa. Nếu ai đó ghét cà phê thì họ sẽ chẳng có cảm giác gì với một ly Starbucks. Theo kinh nghiệm thì các phần thưởng được ưa thích hàng đầu là sự biểu dương công khai (phi vật chất) và thẻ quà tặng (có giá trị tiền tệ).

Mọi công ty đều có thể tạo nên một văn hóa canh tranh lành mạnh. Giống như bất kỳ mọi thứ khác, nó phải được xây dựng dần dần bằng cách thử và sai. Khi làm đúng cách, sự cạnh tranh này có thể tạo ra một đội ngũ thực sự gắn bó, kết nối nhân viên với những mục tiêu ưu tiên của tổ chức và hướng đến một kết quả kinh doanh tốt hơn.

Nguồn: Applancer Careers via Soap Box