Tôi trượt phỏng vấn vì đã phỏng vấn…quá tốt
Rời khỏi nơi phỏng vấn, tôi mỉm cười mãn nguyện vì sự thể hiện vượt mong đợi của bản thân. Tôi đinh ninh rằng vị trí này chắc chắn sẽ do mình đảm nhiệm trong tương lai. Tuy nhiên, một tuần kể từ hôm phỏng vấn thành công, tôi bàng hoàng nhận được e-mail thông báo trượt…
Cảm giác hụt hẫng, thất vọng khi trượt phỏng vấn, tôi đã trải qua vài lần. Mỗi lúc như vậy, tôi đều cố gắng liệt kê những sai lầm để khắc phục trong lần phỏng vấn tiếp theo. Trước khi đến với buổi phỏng vấn, tôi đã chuẩn bị rất kĩ càng mọi thứ và buổi phỏng vấn cũng diễn ra hoàn hảo như tôi mong đợi. Do đó, khi bị đánh trượt, tôi không thể lẳng lặng chấp nhận mà trực tiếp liên hệ với nhà tuyển dụng để tìm hiểu nguyên nhân.
Và đây là câu trả lời của họ:
“Chúng tôi cần người phù hợp hơn là người có năng lực vượt trội”
Thứ nhất, sự chuẩn bị quá kĩ càng trước phỏng vấn khiến tôi tham gia buổi phỏng vấn như đang đóng vai là một con rô-bốt vậy. Từ những câu hỏi đơn giản đến phức tạp, tôi đều vượt qua một cách dễ dàng nhưng rất rập khuôn, và nhà tuyển dụng có thể tìm ra được cách trả lời của tôi trong các trang web về “Nhân sự”. Có thể nói, điều họ cần là sự tự nhiên, chân thật, đan xen những trải nghiệm cá nhân của ứng viên hơn là tham gia phỏng vấn một cách bài bản, máy móc.
Thứ hai, mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hóa khác nhau và họ cho rằng, tính cách của tôi không phù hợp với môi trường làm việc của công ty đó. Tại sao ư? Tôi là một người hướng nội, trầm tính và ít nói. Năng lực giỏi của tôi ai cũng thừa nhận, nhưng không phải họ có thể thấy điều này qua ngày một ngày hai. Với vị trí mà tôi ứng tuyển, dù bản thân đã thể hiện rất tốt năng lực của mình nhưng trong mắt họ, tôi thiếu sự chủ động, hoạt bát và năng nổ. Bạn biết không, nhà tuyển dụng chỉ tiếp xúc với bạn qua một, hai lần phỏng vấn ngắn, do đó họ muốn chắc chắn rằng bạn là người phù hợp ngay từ đầu. Họ không có đủ thời gian dài để quan sát, chiêm nghiệm, đánh giá xem bạn đã bộc lộ được những tố chất mà công việc đó đòi hỏi hay chưa.
Thứ ba, và cũng là điều mà tôi không ngờ đến, chính là cách tôi sử dụng mạng xã hội. Mạng xã hội không nói lên được con người thật sự của chúng ta ra sao. Tuy nhiên, đây lại là nơi để nhà tuyển dụng “bóc trần” những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Xem lại trang cá nhân của mình, tôi thấy bản thân không thể hiện điều gì xấu. Tuy nhiên, chính những dòng trạng thái, chia sẻ quan điểm riêng về một số vấn đề chính trị, xã hội, đời sống,…hay một vài tấm ảnh về cuộc sống cá nhân lại là công cụ để họ đánh giá. Họ không quan tâm khi thoát khỏi cuộc sống “ảo”, tôi là người thế nào. Họ chỉ quan tâm cách mà tôi thể hiện mình trên Facebook, Instagram, Twitter…vì ít nhiều, xu hướng sử dụng mạng xã hội cũng sẽ phần nào nói lên được con người của các ứng viên.
Trong thực tế, có vô vàn lí do không ngờ tới để nhà tuyển dụng “đánh trượt” ứng viên của mình. Đôi lúc, không phải cứ thể hiện tốt thì bạn sẽ may mắn có được tấm vé cho vị trí làm việc mà mình mong đợi. Vì vậy, điều mà chúng ta cần làm là cố gắng thể hiện bản thân một cách chân thật, hết mình nhất để ngay cả khi được trúng tuyển hay không, chúng ta vẫn có thể mỉm cười và không hối hận vì mình đã mắc những sai lầm không đáng có…
Nguồn: Applancer Careers via HR Insider
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?