Tiếp cận ứng viên IT đúng cách, tưởng dễ hóa ra lại không
Gọi điện thoại bị ứng viên cúp máy, chúng ta đang sai ở chỗ nào?
Theo các số liệu gần đây của TopDev, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp từ nay đến năm 2020 là khoảng 400.000 người, trong khi toàn bộ hệ thống cung cấp nhân lực về CNTT trên cả nước chỉ có khả năng đáp ứng quá nửa con số ấy. Thiếu hụt nhân lực công nghê thông tin (IT) tại Việt Nam không phải là câu chuyện quá mới, nhưng chưa bao giờ hết hot.
Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng vừa alo chưa kịp nói đến câu thứ ba đã bị ứng viên cúp máy? Hiện có rất nhiều nhà tuyển dụng thường nghĩ thật dễ dàng để thu hút ứng viên nhưng trong thị trường tuyển dụng hiện nay, không phải trường hợp nào cũng đúng. Một sự thật không thể phủ định rằng, phần lớn các lập trình viên “ngon” đều đã “yên bề gia thất” (vì thế mà họ không còn tích cực chủ động tìm kiếm nơi mới, nói thẳng ra là tôi không quan tâm) nên nếu không khéo léo tiếp cận thì chính nhà tuyển dụng sẽ phải bị loại ngay từ vòng gửi xe.
Luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu
Trước hết hãy thử bắt đầu câu chuyện bàng việc tâm tình và chia sẻ về công việc cuộc sống của ứng hiên hơn là bắt đầu bằng những câu như “ bạn đã có công việc ổn định chưa? Hãy luôn nhớ rằng nếu không có “màn dạo đầu” thật tình cảm thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp, tiếp cận sâu sắc sẽ dễ thu hút ứng viên hơn.
Nắm bắt insight của lập trình viên
- Họ muốn người từ 1 công ty lớn, có uy tín gọi cho họ, thay vì để họ nghĩ từ 1 trang môi giới
- Họ muốn được người giỏi hơn họ tiếp cận họ.
Ví dụ Tech Lead tại 1 công ty, CTO tại 1 công ty gọi cho họ sẽ cảm thấy sung sướng và được trân trọng hơn rất nhiều lần, tỷ lệ họ muốn lắng nghe về công ty cùa bạn sẽ cao hơn. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề.
Sự trân trọng khiến họ phải tìm hiểu thêm về thông tin uy tín của công ty hay danh tiếng của người gọi cho họ. Khi đó niềm tin và sự hứng thứ vào cty, sản phẩm cty và người lãnh đạo làm việc cùng sẽ khiến họ gia tăng khả năng chọn lựa cty thành điểm đến sau đó của mình.
Lập trình viên thời buổi này không phải đi “xin” việc
Ở đây, chúng ta cần phải đập bỏ đi những quan niệm xưa cũ rằng như tôi là nhà tuyển dụng tôi là “bề trên”, điều này đã không còn đúng với ngành IT khi mà thị trường ngày càng khan hiếm các lập trình viên chất lượng. Các công ty lớn nhỏ đều ráo riết săn đón những tài năng lập trình, vậy thử hỏi nếu vẫn tư duy cách cũ thì lấy đâu ra người chịu ứng tuyển vào công ty của mình.
Hiểu đúng hơn, chúng ta không phải hạ mình nhưng ít nhất các nhà tuyển dụng cần có một sự kết nối giữa nhu cầu người tìm việc và nhà tuyển dụng. Không bên nào có vị thế cao hơn bên nào hết mà hai bên cần nhau.
Câu hỏi mang tính xây dựng mối quan hệ
Bạn có bao giờ nghĩ rằng mời job cũng giống như sale 1 món hàng vậy. Để người nghe hứng thú với một món hàng chưa có nhu cầu, thì bạn phải khơi gợi nhu cầu trước khi bán món hàng đó. Tiếp cận 1 ứng viên tiềm năng chưa có nhu cầu hoặc bạn chưa đoán biết được họ còn có nhu cầu hay không giống như bạn bán 1 cây lược cho 1 người chưa mọc tóc. Vậy vấn đề ở đây là làm sao để họ thấy món hàng đó cần thiết và phục vụ nhu cầu của họ? Phải đánh trúng được nhu cầu hay kỳ vọng của họ ở một môi trường làm việc và từ đó đưa ra “món hàng” của mình đến họ có chủ đích. Khơi gợi nhu cầu từ từ.
Thái độ kỳ vọng tích cực là dấu hiệu của tính cách vượt trội.
Kỳ vọng là một điều tốt, tuy nhiên nếu không biết đặt kỳ vọng của mình vào đúng chỗ nó sẽ làm tổn hại đến cả hai bên. Có thể do chúng ta đặt kỳ vọng quá cao ở cuộc gọi đầu tiên, rằng ứng viên sẽ yêu thích ngay công việc và gật đầu đồng ý. Bạn phải biết rằng, thực tế cho thấy 1 ngày ứng viên tiềm năng đó có thể tiếp nhận 5 cuộc điện thoại nhạt nhòa như cách bạn đã làm. Nên kỳ vọng cao sẽ dẫn đến sự thất vọng cao tương tự. Thay vì vậy, chia nhỏ kỳ vọng của bạn thành từng chặng cảm xúc thông qua 1 số lượng cuộc gọi nhất định. Và đặc biệt là phải tùy chỉnh theo từng trường hợp ứng viên.
Áp lực việc tuyển dụng nhanh gọn và thành công có thể khiến bạn luôn ngụp lặn trong deadline và những cuộc điện thoại xáo rỗng. Công ty mất tiền điện thoại, bạn mất thời gian gọi và ứng viên mất thời gian nghe máy nhưng lại chẳng đem lai kết quả nào.
Một ngày đẹp trời, Tèo nhận được 2 cuộc điện thoại:
Cuộc đầu tiên:
- Alo
- Chào anh, anh có phải là Tèo lập trình Java không?
- Đúng rồi bạn.
- Tèo có nhu cầu tìm việc Java Developer không?
- À không bạn nha.
- Ok vậy chào anh Tèo nha.
Cuộc thứ hai:
- Alo
- Chào em, em có phải là Tèo chuyên lập trình Java không?
- Đúng rồi ạ.
- Chào em, anh là CTO của công ty Top Tèo, anh được biết em đang code Java cũng 2-3 năm nay rồi. Dạo này công việc thế nào?
- Dạ chào anh. Dạo này công việc cũng ổn, lương ổn định, môi trường tốt, được học cái này cái kia.
- Ngoài Java thì em có đang tìm hiểu công nghệ nào mới không?
Theo bạn cuộc gọi nào sẽ gây ấn tượng với ứng viên tài năng nhiều hơn? Tất nhiên cuộc gọi thứ 2 rõ ràng hiệu quả hơn hẳn
Trong tình hình thị trường tuyển dụng ngày càng khốc liệt như hiện nay, số lượng người giỏi hạn chế, tìm được ứng viên vừa ý cho một vị trí là một điều không dễ dàng nhiều công ty thất bại ngay lúc gửi đề nghị nhận việc cho ứng viên. Chính vì vậy, hãy là một nhà tuyển dụng tinh tế. Và luôn nhớ rằng, màn dạo đầu tốt luôn là khởi đầu cho những thành công tốt đẹp nhất!
Nguồn: TopDev tổng hợp
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?