“Sống sót” qua những áp lực trong tuyển dụng IT – lập trình, có dễ không?

Phải chăng bạn từng nghe luyên thuyên trong những cuộc trò chuyện của người lớn, những cuộc thoại của đám bạn rằng ngành lập trình là một ngành dễ thở, công việc thì thú vị, không những ngồi máy lạnh mà lại còn được hưởng mức lương cao. 

Liệu lối nghĩ mặc định ấy có đúng không và sự thật thế nào? Bạn có biết rằng ngành IT cũng giống như những ngành khác, đều có hai mặt của nó, việc phải thu nạp một lượng kiến thức khủng, gặp đủ thứ áp lực khác nhau là những mặt tối mà chỉ được chính dân lập trình giấu nhẹm đằng sau bề nổi hào nhoáng kia mà thôi.

Hôm nay, TopDev sẽ bật mí cho các bạn vô vàn những áp lực xoay quanh ngành lập trình IT khi đã quyết định dấn thân theo đuổi nó. Tất nhiên, bài viết sẽ chia sẻ thêm những cách thức giúp thích ứng và sống sót khi những áp lực bủa vây.

Áp lực từ các mối quan hệ: Sếp và đồng nghiệp

Không phải ai xa lạ, áp lực lớn nhất mà bạn phải đối mặt chính là từ sếp của bạn. Điều này khá dễ hiểu vì sếp là người trực tiếp phân bổ các đầu công việc mà bạn phải thực hiện, quản lý đồng thời hỗ trợ bạn tự đánh giá hiệu suất làm việc của bản thân.

Nếu không may mắn gặp phải một người sếp khó tính, những áp lực bạn phải đối mặt có thể là gì? 

  • Task quá khó nằm ngoài năng lực chuyên môn 
  • Buộc làm thêm ngoài giờ để đảm bảo tiến độ công việc, kết quả cho ra hoàn hảo nhất có thể
  • Làm khó làm dễ nhân viên, đánh giá thấp việc xem xét tăng lương làm giảm cơ hội cho việc phát triển sự nghiệp

Chính vì thế, điều bạn cần làm trường hợp này là cho sếp một khoảng riêng, giao tiếp trao đổi ý kiến và quan trọng là nắm bắt tâm lý và thấu hiểu được sếp của bạn. Sếp của bạn có rất nhiều việc cần giải quyết và đôi khi việc bộc phát những cơn giận chỉ là cách thúc đẩy bạn và team làm việc hiệu quả hơn. Vì thế đừng giận và đừng áp lực về công việc. 

Ngoài ra, khi giao tiếp, bạn nên cẩn trọng với từng phát ngôn của mình. Nếu có những phát sinh hay các tồn đọng tạo ra nguy cơ dẫn đến sự tiêu cực, bạn đừng vội đi sâu vào vấn đề chuyên môn hay kỹ thuật. Thay vào đó, hãy khai thác những khía cạnh mà sếp quan tâm đồng thời cũng là cách giúp tiếp cận cơn giận từ sếp.

  Kỹ năng giao tiếp? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả?

ngành lập trình

  • Diễn tiến thực hiện dự án như thế nào?
  • Làm sao để cải thiện năng suất làm việc hiệu quả?
  • Sếp có lời khuyên nào cho em trong việc giải quyết vấn đề này không?

Việc thấu hiểu sếp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì nếu đối với một người sếp không tốt, lúc nào cũng kiếm chuyện với nhân viên thậm chí không tuân thủ các quy định thì việc bạn nhảy việc, bắt đầu sự nghiệp  tại một công ty khác là điều sớm muộn.

Đồng nghiệp là người sẽ tiếp xúc, làm việc với bạn nhiều hơn là sếp. Vì thế, những áp lục xảy ra có liên quan đến đồng nghiệp cũng khiến bạn đau đầu đó.

Bạn có thể sẽ gặp phải những người đồng nghiệp khoác lác về năng lực hoặc quá tự kiêu về bản thân có thể khiến bạn cảm thấy phiền phức. Khi làm việc nhóm đòi hỏi sự bàn luận về dự án và trình bày những ý kiến đóng góp, đồng nghiệp của bạn tỏ thái độ thiếu hợp tác; đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Hoặc khi chung team với những đồng nghiệp giỏi khiến bạn cảm thấy tự ti và thua kém về nhiều mặt.

“Mỗi người một vẻ” nên có đồng nghiệp này, đồng nghiệp khác. Ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví dụ một số người chưa thật sự giỏi về lập trình IT, nhưng bù lại họ có chí cầu tiến và khả năng tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng. Điều bạn cần nhớ và thực hiện là hãy học cái hay của những người đồng nghiệp giỏi.

Bộc lộ sự ngờ vực về chính bản thân

Có lẽ nỗi ám ảnh về chuyên đề nhập môn lập trình hay các bài giảng về thuật toán và cấu trúc dữ liệu có thể bạn sẽ không thể nào quên. Khoảng thời gian đầu đã trôi qua nhưng khi nhìn nhận lại, những rào cản ấy đã phần nào khiến bạn nhận ra sự không phù hợp với đặc thù ngành hoặc đơn giản khiến bạn nghi ngờ về khả năng và chính sự lựa chọn của bản thân mình. Sai ngành thật à? Tồn thời gian học làm chi vậy? Bao nhiêu câu hỏi sẽ được đặt ra và chúng dường như quay cuồng xung quanh bạn.

Thời học C++, nhiều bạn phải điên cuồng làm những bài tập, đôi khi không tha thiết mấy những vẫn cố mà cày nó. Vấn đề nằm ở chỗ việc bạn có nhìn nhận được hiện thực chung hay không thôi. 

ngành lập trình

Một lập trình viên không tự sinh ra được, cái gì cũng phải có quá trình khổ luyện. Tất nhiên trong quá trình ấy phải có sự cộng hưởng giữa nhiều yếu tố về năng lực, tiềm năng, sự cố gắng và cả sự may mắn. Vì vậy, khi gặp những khó khăn trong ngành học hay công việc, dù nó là gì thì nó cũng chỉ là một phần, một khía cạnh nhỏ trong cuộc sống này mà thôi. Điều bạn cần nhớ là đừng bao giờ nghĩ mình không có khả năng, mà đơn là mình cố gắng chưa đủ nhé.

Liệu bạn đã bắt kịp xu thế công nghệ? – Áp lực đặc thù của ngành IT

Công nghệ có nghĩa quan trọng vì nó không thể tách rời khỏi công việc của ngành lập trình. Chính mối quan hệ chặt chẽ ấy đã vô tình tạo ra áp lực đặc thù của ngành IT

Bạn thử nghĩ xem liệu những giải pháp xưa cũ có còn ứng dụng được vào bộ máy vận hành hoạt động của các tổ chức vừa áp dụng các mô hình công nghệ hiện đại? Nhiều yếu tố trong ngành IT như các công cụ công nghệ, thuật ngữ ngôn ngữ lập trình, framework,.. dường như mọi thứ đều được thay đổi.

Chính áp lực đó đã tạo nên cho dân IT một nỗi lo lớn. Họ rất sợ kiến thức của mình bị lạc hậu và khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm do thị trường đầy cạnh tranh và rủi ro bị đào thải nếu không đáp ứng được cầu. Những developer lâu năm chắc chắn thấm thía những áp lực này rồi.

  6 giải pháp công nghệ hữu ích cho phòng nhân sự của bạn

ngành lập trình

Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, dưới đây là những cách mình dùng để tránh những áp lực này. 

  • Tập trung nắm vững những kiến thức căn bản trước vì nó là cơ sở giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công nghệ
  • Trải nghiệm thực tế thông qua việc tham gia và thực hiện những dự án lớn nhỏ để áp dụng những kiến thức IT đã tích lũy
  • Đừng lo lắng quá nhiều về công nghệ. Hãy rèn luyện về tính tư duy độc lập và tư duy hệ thống để nắm bắt cơ chế đồng thời liên tục cập nhật những thông tin mới về ngành lập trình IT

Áp lực nảy sinh từ quá trình thực hiện công việc/dự án

Cuộc sống này không quá dễ dàng đối với chúng ta. Khi bạn có một người sếp hoàn hảo và những đồng nghiệp tuyệt vời thì bạn nghĩ chắc mình không cần phải lo nghĩ nhiều về những áp lực xoay các mối quan hệ. Tuy nhiên, đừng vội vui mừng vì vẫn còn tổn tại một loại áp lực mà dù bạn có muốn trốn tránh cũng không thể tránh được. Đó là áp lực nảy sinh từ quá trình thực hiện công việc hoặc dự án.

ngành lập trình

Nếu đối với dự án nhỏ, khối lượng công việc không quá nhiều nên bạn khá thảnh thơi. Tuy nhiên, với các dự án lớn đòi hỏi độ phức tạp cao, bạn sẽ khó thể chối từ lời mời “đồng hành” của người bạn mang tên áp lực. 

Dự án quá phức tạp, quá khó khăn khi code; team chịu trách nhiệm thực hiện dự án lại không đủ về nguồn lực và chuyên môn. Trong khi thời gian hoàn thành dự án quá gấp rút và vượt tầm kiểm soát khiến nhân lực phải thực hiện trong điều kiện chạy hết tố lực. Cảm giác khó chịu và tất nhiên việc phải OT (OverTime) “điên cuồng” là điều khó tránh khỏi.

Nếu cố gắng, bạn có thể thoát khỏi nó được không? Tất nhiên là được chứ, nhưng bạn phải buông bỏ suy nghĩ của việc trốn chạy, phải đối diện với áp lực vì đó là cách tốt nhất để “lật bài ngửa” giúp giảm thiểu những áp lực có thể diễn ra. Bạn có thể tham khảo một số cách thức làm bạn với những áp lực như sau:

  • Hãy thảo luận với các anh chị Leader hoặc quản lý dự án (Project Manager) xem có cách nào đàm phán với khách hàng (Clients) để kéo dài được deadline hay không?
  • Ngoài ra, việc chăm sóc sức khỏe là điều quan trọng để ứng phó với các áp lực. Ăn uống điều độ, ngủ không quá khuya, không cố gắng làm việc khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi.

Lời kết

Áp lực trong ngành IT dễ hay khó vượt qua là do bản thân bạn quyết định vì đơn giản không riêng gì ngành lập trình mà rất nhiều ngành/lĩnh vực đều tồn tại những áp lực. Điều quan trọng là bạn có biết nhận ra được áp lực, đối mặt và tìm cách vượt qua nó. Mong rằng với bài viết vừa rồi, các bạn sẽ có những hình dung cụ thể về những áp lực diễn ra trong thực tế của những người làm về IT.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm ngành cntt hàng đầu tại TopDev