“Sống chung” với sếp siêu nóng tính, bí kíp nào là khôn ngoan?

Cảm giác căng thẳng, mệt mỏi luôn ám ảnh bạn trong công việc khi có một người sếp cực kỳ nóng tính? Bạn sợ hãi, mất tập trung dẫn đến việc không kiểm soát được việc phân bổ và thực hiện đúng tiến độ công việc? Bị la mắng, bị phạt khi mắc những sai phạm nên bạn thường khó giữ bình tĩnh và phản ứng tiêu cực? 

Đó không phải là những suy nghĩ, cảm nhận riêng của riêng bạn, vì ai cũng phải đi làm mà. Điều quan trọng là bạn cần nhận ra được những “bẫy cảm xúc” đó, nhẫn nhịn một chút để có cách giải quyết tốt hơn. Với bài viết sau đây, TopDev sẽ bật mí với các bạn những bí kíp hữu ích, chắc chắn sẽ là những “vị cứu tinh” tuyệt vời dành cho bạn.

Nói không với lời “bào chữa”

Việc bạn phạm lỗi trong quá trình thực hiện công việc là điều khó tránh khỏi trong những giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, dù lỗi nhỏ hay lớn đều gây ra ảnh hưởng đến công việc chung nên bạn khó tránh khỏi việc sếp tức giận và có review không tích cực về bạn. 

sếp

Trong trường hợp này, bạn nên chịu trách nhiệm với những lỗi bạn đã gây ra và đưa ra giải pháp và cách xử lý ngay cho vấn đề hiện tại. Đừng cố viện cớ cho hoàn cảnh, do quên hay một lý do nào đó thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên nhớ thái độ quyết định tất cả, vì vậy đừng cố bào chữa một cách thiếu kiểm soát trong cảm xúc. Thay vào đó, hãy đưa ra một chiến lược rõ ràng về cách bạn khắc phục lỗi và cải thiện công việc tốt hơn. Cách hành xử ấy thể hiện bạn là một nhân viên tinh tế, thông minh và hướng đến mục tiêu phát triển chung cho tổ chức/doanh nghiệp.

Tìm nguyên nhân của cơn giận – Tìm đúng “bệnh” – dùng đúng “thuốc”

Khi bạn nhận ra sếp của bạn là một người rất “nóng tính” và thường bộc lộ sự nóng giận ngay khi nhân viên làm sai hoặc mắc lỗi, bạn nên để ý về những trường hợp cụ thể khiến sếp bạn như vậy. Việc này giúp bạn có thể biết được nguyên nhân nào khiến sếp bạn “bốc hỏa”. Từ đó, bạn nắm bắt được những thông tin giúp bạn tự điều chỉnh bản thân để tránh những cơn giận dữ từ sếp đồng thời tìm ra được những cách thức hiệu quả để giải quyết nguồn cơn giận.

  5 biểu hiện của nhân viên cần cân nhắc sa thải

sếp

Khi đã có một quá trình dài làm việc, bạn nên nhận ra được phong cách làm việc của sếp. Cách sếp làm việc, tương tác với bạn như thế nào, nhận xét và đánh giá bạn ra sao? Hãy khéo léo quan sát và so sánh điều này. 

Điều này giúp bạn nhận ra liệu mình có phải là người duy nhất “chịu đựng” nguồn cơn từ sếp hay không? 

Đây được gọi là khai thác đúng “bệnh” và dùng đúng “thuốc”. Ngoài ra, trong trường hợp nếu bạn không tự tin với những cách thức giải quyết của mình, back-up hiệu quả nhất là hãy đề xuất một cuộc trò chuyện riêng với sếp của bạn hoặc nhờ sự trợ giúp của bộ phận nhân sự.

Kiểm soát cảm xúc của bản thân và khôn ngoan khi “đối đáp” với sếp

Sự tức giận là một cảm xúc rất tiêu cực của con người. Và trong 7 loại cảm xúc, bẫy cảm xúc của sự tức giận có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất vì sự chi phối của nó đến suy nghĩ, nhận thức và hành vi của một cá nhân là vô hạn. Vì vậy, nếu bạn muốn “dập tắt” cơn giận của sếp thì trước hết, hãy lắng nghe cảm xúc và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. 

  Trí tuệ cảm xúc là gì và áp dụng như thế nào trong ngành Nhân sự

sếp

Việc dùng sự tức giận để đáp trả sự tức giận là một điều dại dột, thiếu khôn ngoan. Nó không những không giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn làm cho những mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn trở nên thờ ơ trước những cảm xúc của chính mình. Thay vào đó, hãy tự tìm những cách thiết thực để làm dịu cơn giận của chính bạn. Nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích, hít một hơi thật sâu để điều hòa nhịp thở, nghỉ giải lao để tạo sự thư giãn và suy nghĩ tích cực hơn… là những gợi ý tuyệt vời giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc của mình.

Vậy phải giải quyết thế nào trước cơn giận của sếp? Cách ứng biến khôn khéo nhất là đừng “cãi chày cãi cối” – đừng “vụng chèo khéo chống”. Hãy bình tĩnh và có một lựa chọn thông minh nhất khi đối diện với cơn giận của sếp. 

Trong quá trình làm việc, những mâu thuẫn và bất đồng quan điểm giữa bạn và sếp là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí nó còn rất cần thiết trong những trường hợp cần thảo luận, xem xét để đi đến một quyết định chung. Bạn hãy giữ thái độ ôn hòa, cư xử đúng mực để cuộc “đối đầu” không quá căng thẳng. Bạn chấp nhận mình sai với những phát ngôn có đôi chút tự trách móc mình không phải thể hiện bạn giả tạo hay lấy lòng sếp, mà đó là cách bạn xử lý những phát sinh tiêu cực. 

Cái bạn hướng đến thật sự là làm thế nào để tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề, giải quyết các sai phạm còn tồn đọng trong quá trình thực hiện công việc. Vì thế, bạn hãy ưu tiên lợi ích công việc lên hàng đầu, tránh để những cảm xúc lấn át tâm trí của bạn và cả sếp. 

Nhận thức được bản thân và thực hiện tốt công việc được giao

Chiến lược tuyệt vời nhất để “từ chối” sự nóng giận của sếp chính là thực hiện tốt vai trò của mình. Và dù bạn làm công việc gì, bạn cũng nên nắm rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn trong các công việc, hoạt động được giao. Điều này giúp bạn xác định được các vấn đề có thể xảy ra mâu thuẫn với sếp hoặc có thể bị sếp la mắng. Từ đó, tìm ra giải pháp để cải thiện nó trong tương lai.

sếp

Khi cố gắng hoàn thành tốt các công việc của mình cũng có nghĩa bạn đang “loại trừ” đi những lý do có thể khiến bạn bị sếp la mắng. Hãy cho sếp thấy, dù sếp không thích bạn nhưng vẫn không có lý do trách cứ bạn. Một điều quan trọng cần nhớ là bạn cũng có thể sử dụng hiệu suất làm việc của mình như một phương tiện bảo vệ chính bản khỏi sự giận dữ từ sếp của bạn. 

Lời kết

“Sống chung” với sếp khó tính thật là một vấn đề khiến chúng ta đau đầu đúng không nào. Song, việc có thể tìm ra những nguồn gốc phát sinh ra cơn giận dữ hay những giải pháp thiết thực là do chính bạn nhận biết và lên kế hoạch thực hiện. Mong rằng với những chia sẻ gần gũi của TopDev, các bạn sẽ có cho mình những cách thức phù hợp để xoa dịu cơn giận của một người sếp khó tính đồng thời giúp bạn thấu hiểu sếp của mình hơn, tạo ra một môi trường làm việc thật sự hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev