Những lý do làm kìm hãm sự thăng tiến của bạn
Thăng tiến trong sự nghiệp là mong muốn chung của bất kỳ nhân viên nào. Dù xuất phát điểm với các vị trí khác nhau, song sự thăng tiến được xem là đích đến đáng mong đợi trong hành trình nghề nghiệp. Tuy nhiên, để có thể phát triển, bạn cần quan tâm đến rất nhiều khía cạnh: sự nỗ lực, không ngừng tự học hỏi – rèn luyện. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc với từng hành động phản ánh sự cố gắng và hoàn thiện của mình. Với bài viết sau, TopDev sẽ chỉ ra những lầm tưởng về thực tế đang kìm hãm đến sự thăng tiến của bạn.
Thành tích tốt nhất quyết định sự thăng tiến?
Để có được sự thăng tiến, bạn cần chứng minh mình là người đủ năng lực. Điều đó thể hiện qua những kết quả cụ thể. Đôi khi, cần có các số liệu để xác minh. Từ những biểu hiện từ kết quả, bạn sẽ được đánh giá năng lực theo các mức độ khác nhau.
Để phát triển, kết quả của bạn phải thật xuất sắc, vượt xa những mong đợi từ tổ chức. Vô tình điều này đã tạo ra một mặc định rằng kết quả công việc là yếu tố duy nhất để đạt được sự thăng tiến. Thế nhưng, đó là một lầm tưởng lớn. Nhiều cá nhân họ làm việc như một con thiêu thân thân không biết mệt mỏi. Cuối cùng, họ lại rơi vào tuyệt vọng khi cơ hội thăng tiến này không dành cho họ.
Thực tế cho thấy, kết quả công việc không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thăng tiến. Câu chuyện đánh giá và phát triển nhân viên luôn có những thay đổi. Một nhân viên có nhiều điều kiện hơn để thể hiện năng lực của mình. Tổ chức sẽ đánh giá một cách toàn diện hơn về năng lực nhân viên thông qua các tiêu chí: hiệu suất làm việc; kỹ năng lãnh đạo, teamwork; tiềm năng phát triển,…Ngoài kết quả, bạn hãy thể hiện mình là một nhân viên chỉn chu, luôn biết lắng nghe và chịu học hỏi. Đặc biệt hơn, thái độ đối với công việc là điều rất quan trọng. Từ những cân nhắc cụ thể, bạn sẽ có cách thiết lập chiến lược phát triển phù hợp cho riêng mình.
Khi được sếp quý mến, bạn sẽ thăng tiến nhanh hơn
Nếu được sếp quan tâm và theo dõi, đưa ra những góp ý thẳng thắn để hoàn thiện thì đó là một điểm tốt. Không bàn đến những khía cạnh khác ngoài vấn đề năng lực chuyên môn, bạn chắc chắn là nhân viên mà sếp có nhiều kỳ vọng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có sự chắc chắn nào cho một sự thăng tiến. Bạn nên nhớ, sự thăng tiến không chỉ hoàn toàn dựa vào sếp. Đó còn mà đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể từ nhiều trưởng các bộ phận, phòng ban khác nhau.
Xem thêm: Để thăng tiến, cần phải có chiến lược!
Để có được sự thăng tiến, bạn cần nhận được sự ủng hộ từ mọi người, sự công nhận về thực lực từ tổ chức. Vì thế, thay vì cứ quá tập trung vào việc làm hài lòng sếp, hãy làm việc một cách chuyên nghiệp.
Hãy quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp nhiều hơn. Bạn có thể đóng góp ý kiến trong các cuộc họp để gia tăng sự tương tác. Dù bạn là đàn em trong doanh nghiệp, hãy thực hiện việc đó với một tinh thần ham học hỏi. Đừng đi xa khỏi những giới hạn cho phép đồng thời tuân thủ các quy tắc xử sự chung. Bạn không cần phân tích quan điểm như một chuyên gia nhưng đòi hỏi bạn phải đặt cái tâm của mình vào. Hãy nhớ rằng, phải biết cách thể hiện mình. Hãy thể hiện mình như khiến mình trở nên vô hình khi luôn thụ động. Tập cách mở lòng để có thể tạo ra những cơ hội mới cho chính bản thân.
Sở hữu kỹ năng về công nghệ, chắc chắn sẽ thăng tiến!
Ngoài ngoại ngữ, sự am hiểu về công nghệ được xem là lợi thế lớn trong cuộc chiến nghề nghiệp. Và không khó để bạn đến gần hơn với sự thăng tiến. Tuy vậy, bạn không nên đánh giá một cách chủ quan, thiếu sự nhìn nhận bao quát như vậy.
Liệu bạn có tự đánh giá được mức độ thể hiện các kỹ năng công nghệ của mình hay chưa? Có phải chăng bạn đang quá tự tin chăng? Đó là những câu trả lời bạn cần phải thắc mắc.
Không thể phủ nhận các kỹ năng công nghệ sẽ giúp bạn nổi bật hơn. Song, ngày nay khi thị trường lao động phát triển, công nghệ gần như trở thành một yêu cầu bắt buộc. Dường như chúng không thể đủ sức nặng để giúp bạn tiến xa hơn. Trong khi đó, sự sáng tạo; năng lực chuyên môn, khả năng kết nối cũng là những điều bạn nên rèn luyện. Đây hầu như lại là những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra giá trị của bạn.
Hãy lập kế hoạch cân bằng trong mọi kỹ năng. Có thế, con đường thăng tiến sẽ rộng mở với bạn.
Suy nghĩ áp định: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Có thể nói, ngoại hình sáng không phải điều kiện tiên quyết để bạn được thăng tiến. Nhưng phải thừa nhận việc có một ngoại hình tốt sẽ giúp bạn dễ đạt được thành công, đặc biệt là các công việc trong môi trường nghệ thuật, giao tiếp cộng đồng,…
Xã hội hiện đại, việc chăm chút cho ngoại hình là một việc cần làm. Tuy nhiên, vẫn phải trong một chuẩn mực cho phép. Đồng thời, phù hợp với công việc, văn hóa của công ty. Cái quan trọng là bạn đừng đánh giá thấp vai trò của ngoại hình. Nếu chuyên môn tốt đi với một ngoại hình thích hợp, bạn sẽ có cho mình sự tự tin. Dù muốn hay không, bạn cần đảm bảo rằng vẻ ngoài của mình luôn được chăm sóc.
Đừng bao giờ vô tâm với ngoại hình của mình. Khi bạn có một ngoại hình thu hút, tài năng của bạn sẽ được tỏa sáng hơn.
Lời kết
Có rất nhiều lý do có thể khiến bạn bị chậm lại. Quan trọng là bạn có nhận ra được những lý do tạo ra rào cản ngăn bước mình đến với sự thăng tiến hay không? Hãy xác định rõ chúng; thay đổi suy nghĩ và bắt đầu hoàn thiện những thiếu sót. TopDev tin rằng nếu bạn có khả năng, thái độ và sự cố gắng, thành công sẽ đến với bạn nhanh thôi.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại cộng ty
- Thế nào là nghệ thuật giao việc của người quản lý?
- Làm thế nào để giải quyết bất đồng ý kiến nơi công sở?
Xem thêm Tìm việc làm cho it trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?