Nhân sự nên làm gì giữa tâm bão Coronavirus
Ngày 11.3 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố căn bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do chủng mới của vi-rút corona gây ra là “đại dịch toàn cầu”. Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã lan nhanh tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 180.000 ca.
Trong vài tuần trở lại đây, các công ty đã gặp phải những khó khăn lớn về việc kiểm soát và đề ra phương án bảo vệ nhân viên mình ở cả trong và ngoài nước. Vậy trong bối cảnh nguồn nhân lực đang bị ảnh hưởng như hiện tại, điều gì cần phải lưu ý? Bài viết sau đây sẽ giải đáp một số thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng nói riêng và giới nhân sự nói chung.
Vi rút corona là gì?
Những cái tên được giới chuyên môn về y tế kể ra như:
- Chủng virus mới 2019
- Covid-19
- 2019-nCoV
Đây là chủng mới của coronavirus được xác định ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus nCoV, hay còn gọi là coronavirus, một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Đây là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Cùng với nCoV, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại Hoa Kỳ, nguồn gốc của chủng đặc biệt này vẫn chưa được phát hiện và vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa virus này.
Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Người làm Nhân sự và những hành động cấp thiết
Cho đến khi tìm được vắc-xin hay những phác đồ điều trị, ức chế được sự phát triển của virus, các công ty nên có biện pháp trấn an tinh thần nhân viên. Tránh tạo ra những nguồn thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên.
Một số điều cần làm để chúng ta có thể ngăn chặn coronavirus lây lan như: các nhân viên hạn chế việc chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn bằng tay khi chưa vệ sinh sạch sẽ. Nếu có bất kỳ triệu chứng như ho, sốt, khó thở, đau nhức, cơ thể mệt mỏi, ngay lập thức phải báo cáo để làm công tác kiểm tra, giám định. tiêu đề tuyển dụng
Để đảm bảo cho sức khỏe của toàn thể nhân viên, công ty cần có những kế hoạch phòng chống cụ thể. Chẳng hạn như đề xuất việc làm việc tại nhà, làm việc từ xa thay vì phải lên công ty. Trường hợp nếu vẫn còn nhiều vấn đề công việc quan trọng và cần phải theo dõi tiến độ chặt chẽ, nên có giải pháp làm việc luân phiên nhau để kịp thời cập nhật tình hình công việc.
Các nhân viên nên hạn chế nói chuyện trừ những trường hợp khẩn cấp. Công ty cần hỗ trợ nhân viên những vật dụng cần thiết như nước rửa tay, khẩu trang,.. hoặc thông tin về những lưu ý cho nhân viên để công tác phòng dịch tốt hơn.
Không phân biệt đối xử
Trước tình hình dịch bệnh ngày một chuyển biến phức tạp, nhiều kế hoạch của các công ty vẫn phải thực hiện và việc gặp gỡ trao đổi các đối tác vẫn diễn ra.
Theo trang thông tin SHRM, vì đây là giai đoạn nhạy cảm nên có thể làm gia tăng sự phân biệt đối xử giữa nhân viên với các đối tác nước ngoài, thậm chí là giữa sếp với nhân viên của mình.
Các nhà quản lý, lãnh đạo nhân sự cần đối xử với những nhân viên của mình một cách công bằng và bình đẳng dù cho họ có dấu hiệu nhiễm bệnh hay là không. Đây là thời điểm mọi người cần ra sức chung tay bảo vệ cho bản thân và toàn tập thể thay vì có những thái độ dè bỉu, lo lắng và bất an với chính những đồng nghiệp xung quanh.
Chú trọng đến chính sách ốm đau cho nhân viên
Nhiều nhân viên tỏ ra sợ hãi và xem đó là cớ để thoát khỏi môi trường làm việc. Vì thế, nhà quản lý nhân sự cần nắm rõ xu hướng tâm lý, cảm xúc của nhân viên mình để có những động thái giải quyết phù hợp.
Trừ những trường hợp thật sự có những dấu hiệu về sức khỏe có liên quan đến dịch bệnh, thì mọi công tác nhân sự vẫn tiếp diễn như bình thường. Đây cũng được xem là thời điểm tốt để người quản lý nhắc nhở các nhân viên mình về các chính sách ốm đau và vắng mặt của công ty.
Thông báo về việc lưu trú
Một số nhà quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cấp cao có quyền truy cập, giám sát và thông tin cho các nhân viên của mình về dịch bệnh.
Chẳng hạn, Tổ chức Y tế Thế giới, công bố các báo cáo hàng ngày về coronavirus đồng thời cung cấp một bản tóm tắt thông tin tình hình về các triệu chứng, giải pháp chăm sóc, phòng ngừa và điều trị.
Lúc này, HR có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và triển khai thực hiện các kế hoạch đối phó với dịch bệnh đến với nhân viên; bảo vệ nhân viên và đảm bảo rằng họ luôn được theo dõi tốt về tình trạng sức khỏe, thông tin chính xác về diễn biến dịch bệnh. Đây là biểu hiện rõ nhất minh chứng vai trò của việc quản trị nhân sự trong các tình huống cấp thiết nhất.
Chúng ta không biết được những gì sẽ xảy đến tiếp theo. Tuy vậy, việc cần làm lúc này là các nhà quản trị nhân sự và các nhân viên cần đồng hành cùng nhau để ứng phó với những vấn đề như: bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh hay việc sẵn sàng giải quyết những khó khăn mà ngành Nhân sự đang phải đối mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 Công cụ tuyển dụng tuyệt vời cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- STAR – Bí quyết chinh phục mọi mục tiêu phỏng vấn
- Q&A HR – Giải đáp những thắc mắc về nghề Nhân sự
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?