Nên dành bao nhiêu thời gian để tìm kiếm 1 công việc phù hợp
Các nhà cố vấn nghề nghiệp thường được hỏi rằng người đang tìm việc cần dành ra khoảng bao nhiêu thời gian mỗi ngày để tìm được một công việc thích hợp. Việc này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh sống và mục tiêu của bạn trong công việc, nhưng dưới đây là một bản kế hoạch mà bạn có thể sử dụng để tham khảo và quyết định lượng thời gian bạn nên dành ra để tìm kiếm một công việc.
Có một ranh giới rất nhỏ giữa việc dành không đủ thời gian và dành quá nhiều thời gian để tìm việc dẫn tới bị căng thẳng.
Nếu bạn không dành đủ thời gian, bạn sẽ không có được khởi đầu thuận lợi.
Còn nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho nó, có thể bạn sẽ bị kiệt sức.
Bao nhiêu thời gian là đủ để tìm kiếm một công việc?
Ai cũng có thể mạnh miệng hô hào: Phải dành toàn bộ thời gian trong ngày để tìm việc, tuy nhiên trên thực tế bỏ ra 40 giờ mỗi tuần cho hoạt động này là một việc vượt ngoài khả năng xử lý của mỗi người.
Một mục tiêu hợp lí hơn là 25 giờ mỗi tuần, đối với những người không làm việc như một nhân viên thời vụ hoặc thực tập. Còn đối với những người làm ở vị trí đó, 15 giờ mỗi tuần là một sự phân bổ thời gian hợp lí.
Làm thế nào để phân chia khoảng thời gian của bạn
Bạn có thể phân chia 25 giờ tìm kiếm việc làm thành một bảng như sau:
- 5 giờ mỗi tuần bạn nên dành cho việc sáng tạo và chỉnh sửa các tài liệu dùng để liên lạc khi tìm kiếm công việc, bao gồm: sơ yếu lí lịch, thư xin việc, thư theo dõi và email.
- 3 giờ mỗi tuần bạn nên dành cho việc tìm kiếm và gửi hồ sơ tới những công việc được đăng trên các nguồn trực tuyến bao gồm các trang web việc làm và trang web về nhà tuyển dụng.
- 3 giờ mỗi tuần bạn nên dành để xem xét vị trí của các đơn vị bạn nhắm đến trong ngành, và mức độ yêu thích của bạn đối với nó để đạt được các yêu cầu về triển vọng của công việc. Thời gian này sẽ bao gồm việc hoàn thành nốt bản sơ yếu lí lịch trực tuyến và nhập hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của nhà tuyển dụng.
- 3 giờ mỗi tuần để tham gia vào các cuộc phỏng vấn. Việc tham dự các hội chợ việc làm cũng nằm trong khoảng thời gian này. Khoảng thời gian này có thể sẽ kéo dài rất nhiều từ tuần này sang tuần khác, phụ thuộc vào số lượng cuộc phỏng vấn mà bạn nhận được.
- 11 giờ mỗi tuần được dành cho các hoạt động trên mạng khác.
“Lợi dụng” tối đa các mối quan hệ để tìm kiếm công việc
Vì mạng lưới quan hệ rõ ràng là chiến lược hiệu quả nhất nhưng lại thường ít nhận được sự hiểu biết nhất đối với hầu hết những người kiếm việc, cho nên cần chứng minh rằng các hoạt động ấy luôn đem lại lợi ích.
Dưới đây là một ví dụ về hoạt động mạng lưới, để bạn có thể xem xét cho vào lịch trình tìm kiếm việc làm hàng tuần của mình.
- Phỏng vấn thông tin: Hỏi phòng công tác ở trường đại học của bạn hoặc văn phòng cựu sinh viên về danh sách các cựu sinh viên làm việc cho các công ty, xí nghiệp hoặc trong các lĩnh vực và ví trí mà bạn ưa thích. Tiếp cận càng nhiều cựu sinh viên càng tốt và cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn thông tin để tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực họ đang làm cũng như nhận được lời khuyên cho quá trình tìm việc của bạn.
- Job Shadowing (là Dự khán công việc, một trong những cách đào tạo nhân viên bằng cách quan sát và học theo): Nếu bạn có một mối quan hệ “tâm đầu ý hợp” với bất kì một cựu sinh viên nào, hãy hỏi họ xem liệu bạn có thể “bám chân” họ cả một ngày hoặc thậm chí hai ngày khi họ đang làm việc để có được thêm những hiểu biết cụ thể về công việc của họ không.
- Sự kiện mạng lưới mà bạn tham gia: Hãy tìm hiểu sự nghiệp của chính bạn cũng như của văn phòng cựu sinh viên về bất kì sự kiện mạng lưới hay sự kiện xã hội nào trong lĩnh vực và vị trí mà bạn yêu thích như là một cách để tiếp cận thêm với các cựu sinh viên.
- Sử dụng Linkedln: Tạo và nâng cấp một hồ sơ Linkedln và tham gia vào các nhóm của trường đại học của bạn cũng như các nhóm về các lĩnh vực nghề nghiệp bạn yêu thích. Liên hệ với các thành viên trong nhóm để được tư vấn và tạo thêm các cuộc tham vấn thông tin.
- Sử dụng mạng lưới mối quan hệ cá nhân của bạn: gợi ý sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè. Tạo “thông tin quảng cáo” về bản thân trong đó có hình ảnh mới nhất kèm theo kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, thông qua các thành viên trong gia đình và bạn bè xem họ có “mối” nào phù hợp với sở thích của bạn hay có gợi ý/lời khuyên nào theo mong muốn tìm việc của bạn không. Và nói rằng bạn sẽ liên hệ với các địa chỉ liên lạc mà họ đã để lại để sắp xếp một cuộc phỏng vấn thông tin. Hãy gửi email và “thông tin quảng cáo cho tất cả mọi người trong danh sách để bạn có thể mở rộng mối quan hệ với những người bạn của họ.
- Hỏi bạn bè của bạn: Xem lại tất cả danh sách bạn bè trên Facebook và tiếp cận với bất kì ai đang làm việc cho một công ty hoặc một ngành nào đó thú vị. Hỏi xem bạn có thể đến thăm công ty của họ và có một buổi phỏng vấn thông tin nhỏ không, và liệu họ có thể giới thiệu bạn với những người đồng nghiệp có tầm ảnh hưởng đến vòng phỏng vấn không.
- Kiếm được thêm một số tiền và có thêm những mối quan hệ mới: Nếu bạn cần làm việc để kiếm thêm thu nhập trong khi đang tìm kiếm một công việc chính thì hãy xem xét các vị trí cho bạn cơ hội giao tiếp với cộng đồng nhiều hơn như là nhân viên khách sạn hoặc phục vụ quầy bar.
Khi bạn cung cấp một dịch vụ tuyệt vời và phát triển được mối quan hệ với khách hàng, hãy cho họ biết thêm về mong muốn lớn nhất của bạn một cách bình thường (không tỏ ra quá tham vọng). Bạn có thể ngạc nhiên với số thẻ kinh doanh và thư giới thiệu mà bạn sẽ nhận được đấy.
Ngay cả với một danh sách dài các việc cần làm khi đi tìm một công việc tiềm năng, bạn sẽ vẫn có nhiều thời gian để vui chơi và giao lưu, 25 giờ chỉ chiếm 22% số giờ tỉnh táo của bạn. Một cuộc sống cân bằng sẽ giúp bạn duy trì được năng lượng cần thiết cho một chiến dịch tìm việc làm phù hợp.
Nguồn: Applancer Careers via career.vn
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?