Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Tuyển Dụng Và Cách Cải Thiện
Trao đổi thông tin được xem là hiệu quả khi hai bên có thể hiểu rõ những vấn đề được chia sẻ và có thể tương tác với nhau một cách thoải mái. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ biết cách giao tiếp hai chiều và giúp buổi nói chuyện phát triển với nhiều nội dung hấp dẫn. Do đó, không khó hiểu khi đây được đánh giá là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng và được chú ý trong quá trình tuyển dụng. Vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng? Không chỉ ở phía của ứng viên mà với các nhà tuyển dụng, đây cũng là khả năng quan trọng để thúc đẩy một buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thành công.
Kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng quan trọng như thế nào?
Kỹ năng giao tiếp từ lâu đã được xem là một kỹ năng quan trọng trong cả công việc lẫn cuộc sống đời thường. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện thông qua việc bạn có thể truyền đạt thông tin đến người khác một cách dễ hiểu cũng như nắm được những thông tin mà người khác cung cấp.
Kỹ năng giao tiếp không chỉ được đánh giá thông qua cách nói chuyện mà còn được thể hiện thông qua nhiều kỹ năng liên quan như kỹ năng thuyết trình, khả năng đặt câu hỏi đúng trọng tâm vấn đề hay hiểu những thông tin đối phương đang nói và điều chỉnh cuộc nói chuyện theo đúng hướng,…
Thực tế ngày nay cho thấy không phải ai cũng có khả năng giao tiếp tốt, nhất là với những ứng viên trẻ, mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Do đó, kỹ năng giao tiếp của ứng viên trong quá trình phỏng vấn được các nhà tuyển dụng rất quan tâm và đề cao.
Ngược lại, từ phía nhà tuyển dụng, nếu biết cách giao tiếp tốt cũng có thể khơi gợi cho ứng viên cách nói chuyện và trao đổi nhiều thông tin hữu ích, giúp hai bên có sự thấu hiểu về cách làm việc cũng như bản chất môi trường công ty chẳng hạn.
Nhận biết một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt
Có thể đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên thông qua những tiêu chí cơ bản dưới đây.
Trao đổi thông tin một cách dễ hiểu và logic
Thông thường khi ứng tuyển vào một cách công ty, bạn sẽ chỉ có thể tương tác với nhà tuyển dụng thông qua CV và quá trình phỏng vấn. Do đó, hãy tận dụng tối đa cơ hội được nói chuyện trực tiếp với người phỏng vấn để thể hiện những gì mình có với họ.
Bạn nên có sự chuẩn bị sẵn sàng về những gì mình sẽ chia sẻ trong buổi phỏng vấn, tìm hiểu trước về văn hóa công ty cũng như những công việc mình sẽ làm nếu được nhận vào công ty. Có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn nói đúng trọng tâm vấn đề, dễ hiểu và chắc chắn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Chia sẻ vừa đủ về bản thân
Phỏng vấn là cơ hội để bạn tự PR về bản thân với nhà tuyển dụng, về những gì bạn đã làm được và có thể cống hiến cho công ty trong tương lai. Điều đó rất tốt, tuy nhiên, cần biết điểm dừng và chia sẻ vừa đủ về bản thân với nhà tuyển dụng. Một người có khả năng giao tiếp khôn khéo sẽ không bao giờ nói quá nhiều về bản thân hay tâng bốc chuyên môn của mình một cách quá đà.
Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ đánh giá ứng viên không chỉ qua chuyên môn mà còn qua kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng. Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng một ứng viên “nói ít làm nhiều” đa phần là những người có năng lực và có chính kiến riêng. Họ luôn nỗ lực để đưa những sản phẩm tốt, những dự án tốt thay vì nói rất nhiều nhưng không chú tâm đến công việc.
Biết cách lắng nghe và tương tác với nhà tuyển dụng
Trong quá trình phỏng vấn, việc bỏ thời gian để lắng nghe những gì nhà tuyển dụng chia sẻ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và thể hiện được tinh thần cầu thị với đối phương hơn. Việc bạn chú tâm đến những gì nhà tuyển dụng chia sẻ giúp họ cảm thấy rằng bạn đang thật sự quan tâm đến thông tin mà họ cung cấp cũng như quan tâm đến môi trường làm việc tại công ty.
Một ứng viên có kỹ năng giao tiếp là người không chỉ trao đổi thông tin một cách dễ hiểu mà còn biết lúc nào nên dừng lại và lắng nghe. Dựa trên những gì được chia sẻ, ứng viên nên đặt ra những câu hỏi hay vấn đề có liên quan để tiếp tục phát triển buổi nói chuyện thay vì chỉ chú tâm vào những gì mình muốn nói. Việc lắng nghe đúng cách cũng thể hiện được tính cách và thái độ làm việc của bạn như cách mà bạn chia sẻ thông tin với nhà tuyển dụng.
Xem thêm Nguyên tắc 7C – Checklist hoàn hảo cho cuộc giao tiếp hiệu quả
Thể hiện ngôn ngữ hình thể trong quá trình phỏng vấn
Nhắc đến kỹ năng giao tiếp mà bỏ qua việc thể hiện ngôn ngữ hình thể chắc chắn sẽ là một thiếu sót. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa từng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, giọng nói với những thông tin mà bạn đang chia sẻ. Quan trọng là việc chia sẻ thông tin kết hợp với ngôn ngữ hình thể cần được thể hiện đúng chừng mực và biết cách tiết chế đúng lúc. Đừng quá sa đà vào những cử chỉ tay chân vì sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu.
Một vấn đề quan trọng khác của ngôn ngữ hình thể là hãy mỉm cười. Mỉm cười nhẹ nhàng khi chào hỏi và trong suốt quá trình nói chuyện sẽ giúp buổi phỏng vấn trở nên thân thiện và tạo bầu không khí cởi mở hơn. Đừng bao giờ tiết kiệm nụ cười, nhất là trong những cuộc trò chuyện có tính chất quan trọng như thế này, vì nó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Kỹ năng giao tiếp có quan trọng với nhà tuyển dụng?
Với ứng viên, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ đạt được những mục tiêu quan trọng và được đánh giá cao hơn trong những buổi phỏng vấn. Và đối với nhà tuyển dụng, nắm chắc được kỹ năng giao tiếp cũng quan trọng không kém vì sẽ giúp người phỏng vấn khai thác được tối đa thông tin từ ứng viên.
Kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng của nhà tuyển dụng được thể hiện khá đa dạng và có sự phối hợp giữa nhiều hình thức khác nhau. Để làm được điều này, nhân sự phỏng vấn nên có sự nghiên cứu kỹ càng về CV của ứng viên để nắm được sơ bộ những ưu, khuyết điểm của họ và biết cách khai thác câu hỏi hợp lí hơn. Trong quá trình phỏng vấn, việc ghi chú lại những thông tin quan trọng là rất cần thiết cho quá trình đánh giá sau này.
Bên cạnh đó, một người phỏng vấn chuyên nghiệp cũng sẽ biết cách nói chuyện để tạo bầu không khí thân thiện và khơi gợi cho ứng viên chia sẻ thông tin tốt hơn. Một buổi trao đổi thoải mái và dễ chịu chắc chắn sẽ giúp cho cả hai bên cảm thấy vui vẻ và sẵn lòng chia sẻ mọi khúc mắc nếu có.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp là quá trình rèn luyện lâu dài
Kỹ năng giao tiếp quan trọng như vậy nên dù là ai cũng nên luyện tập và trau dồi khả năng này cho bản thân. Đây là kỹ năng mềm được kết hợp với nhiều yếu tố khác như vốn hiểu biết sâu rộng, khả năng sáng tạo cũng như linh hoạt trong mọi tình huống. Do đó, đừng vội vàng mà hãy kiên nhẫn luyện tập khả năng nói chuyện cho bản thân. Nhất là với những ứng viên đang còn e dè và luôn cảm thấy thiếu tự tin trong những buổi phỏng vấn, việc luyện tập chắc chắn là cần thiết.
Xem thêm 5 phát ngôn cần tránh khi giao tiếp với người lãnh đạo của bạn
Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách:
- Đứng trước gương và thực hành nói bằng cách tự trả lời những câu hỏi phỏng vấn cơ bản. Việc làm này sẽ giúp tạo sự tự tin và bạn có thể kiểm tra được mọi thông tin thông qua quá trình lặp lại nhiều lần.
- Thực hành phỏng vấn với người khác cũng được xem là giải pháp rất có hiệu quả. Vì nó tạo không khí như một buổi phỏng vấn thật sự khi có người tương tác với bạn. Tốt nhất hãy tìm một người có khả năng đánh giá và nhận xét về những gì bạn chia sẻ để tìm ra câu trả lời tốt nhất cho mình.
- Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt tự tin cùng nụ cười thân thiện chắc chắn sẽ khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn hẳn.
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng sẽ giúp bạn không chỉ thành công trong công việc mà còn cả cuộc sống. Hãy luyện tập và trau dồi thêm cho bản thân để tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh bạn nhé. Đón đọc thêm những bài viết khác cùng TopDev để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn cả trong lĩnh vực nhân sự và công nghệ thông tin đầy hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn hóa giao tiếp qua Email – Thế nào là chuyên nghiệp?
- Kỹ năng giao tiếp? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả?
- Giao tiếp giữa Tester và Dev
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?