Kỹ năng giao tiếp? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả?
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại. Dù là một sai lầm nhỏ cũng dễ làm bạn bị mất điểm. Đồng thời, khi có sự tương tác tốt sẽ là lợi thế lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp ngày nay được hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vì vậy, bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng giúp bạn chính phục các nhà tuyển dụng khó tính.
Vậy thế nào là kỹ năng giao tiếp? Nó có những khía cạnh nào nổi bật? Đâu sẽ là những nhân tố trực tiếp cảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng này? Những chia sẻ TopDev dưới bài viết sau đây sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình một cách hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông điệp, các tín hiệu có cơ sở, lắng nghe; gửi đi và nhận lại các phản hồi là các thông tin được tri nhận thông qua nền tảng kiến thức riêng của mỗi người.
Quá trình này mô tả sự trao đổi thông tin qua lại giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ với định hướng mang lại một mục đích giao tiếp nhất định.
Có rất nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến cách thức và hiệu quả giao tiếp. Đó có thể là yếu tố tâm lý, những rối loạn về xúc cảm, sự mất bình tĩnh, ngôn từ, các âm thanh nhiễu xung quanh môi trường giao tiếp,… Do vậy, có thể nói kỹ năng giao tiếp có mối liên hệ mật thiết với năng lực nghe-nói, năng lực tiếp nhận; đánh giá phản hồi và cả các khía cạnh cảm xúc cũa người giao tiếp lẫn người tiếp nhận giao tiếp.
Nếu xét dưới góc độ hình thức giao tiếp thì sẽ rất đa dạng. Ví dụ như giao tiếp thông qua ngôn ngữ – lời nói, giao tiếp qua ngôn ngữ viết, giao tiếp qua ánh mắt hay ngôn ngữ hình thể,… Mỗi hình thức giao tiếp được sử dụng ứng với từng đối tượng giao tiếp phù hợp.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm cực quan trọng trong thời kỳ phát triển mới
Và có lẽ hiện tại, giao tiếp không gì đơn giản là nói và lắng nghe. Mà nó là cả một nghệ thuật. Bởi lẽ, nó được thiết lập trên nền tảng những quy tắc, nghệ thuật và phong cách ứng xử, cách sự dụng ngôn từ và giọng điệu, cách ứng phó và trình bày kết hợp các quan điểm, ý kiến, góc nhìn,…
Rất nhiều thứ làm nên kỹ năng giao tiếp. Và để phát triển kỹ năng giao tiếp, không còn cách nào khác chính là rèn luyện và trau dồi các kinh nghiệm thông qua trải nghiệm giao tiếp thực tế.
Bạn phải thực sự hiểu rằng giao tiếp là một mắc xích quan trọng giúp xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Hãy dành thời gian để học hỏi, tăng cường tập luyện để kỹ năng của bạn ngày càng được hoàn thiện. Từ đó, kết quả tương tác và giá trị giao tiếp bạn nhận lại sẽ thật sự có ích.
1. Giao tiếp thúc đẩy hiệu suất công việc và phát triển tiềm năng nhân sự
Môi trường văn hóa công sở nếu thiếu đi kỹ năng giao tiếp sẽ khó có thể phát triển. Sự thăng tiến là điều mà mỗi cá nhân đều mong muốn đạt được. Khi giao tiếp bị giới hạn thì con đường thăng tiến, sự phát triển sẽ gặp những trở ngại. Và đôi khi, bạn sẽ ngã gục trước những khó khăn ấy.
Ngược lại, nếu sở hữu một năng lực tư duy ngôn ngữ tốt, linh hoạt trong giao tiếp sẽ giúp bạn thành công hơn. Cụ thể giao tiếp hiệu quả giúp bạn khai thác thông tin một cách chuyên sâu, nhanh chóng. Những gì bạn truyền đến các đối tác, khách hàng cũng trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn. Đồng thời, hiệu suất công việc cũng được gia tăng.
Hơn thế nữa, giao tiếp giúp bạn kết nối tốt hơn với mọi người. Bạn sẽ trở thành một cá nhân truyền tải quan điểm tốt trong một nhóm. Bạn biết cách giúp đỡ cũng như đẩy cho cuộc thảo luận của hội nhóm đi đến trọng tâm, đảm bảo tính khả thi cho định hướng nhiệm vụ.
Chính giao tiếp giúp bạn có sự tương tác tốt hơn với các đồng đội. Từ đó, nhóm của bạn sẽ ngày một hiểu nhau hơn. Và rất có thể sẽ trở thành một hội nhóm tiểm năng trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch của tổ chức/doanh nghiệp. Bởi lẽ, kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố giúp gia tăng tính đoàn kết của mỗi cá nhân trong team. Các bạn sẽ hiểu điểm mạnh, điểm yếu để cùng nhau thảo luận đưa ra các chiến lược thực sự phù hợp.
2. Kỹ năng giao tiếp tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến
Để thăng tiến trong sự nghiệp, tất nhiên cần có những chiến lược. Và ngoài các kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu. Nếu bạn muốn thăng tiến nhanh, bạn phải là người giao tiếp tốt.
Đơn giản vì bạn là người có tiếng nói. Bạn cần tham gia vào nhiều cuộc trao đổi, các cuộc họp với các đối tác trong và ngoài nước.
Đặc biệt kỹ năng giao tiếp không chỉ tác động riêng về phía bạn. Nó còn có ảnh hưởng tích cực đến các đồng nghiệp, cấp dưới,… của bạn.
Nhờ có kỹ năng giao tiếp, Leader mới thật sự biết cách khai thác thông tin ở nhân viên. Họ biết nắm bắt tâm lý, tùy cá tính đối tượng nhân viên mà có cách ứng xử phù hợp. Từ cơ sở đó, họ đưa ra các phân tích, suy luận về kế hoạch phát triển riêng cho từng nhân viên. Vì giao tiếp là chiếc chìa khóa giúp họ khai thác các thế mạnh và điều một người lãnh đạo cần làm là hiểu họ. Đồng thời, tạo cơ hội để họ phát triển năng lực của riêng mình thông qua các nhiệm vụ ứng với năng lực thật sự của họ.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại. Dù là một sai lầm nhỏ cũng dễ làm bạn bị mất điểm. Những chia sẻ TopDev dưới bài viết sau đây sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình một cách hiệu quả nhất.
Giao tiếp đúng đối tượng – Bước đi đầu trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp trong môi trường làm việc chịu ảnh hưởng bởi nhiều rào cản như: ngôn ngữ, tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm làm việc, thứ bậc xã hội,…
Mỗi rào cản ứng với từng đối tượng khác nhau. Do đó, buộc chúng ta phải có những cách thức khác nhau.
Đây là điều rất quan trọng . Vì nó giúp xác định những cách ứng xử phù hợp; giúp làm tăng hiệu quả giao tiếp. Hãy nhớ rằng để có một sự phản hồi tốt thì trước hết, bạn phải là một người giao tiếp đúng đối tượng.
Để giúp xác định đối tượng bạn muốn giao tiếp, bạn có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
– Người đó là ai? (Là sếp, là nhân viên hay đồng nghiệp của bạn?)
– Người đó đến từ đâu/như thế nào?
– Điều gì mà người đó đang gặp phải?
1. Giao tiếp với cấp trên của bạn
Đối với sếp để tạo cuộc thoại hiệu quả, bạn nên giải thích; trình bày thông tin một cách rõ ràng để nhận được sự đồng ý, chấp nhận về một vấn đề nào đó. Không nên trình bày quá dài dòng. Sếp thường không thích sự dàn trải. Họ sẽ ấn tượng với những nhân viên nói ít mà hiểu nhiều.
2. Giao tiếp với cấp dưới của bạn
Đối với cấp dưới, bản thân họ sẽ cảm thấy ngại và có khoảng cách với bạn. Họ thường ít khi bày tỏ những suy nghĩ của mình. Do tính chất công việc mà bạn cần phải phân công nhiệm vụ cho các thành viên một cách nhanh chóng vì thế tạo ra những ngõ cụt. Thậm chí là đứt đoạn trong giao tiếp.
Họ chỉ dừng lại ở mức thụ động. Họ chỉ nghe theo và làm mà thiếu tính tương tác, đó là nguy cơ tạo ra những sai sót. Vì vậy, đối với cấp dưới thì bạn phải kiên nhẫn, chịu khó giao tiếp với họ. Từng câu chữ cần truyền tải một cách rõ ràng, task cụ thể phù hợp với khả năng.
3. Giao tiếp với đồng nghiệp cùng cấp bậc với bạn
Việc giao tiếp với đồng nghiệp sẽ rất thuận lợi nếu cả hai có sự tương tác và chia sẻ về tương đồng sở thích hoặc cùng lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ là đối với một ông senior về code, và một ông senior về BA. Lúc này, giao tiếp sẽ hiệu quả vì cả hai có cùng kiến thức nền nên sẽ dễ dàng thảo luận và đề ra phương án mới cho việc tuyen dung it hay freelancer it. Tuy nhiên xung đột giao tiếp vẫn có thể xảy ra nếu cái tôi của một trong hai quá lớn.
>>> Xem thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Tuyển Dụng Và Cách Cải Thiện
Nắm bắt được “cái bẫy” giao tiếp
“Bẫy” giao tiếp được hiểu là những tình huống bạn có thể mắc phải do sự giới hạn về kiến thức và nội dung giao tiếp. Hiểu và nhận biết những bẫy giao tiếp sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn.
Không với biết: Đây là cách nói được xem là chém gió hay múa rìu qua mắt thợ, nói như kiểu bạn thật sự am hiểu về một vấn đề nào đó quá tinh tường trong khi bạn rỗng tuếch.
Biết với không: Trường hợp này bị lạm dụng khá nhiều. Đây là trường hợp bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải giải thích cho người chưa hiểu vấn đề. Vì vậy bạn chọn cách chia sẻ với người đã biết vấn đề đó như mình; hoặc cố tình hiểu sang một vấn đề khác.
Không với không: Đúng thật như kiểu là thầy bói xem voi. Đây cũng là trường hợp đẩy quá trình giao tiếp vào ngõ cụt. Người nói và người nghe đều không biết vấn đề mình đang trao đổi.
Biết với biết: Đây được xem là hình thức giao tiếp hiệu quả nhất vì cả người truyền tải lẫn người tiếp nhận thông điệp đều hiểu vấn đề đang được đề cập đến. Từ đó, họ có thể trao đổi, thỏa hiệp và đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, tại sao vẫn xếp nó vào “bẫy giao tiếp’. Điều này là điểm hạn chế, Bởi nếu một cá nhân quá phô trương kiến thức của mình, xem mình là ”bác học” để giải lý với người khác thì điều này lại tạo ra tác dụng ngược. Và tất nhiên, dễ khiến hiệu quả giao tiếp bị giảm xuống hoặc thậm chí là mất đi.
Những lưu ý giúp giao tiếp đạt hiệu quả cao
Giao tiếp hiệu quả không hề đơn giản. Và có nhiều người phải thực hiện nhiều phương pháp để thay đổi khả năng giao tiếp của mình. Vậy phải làm gì để giao tiếp hiệu quả?
1. Truyền tải đầy đủ, dễ hiểu và tránh dài dòng
Cách diễn đạt, trình bày với quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu tạo ra sự khó nắm bắt. Bạn nên cố gắng giao tiếp ngắn gọn, trình bày cụ thể, rõ ràng.
Mặc khác, có thể bạn đang gặp vấn khác như là nói quá ít vì thiếu từ ngữ để diễn đạt; hoặc quá lộn xộn, dài dòng do thiếu sự chuẩn bị; hoặc là sử dụng từ ngữ không phù hợp, lạm dụng quá nhiều từ có tính “thô tục” – vì cho rằng nó gây cười hoặc tạo điểm nhấn.
Lời khuyên nào cho vấn đề này: Chuẩn bị trước những gì bạn cần nói; luyện tập ngữ điệu và cách nói sao cho phù hợp. Bạn cần phải nói rõ ràng, chính xác trước khi luyện tập cách giao tiếp hay và chuyên nghiệp.
2. Học cách lắng nghe
Việc lắng nghe đôi rất khó nắm bắt, lắng nghe không dừng lại ở việc nghe đơn thuần. Mà nó đi kèm với sự tri nhận về thông tin và bắt đầu phân tích nó. Và việc lắng nghe một ai đó lại càng trở nên khó khăn hơn. Bởi lẽ, nhiều đồng nghiệp, thậm chí sếp của chúng ta đôi khi lúc diễn đạt vấn đề không rõ ràng, dẫn đến chúng ta hiểu không đầy đủ, hoặc hiểu sai lệch vấn đề.
Xem thêm các việc làm
Khả năng lắng nghe còn chịu sự chi phối về thời lượng sử dụng. Vì vậy, nếu một trong hai hoặc một vài người trong một nhóm người bị xao nhãng thì hiệu quả giao tiếp bị ảnh hưởng đáng kể và không đạt hiệu quả cao như mong đợi ban đầu.
Vậy làm thế nào để lắng nghe tốt? Đúng là câu hỏi không dễ trả lời. Trước tiên là bạn phải bỏ thời gian tìm hiểu chủ đề, nội dung mình được nghe. Ngoài ra, trong các buổi nói chuyện đông người, hãy chịu khó tập trung. Tránh xa các yếu tố có thể chi phối bạn như: điện thoại, tin nhắn, email, hoặc là nói chuyện riêng với người khác.
3. Khả năng tương tác trực tiếp thông qua sự phản hồi
Điều mấu chốt của một quá trình giao tiếp được đánh giá là hiệu quả tức là khả năng tương tác thông qua các phản hồi trực tiếp. Sự phản hồi có thể là những suy nghĩ, góc nhìn của người nghe về cách người nói trình bày; chia sẻ thông tin hay thậm chí là đánh giá về nội dung thông tin mà người nói đang truyền tải.
Một biểu hiện khác của sự phản hồi chính là việc đặt câu hỏi. Vì nó thể hiện người nghe thật sự lắng nghe và đã theo dõi; tiếp nhận thông điệp và có những phân tích riêng từ đó có những thắc mắc cần được thảo luận, làm rõ.
Hãy nhớ rằng nếu ở vai trò là người nghe, khi bạn không nghe rõ, thì hãy hỏi để làm rõ. Đừng xấu hổ và giả vờ hiểu về một vấn đề nào đó. Còn ngược lại, nếu bạn ở vai trò của người nói, nếu bạn có câu hỏi, chưa trả lời được, thì hãy khéo léo trả lời là: “Tôi sẽ tìm hiểu, và trả lời lại sau, vào ngày nào đó.” Đừng mãi loay hoay, suy đoán và nói lung tung, những điều mà bạn không biết.
Nghệ thuật giao tiếp từ kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp
TopDev sẽ chia sẻ với các bạn về những tips cụ thể giúp bạn thiết lập một nghệ thuật giao tiếp cho riêng mình. Tất nhiên, nghệ thuật giao tiếp sẽ được thiết lập trên nền tảng phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp.
1. Tính rõ ràng, dễ hiểu
Không một cuộc giao tiếp nào hiệu quả nếu cách diễn đạt lủng củng, không rõ ràng. Nó thể hiện bạn chưa đủ bản lĩnh và tự tin trong cuộc giao tiếp; vừa cho thấy sự non nớt trong cách phát ngôn. Hãy cố gắng luyện tập giao tiếp rõ ràng. Có thể bạn không cần nói quá nhanh, hãy nói từ tốn và chậm rãi. Từng bước nâng trình bằng những từ/ngữ có số lượng ký tự dài hơn kết hợp với việc kết hợp làn hơi và nối chữ.
Hạn chế tối đa các từ ngữ như “à, ừm” vì nó thể hiện sự lúng túng, không nhất quán trong lời nói. Khi thực hiện cuộc giao tiếp, hãy nói dứt khoác, ngắt nhịp hợp lý để kiểm soát tốt ý nghĩa của câu nói; không vội vàng cũng không quá chậm rãi. Có thể, người nghe sẽ thấy thoải mái khi lắng nghe những điều mà bạn chia sẻ.
Ngôn từ, giọng nói khác nhau, tông giọng và cách dẫn dắt câu chuyện giao tiếp sao cho nội dung không bị gò bó mà phải đảm bảo tính mạch lạc, logic và dễ hiểu nhất. Đôi khi, không nên sử dụng các ngôn từ quá khoa học chuyên ngành hay có tính chất quá trang trọng trong các tình huống bình thường. Điều này sẽ khiến giá trị của việc ứng biến giao tiếp bị đánh giá thấp hơn.
Tùy trường hợp mà kỹ năng giao tiếp của bạn được bộc lô. Phân tích mới thấy, cả ngôn ngữ, âm sắc lời nói, ngữ pháp trong câu phát ngôn và cách lựa chọn cảm xúc để truyền tại đã đủ mô tà một nghệ thuật giao tiếp hiệu quả rồi.
2. Không “thùng rỗng kêu to”
Giao tiếp chi phối cuộc thoại và giúp nó duy trì một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, bạn không nên dùng giao tiếp để nói khoác cho những kiến thức của mình. Đừng nói quá nhiều. “Thao thao bất tuyệt” không khiến cuộc giao tiếp trở nên sôi nổi hơn. Chính điều đó sẽ khiến cho chất lượng cuộc giao tiếp ngày càng đi xuống.
Nghệ thuật giao tiếp giúp nâng chất lượng cuộc giao tiếp. Và việc của bạn cần làm là kéo dài cuộc giao tiếp. Sự tương tác qua lại giữa 2 người hoặc một cá nhân với nhiều đối tượng. Giao tiếp phát triển ở một mức cao hơn khi những kiến thức được chia sẻ qua lại. Họ cùng có một mối quan tâm chung cần giải quyết. Nếu bạn chỉ mãi “thùng rỗng kêu to” với các phát ngôn của mình, cuộc giao tiếp ấy sẽ sớm đi vào ngõ cụt; thậm chí bạn đang thể hiện mình là người thiếu tinh tế trong vấn đề giao tiếp.
3. Tương đồng về nền tảng kiến thức
Như đã đề cập từ trước, mục đích của cuộc giao tiếp chính là truyền tải thông tin, trao đổi, chia sẻ các tín hiệu về dự liệu trên cơ sở chung một nền tảng kiến thức nền. Sẽ khó khăn biết bao nhiêu nếu như bạn đang giao tiếp với một đối tượng không “match” về thông tin. Do vậy, nếu là một người hiểu về nghệ thuật giao tiếp, bạn hãy chủ động khai thác các yếu tố thông tin tương đồng với người tiếp nhận giao tiếp của bạn.
Nếu bạn tìm được một đối tượng biết lắng nghe, chia sẻ các suy nghĩ chung về giá trị kiến thức, thì đó quả là một sự may mắn. Giao tiếp hiệu quả phải đến từ hai phía, bạn và người đối diện cần có sự lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau để cuộc giao tiếp trở nên thú vị.
4. Sự lắng nghe
Ai cũng tranh giành các quyền lợi về phát ngôn, ít ai biết lắng nghe thấu hiểu. Dường như đó trở thành xu hướng chung của nhiều người, đặc biệt là người trẻ. Sự hấp tấp trong giao tiếp, khiến mọi thứ trở nên vội vàng. Họ chỉ quan tâm đến việc phô bày qua lời nói; chứ chưa tôn trọng ý kiến hoặc lắng nghe suy nghĩ, quan điểm của người khác. Họ quên rằng cuộc hội thoại này không thể hiệu quả nếu chỉ mỗi mình họ tự độc thoại nội tâm. Thật sự, việc lắng nghe và chia sẻ là cách bạn đang tôn trong đối phương; tạo cơ hội cho cuộc giao tiếp trở nên lâu dài và hấp dẫn.
Tại sao bạn không dừng lại đôi chút để lắng nghe đối phương họ nói gì. Biết đâu, ở họ có một chút cảm xúc tích cực, lời nói, ngôn từ, giọng điệu; cách họ dẫn dắt câu chuyện là thứ bạn nên học tập.
Giao tiếp không phải cuộc tranh luận mà cứ tranh giành quyền nói. Bạn sẽ nhận ra các bài học, các giá trị hay nếu bạn thật sự quan tâm đến những gì đối phương chia sẻ. Có lắng nghe, bạn mới biết phản hồi phù hợp, đúng chủ đề.
Nếu gặp phải một vấn để nào đó, việc lắng nghe giúp bạn mô hình hóa được quá trình và bạn sẽ biết đâu là điểm mấu chốt. Từ đó, bạn biết cách góp ý và giúp đỡ đối phương thông qua các giải pháp cụ thể. Kỹ năng giao tiếp tuy dễ mà khó. Và nếu không biết lắng nghe, bạn chỉ đang làm tốn thời gian cho việc phát ngôn vô ích mà thôi.
5. Kết hợp ngôn ngữ hình thể
Một điều bạn đáng lưu tâm để đạt hiệu quả nghệ thuật giao tiếp chính là tính trung thực khi giao tiếp.
Hãy nói đúng suy nghĩ của mình, cuộc hội thoại sẽ cởi mở hơn; được duy trì và phát triển xa hơn. Nếu cảm xúc trong bạn đang không ổn, hãy cho đối phương biết điều đó. Nếu không muốn tiếp tục chia sẻ, bạn nên nói với họ để dừng lại cuộc thoại. Không nên duy trì khi trạng thái có sự ảnh hưởng tiêu cực. Vì nó là mấu chốt tạo ra những cuộc tranh luận dữ dội. Và quả thật, điều này thật tệ. Đồng thời, khi chia sẻ điều gì, bạn phải thật khéo léo để không làm phật ý đối phương. Tất cả đều biểu hiện cho nghệ thuật giao tiếp hiệu quả nhất.
Ngoài ra, một nghệ thuật giao tiếp khác bạn cần biết chính là ngôn ngữ cơ thể. Không nhất thiết thông qua lời nói. Những cử chỉ nhỏ qua ánh mắt, dáng đứng, nụ cười,… đều có những ý nghia giao tiếp nhất định. Đôi khi có còn hiệu quả truyền thông điệp cao hơn cả lời nói trong nhiều trường hợp. Âm sắc, tông giọng của bạn có thể thay đổi theo cách bạn cảm nhận về một khía cạnh vấn đề. Tất cả những biểu hiện ấy đều bộc lộ ra các tín hiệu về thông điệp. Ngôn ngữ cơ thể rất đa dạng và nó cho thấy sự thú vị hơn, tương tác đa chiều hơn. Đồng thời, nó cũng giúp cuộc hội thoại giao tiếp của bạn không bị nhàm chán nữa.
Lời kết
Kỹ năng giao tiếp thật sự là một kỹ năng quan trọng. Dù ở trong bất cứ lịnh vực, ngành nghề nào, bạn cũng cần kỹ năng giao tiếp. Hãy rèn luyện và phát triển kỹ năng của bản thân để gia tăng các cơ hội phát triển cao hơn trong nghề nghiệp. TopDev hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ biết được những thông tin bổ ích; giúp cho việc cải thiện giao tiếp tốt hơn, tự tin và hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn – Bật mí bí quyết ghi điểm tuyệt đối
- IT cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm như thế nào?
- Ngành Nhân sự trong bối cảnh hiện đại – Kỹ năng nào cần thiết
Xem thêm việc làm developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?