Kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng? Cách phát huy kỹ năng đàm phán tối ưu
Kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với công việc tuyển dụng. Đàm phán giúp tạo ra cầu nối chặt chẽ hơn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp cả hai bên định hình; làm rõ và thống nhất hơn về các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới. Cùng TopDev tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ những kỹ năng đàm phán cùng nhà tuyển dụng!
Thế nào là kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng?
Khi một cá nhân đã và đang làm việc tại một tổ chức/doanh nghiệp nào đó, việc xảy ra tranh chấp, bất đồng nảy sinh là điều khó tránh khỏi.
Đây có thể được xem là hệ quả của việc chưa có sự tìm hiểu, bàn bạc, thảo luận và thống nhất về cac quy chế, nhiệm vụ công việc, các yếu tố cần lưu ý đối với môi trường – văn hóa doanh nghiệp,…. Chính việc bạn chưa có kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng đã tạo ra các mâu thuẫn về ý kiến; những ảnh hưởng về quyền lợi, phát ngôn, các điều khoản hợp đồng tuyển dụng,…
Để giải quyết vấn đề này, không còn cách nào khác chính là trao đổi kỹ lưỡng và đánh giá thống nhất giữa các thể chế giúp xây dựng định hướng/lộ trình thực thi phù hợp. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy kỹ năng đảm phán cùng nhà tuyển dụng là rất quan trọng. Hãy cùng TopDev khái quát thế nào là đàm phán trong tuyển dụng nhé!
Đàm phán trong tuyển dụng là gì?
Nói một cách dễ hiểu, đàm phán trong tuyển dụng được dùng phạm vi hoạt động của lĩnh vực nhân sự. Đồng thời, mô tả quá trình thảo luận để đi đến một sự nhất trí trên cơ sở đồng thuận; thỏa hiệp giữa các bên về nhiệm vụ công việc; cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của hai bên và các bên liên quan (nếu có).
Những cuộc thương lượng mang đậm ấn về kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng là điều vẫn đang diễn ra. Cùng điểm qua top các chiến lược đàm phán hiệu quả dành cho bạn. Hãy lưu tâm để áp dụng; cải thiện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng một cách tốt nhất.
Bỏ túi các tip giúp phát huy kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng
1. Nên biết về giới hạn của sự thương lượng
Đây là điều quan trọng mà hầu như nhiều cá nhân bỏ qua. Đừng thương lượng quá nhiều với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, đó lại là lần gặp gỡ đầu tiên.
Hãy đặt bản thân trong tư tưởng/suy nghĩ của các nhà tuyển dụng, bạn cần biết họ cần thấy điều gì ở bạn và phát huy nó. Đừng cố tỏ ra mình đắt giá khi họ chưa có những thách thức để thử mức độ “giá trị” của bạn. Không thương lương quá nhiều!
Việc luôn đưa ra nhiều mong muốn với nhà tuyển dụng sẽ khiến họ trở nên “ngộp”. Họ sẽ nghĩ bạn chỉ đang làm mọi cách để có lợi cho bản thân. Điều này hoàn toàn không tốt khi chính bạn sẽ có những bất đồng với doanh nghiệp trong các khía cạnh khác nhau sau này: ngân sách, cách thức tổ chức, phương thức tiếp cận – đánh giá, các giải pháp,… Vì vậy, điều đầu tiên là phải biết lắng nghe để hiểu họ. Đừng thương lượng quá nhiều với họ ngay từ đầu.
2. Đàm phán thông minh – Không nên đánh giá quá thấp bản thân
Mỗi cá nhân đều có những thế mạnh của riêng mình. Đúng là việc nếu phô bày quá nhiều về bản thân; lấy đó là cơ sở để tạo ra sự thương lượng thì không điều khó hoàn toàn không nên; có thể gây ra tác dụng ngược. Tuy vậy, ứng viên cũng đừng quá tự ti, e ngại về năng lực của mình mà không dám thể hiện. Cơ hội không đến nhiều lần. Và bạn cần phải nắm bắt tốt chúng. Nếu bạn còn không tự tin với chính mình thì sao nhà tuyển dụng có thể tin tưởng bạn.
3. Xem xét và cân nhắc trước mọi lời mời thương lượng
Hãy ghi nhớ điều này để không phải chịu thiệt thòi của “ván cờ tuyển dụng”. Thường bên phía tuyển dụng dễ dàng đưa ra các lời mời họ. Họ sẽ làm mọi cách để khiến bạn chấp nhận lời thương lượng đó.
Nếu thiếu sự tỉ mỉ và nhanh nhạy, bạn khó có thể bắt kịp ý đồ của họ. Vô tình, bạn trở thành một con cờ trong chính suy nghĩ cảm tính họ phía tuyển dụng. Và một điều dễ nhận thấy, lời thương lượng đầu từ họ đều chỉ có lợi cho họ mà thôi. Đừng để những phát ngôn của họ dẫn dắt.
Hãy tỉnh táo và luôn xem xét mọi lời mời thương lượng trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
4. Hãy lắng nghe nhiều hơn
Sự lắng nghe và giao tiếp hiệu quả chính là hai yếu tố quan trọng giúp hoàn tiện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng. Bạn cần có một sự điều tiết tốt trong lời nói. Khi tham gia đàm phán, việc lắng nghe giúp bạn ghi nhận những thông tin một cách chuẩn xác. Từ đó, bạn có sự phân tích; kết nối thông tin để đưa ra những lời đối đáp phù hợp nhất.
Nói ít đi và không nên vội vàng trong phát ngôn. Hãy đảm bảo bạn thật sự là một cá nhân trong hội thoại đàm phán. Việc bạn cân bằng giữa lắng nghe và suy nghĩ giúp phát ngôn tương tác của bạn có chiều sâu hơn, đúng trọng tâm và do vậy, quá trình thương lượng cũng diễn ra một cách tốt hơn.
5. Khéo léo thương lượng
Khi đàm phán với nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải đưa ra những tiêu chí riêng. Đó có thể là một mức lương phù hợp với năng lực; một lời gợi mở về các định hướng lâu dài từ công ty; một mức lương dao động. Chính từ những cơ sở nội dung đó, nhà tuyển dụng sẽ xem xét dựa trên năng lực, cá tính, sự hòa hợp môi trường văn hía doanh nghiệp. Ví dụ thực tế trong việc đề xuất về mức lương mong muôn.
Thường khi bạn tự đưa ra những con số mà bạn cho là phù hợp với năng lực của mình. Tất nhiên, nhà tuyển dụng sẽ chọn cho bạn một mức lương thấp nhất trong khoảng bạn vừa đề xuất đến. Vậy tại sao trong trường hợp này không giành lấy cơ hội để có một mức lượng cao hơn.
Đừng lo sợ mà hãy tin tưởng bản thân! Để rồi vững tin để có thề hoàn toàn yêu cầu một mức lương ổn định nhất. Đây cũng là biểu hiện, bạn thật sự biết rõ mình ai, bạn đến đây làm gì và mong muốn tạo ra gì khác biệt.
6. Đảm bảo thống nhất quyền lợi bình đẳng
Một điều cực quan trọng trong kỹ năng đàm phán cùng nhà tuyển dụng chính lả yếu tố thống nhất về tính quyền lợi. Thực tế, bạn cần hiểu mọi cuộc đàm phán cần có sự thuân thủ nguyên tắc “có qua có lại”. Nếu việc thương lượng giữa hai bên không có sự thống nhất về quyền lợi; hoặc chênh về quyền lợi sẽ tạo ra sự tranh chấp lớn. Ứng viên với nhà tuyển dụng khi tham gia đàm phán tức là bước vào giai đoạn của sự hợp tác. Vì thế, cần phải đảm bảo thống nhất về quyền lợi bình đẳng để giảm thiểu; loại bỏ các vấn đề mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tiếp nhận và thực hiện công việc.
Một số lỗi cần tránh khi phỏng vấn tuyển dụng – Bí quyết nâng cao kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng
Phỏng vấn tuyển dụng có mối tương quan lớn với việc thương lượng. Việc nắm bắt tốt một số lỗi cần tránh khi phỏng vấn tuyển dụng có một ý nghĩa quan trong để rèn luyện kỹ năng đàm phán trong tuyển dụng.
1. Tuyệt đối không được vội vàng
Những cuộc đàm phán nhanh chóng đến rồi cũng sẽ sớm kết thúc. Kết quả đọng lại là những lời phát ngôn thiếu tính khả thi do quá trình thống nhất vẫn chưa được diễn ra. Do vậy, để thương lượng – phỏng vấn hiệu quả, bạn cần có sự nhẫn nại, lắng nghe cùng óc phân tích các vấn đề được đề cập xuyên xuốt. Nhờ việc theo dõi kỹ lưỡng đối phương, không vội vàng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được nhiều mấu chốt của vấn đề. Thậm chí, bạn còn biết được đâu là phần người nói muốn nhấn mạnh. Vì vậy, hãy thật sự lưu tâm bí quyết này nhé!
Những cuộc thương lượng kết thúc nhanh chóng bao giờ cũng không tốt. Mỗi cuộc Vì vậy, nếu như bạn nhận ra sự thay đổi khác thường nào đó thì có thể họ đang lợi dụng sự bất cẩn của bạn. Bạn cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo và tự hỏi 3 câu đã nêu ở điều 8 để những điều bất lợi không xảy ra với mình.
2. Tôn trọng và dè chừng đối thủ
Quá trình phỏng vấn – thương lượng không dễ dàng. Và chắc chắn bạn sẽ luôn gặp phải các thách thức tuyển dụng nhân sự. Một trong số đó là những câu hỏi khó khăn từ phía nhà tuyển dụng. Dù nhận được một câu hỏi nào liên quan đến các ứng viên khác. Bạn cần thể hiện mình là người tôn trọng đối thủ. Tất nhiên bạn nên có tự tin nhưng nó vẫn trong một giới hạn nhất định.
Tuyệt đối không được nói về những hạn chế của các ứng viên khác. Hoặc đơn giản, ứng viên sẽ thể hiện sự thất vọng thay vì thể hiện khao khát vị trí. Họ bắt đầu “bài tập làm văn” về những viễn cảnh có thể xảy ra nếu không may mắn trượt vị trí công việc này.
Tôn trong và dè chừng đối thủ được xem là một cách thể hiện thiện chí nhất, phù hợp nhất. Đồng thời, nó cũng được xem là cách trả lời các thách thức khó nhằn nhất đến từ nhà tuyển dụng.
Lời kết
Kỹ năng đàm phán là một kỹ năng rất quan trọng trong tuyển dụng. Không đơn thuần là nghệ thuật giao tiếp, đàm phán – thương lượng là kỹ năng giúp ứng viên/nhân viên bộc lộ khả năng phân tích; lắng nghe và tương tác hiệu quả với nhà tuyển dụng. TopDev hi vọng, bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu được thế nào là kỹ năng đàm phán. Đồng thời nắm được bí quyết rèn luyện kỹ năng đàm phán cùng nhà tuyển dụng. Hãy áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống để thiết lập hoàn chỉnh hơn bộ kỹ năng phát triển năng lực hơn từng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Tuyển dụng hiệu quả trên facebook với 8 tuyệt chiêu tối ưu
- 50+ tiêu đề nhân sự cực ấn tượng
- Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?