IT Manager Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về IT Manager
Có thể nói, IT hiện đang là một ngành nghề phát triển như vũ bão, thu hút rất nhiều bạn trẻ. Bên cạnh công việc là một lập trình viên, nhiều bạn còn định hướng đi lên các vị trí Senior IT, cụ thể đó là IT Manager. Vậy, IT Manager là gì? Công việc của họ có phải chỉ cần code? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
IT Manager là gì?
IT Manager là người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống và thông tin của toàn tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò của họ liên quan đến việc duy trì sự ổn định và bảo mật các hoạt động công nghệ, theo dõi và quản lý hệ thống phần cứng/phần mềm của công ty. IT Manager thường là người quản lý bộ phận (phòng ban) IT của doanh nghiệp.
Sau đại dịch Covid-19, xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, IT Manager thường sẽ làm việc tại công ty, một số ít có thể làm việc từ xa. Mặt khác, không giống như lập trình viên, một IT Manager thường tham gia vào những cuộc họp nhiều hơn là chỉ chuyên tâm code. Cụ thể như thế nào, ta cùng tìm hiểu về công việc của họ.
Những công việc của một IT Manager
Bạn đã hiểu IT Manager là gì. Hãy thử đoán công việc của họ để xem những điều mình nói sau đây có giống với hình dung của bạn không nhé!
IT Manager là những chuyên gia công nghệ thông tin, người thường xuyên lên kế hoạch, chỉ đạo và giám sát các hoạt động liên quan đến máy tính và hệ thống thông tin của công ty. Họ sẽ phải đảm bảo các hoạt động và dự án công nghệ của doanh nghiệp đang phát triển tốt. Điều này bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau như:
- Đánh giá nhu cầu của tổ chức, xem xét nguồn lực hiện tại và lên kế hoạch cải tiến sản phẩm, hệ thống của công ty nhằm nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả.
- Đề xuất đến ban lãnh đạo các phương án cải tiến và nâng cấp, làm rõ những lợi ích chính của các khoản đầu tư dựa trên công nghệ mới đối với doanh nghiệp.
- Phát triển và giám sát chính sách CNTT, các biện pháp bảo mật và các thông lệ tốt nhất cho công ty.
- Lên lịch và giám sát các dự án công nghệ như nâng cấp, di chuyển, cập nhật hệ thống hay ngừng hoạt động.
Bên cạnh những công việc mang tính kỹ thuật, IT Manager làm việc với con người khá nhiều. Bởi, họ là người quản lý bộ phận IT của phòng ban và là người chỉ đạo thực hiện các dự án công nghệ. Nhiệm vụ quản lý con người chẳng hạn như:
- Phân bổ các dự án của công ty cho những nhóm lập trình viên dưới quyền của họ. Bên cạnh đó, người quản lý phải đảm bảo mọi người đang làm việc tốt và cùng nhau đạt được mục tiêu đặt ra.
- Một công việc khác của IT Manager là đảm bảo nhân viên của công ty có thể làm việc hiệu quả và hoàn thành công việc. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà họ sẽ chọn phần mềm hoặc phần cứng để cập nhật mọi thứ từ nhân viên.
Tham khảo việc làm IT manager lương cao trên TopDev
IT Manager có phải là vị trí cao nhất?
Trong những tổ chức nhỏ, IT Manager được xem là vị trí cao nhất trong bộ phận công nghệ. Với những công ty có quy mô lớn hơn, IT Manager thường sẽ báo cáo cho CIO (chief information officer) hoặc IT Director. Do đó, từ vị trí IT Manager bạn có thể xem xét đi lên CIO hoặc IT Director, đây là những chức vụ cao nhất trong bộ phận công nghệ của tổ chức.
Làm thế nào để trở thành một IT Manager?
Bạn có yêu thích làm việc với máy tính không? Bạn có thể làm việc tốt với mọi người không? Nếu câu trả lời là có thì bạn có thể cân nhắc theo đuổi con đường trở thành một IT Manager.
Có nhiều cách để trở thành một IT Manager, bạn có thể xuất phát với tư cách là một Developer, một nhà phân tích kinh doanh hay đơn giản là một người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cơ bản, một IT Manager cần phải có bằng cử nhân cộng với kinh nghiệm quản lý một loạt hệ thống CNTT từ hệ thống mạng đến hệ thống phần mềm máy tính để bàn. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện những kỹ năng như quản lý dự án, kỹ năng lập ngân sách và quản lý nhóm.
Hầu hết, trước khi bạn thực sự bước lên vị trí cao nhất bạn sẽ phải bước dần lên từ việc lãnh đạo một nhóm nhỏ hoặc đảm nhiệm một dự án quan trọng. Đảm nhiệm những nhiệm vụ quản lý nhỏ này sẽ giúp bạn quen với ý tưởng điều hành các dự án và hướng dẫn mọi người. Bạn có thể cải thiện kỹ năng quản lý của mình thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và hoặc những khóa học bên ngoài.
Tùy thuộc vào quy mô công ty mà họ có thể yêu cầu bạn có những chiến lược và tầm nhìn công nghệ rộng hơn, khi đó bạn có thể xem xét đến bằng MBA. Đặc biệt, nếu bạn định hướng IT Manager là bước đệm cho vị trí CIO, thì MBA là một bằng cấp hữu ích.
Trên đây là định nghĩa IT Manager là gì và những thông tin liên quan đến công việc cũng như cách để trở thành một nhà quản lý công nghệ thông tin. Hi vọng sẽ giúp bạn hình dung được bức tranh tổng quát vị trí này và có thêm định hướng việc làm cho bản thân.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Product Manager là gì? Chân dung của một Product Manager
- Project Manager là gì? Công việc của Project Manager
- Tôi là Product Manager. Tôi làm việc gì trong công ty và tổ chức của tôi?
Việc làm IT cho Top Developers có ở TopDev nè!
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?