Giải pháp cho những ai đối mặt với căng thẳng tại nơi làm việc
Áp lực công việc là chuyện mà bất cứ một nhân viên nào cũng phải đối mặt. Chính áp lực tạo ra sự căng thẳng. Thế nhưng căng thẳng không phải lúc nào cũng tiêu cực vì đôi khi nó có thể giúp tạo động lực để bạn hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Điều chúng ta cần đề cập ở đây là khi căng thẳng trở nên quá lớn sẽ gây ảnh hưởng xấu từ chất lượng công việc cho đến cuộc sống cá nhân, sức khỏe tinh thần của bạn. Trong bài viết lần này, TopDev muốn đề cập đến một số bước giúp bạn giảm căng thẳng tại nơi làm việc.
1. Tạm dừng những việc đang làm
Điều đầu tiên chắc chắn người bệnh nên làm là tránh xa những áp lực do công việc gây ra cho mình triệu chứng căng thẳng.
Nếu thấy quá áp lực với những phân tích logic của ngành lập trình IT, thì hãy lập tức dừng lại ngay, bước ra ngoài phòng làm việc trong 1 khoảng thời gian ngắn chừng 15 đến 30 phút. Việc này giúp bạn có thể rời bỏ những suy nghĩ, những áp lực tức thời để có thể thư giãn tuyệt đối.
Với một nhân viên văn phòng, khoảng thời gian này có thể cùng đồng nghiệp uống trà và nói chuyện về cuộc sống một cách tích cực. Tập trung cho công việc là điều hoàn toàn tốt nhưng cũng cần có những khoảnh khắc quan tâm đến cảm xúc của bản thân. Nếu cảm thấy bản thân mình không đủ hứng thú và không thể làm tốt được ngay lúc đó thì có thể hoãn lại chốc lát để nghỉ ngơi và thư giãn. Cân bằng được điều này người bệnh sẽ giảm được những căng thẳng nhanh chóng và hiệu quả.
2. Xác định nguyên nhân
Nhiều người cho rằng điều này không cần thiết, tuy nhiên việc xác định các nguồn cơn gây ra sự căng thẳng là bước đi quan trọng trong quá trình loại bỏ những áp lực của nhân viên.
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý Toàn cầu, một số yếu tố được cho là các nguyên nhân tạo ra sự căng thẳng liên quan đến công việc được kể đến như: mức lương thấp, khối lượng công việc dày đặc, môi trường hoạt động ít cơ hội phát triển, công việc thiếu sự thú vị và tính thách thức, các vấn đề về phúc lợi xã hội còn chưa được đảm bảo,…
Trong nhiều trường hợp, nhân viên khi gặp phải vấn đề căng thẳng, dường như họ cố tìm cách giải quyết theo cách của mình. Có những cách thức thiếu lành mạnh hoặc càng làm họ rơi vào trạng thái bế tắc. Để hạn chế điều này, bạn nên học cách nhận biết về dấu hiệu của sự căng thẳng.
Việc tự nhận thức giúp bạn xác định đúng trạng thái căng thẳng của tâm trí và tích cực làm việc để tìm ra cách đối phó tốt hơn, lành mạnh hơn.
3. Đánh giá thói quen giao tiếp & ghi lại hoạt động hằng ngày
Khi bạn đã bình tĩnh và xác định được căng thẳng liên quan đến vấn đề công việc thì bước tiếp theo chính là hãy đánh giá cách bạn làm việc và tương tác với các đồng nghiệp. Mỗi một thay đổi nhỏ trong quá trình giao tiếp và tác phong làm việc của bạn có thể giúp thiết lập và kết nối tốt hơn với những người xung quanh đồng thời loại bỏ một số lo lắng.
Bạn sẽ chủ động giao lưu với đồng nghiệp để tạo sự liên kết xã hội hay bạn sẽ lựa chọn cách trốn đằng sau màn hình máy tính và hạn chế tiếp xúc? Hãy nhớ rằng bạn không cần phải là một người quá tích cực đi giao tiếp xã hội, tìm kiếm quá nhiều thứ trong một môi trường mở mà đơn giản là mỗi ngày, mỗi tuần, bạn được làm việc một cách vui vẻ và cảm thấy thoải mái nhất. Đừng ngại đưa ra những chủ đề nhẹ nhàng, thú vị để bắt chuyện. Điều này kích thích niềm vui trong công việc, giải phóng những năng lượng tiêu cực và sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất làm việc tốt hơn.
Thực hiện giao tiếp hiệu quả là cách tốt nhất để bạn “thanh lọc” những suy nghĩ tiêu cực, những căng thẳng ra khỏi con người mình. Hãy tập cách giao tiếp nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép. Bên cạnh việc giao tiếp, bạn có thể ghi lại những gì bạn đã trải qua trong một ngày. Nhớ lại xem những ai mình đã tiếp xúc, những gì mình đã làm để biết được bạn đang đi đúng hướng hay lạc lõng so với tiến độ thực hiện công việc chung của tập thể.
““Giữ nhiệm vụ với một danh sách việc cần làm là điều cần thiết để thành công và bảo vệ sức khỏe tinh thần nói chung. Trong thời đại kỹ thuật số, việc khi lại các nhiệm vụ của bạn trong ngày có vẻ tẻ nhạt, lãng phí và không cần thiết. Nhưng hãy tin rằng, những lúc áp lực, căng thẳng thì những gì bạn ghi lại lại tiếp thêm động lực thay đổi nhiều hơn.”
Chia sẻ của Austin Paley, Phó Chủ tịch điều hành tiếp thị tại Podible .
4. Quan trọng: Đầu tư nhiều hơn cho chính mình
Các thói quen hàng ngày của bạn thường có thể giúp đánh giá được mức độ căng thẳng của bạn. Việc phá vỡ những thói quen xấu và rèn luyện những điều tốt có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong ngày làm việc, tránh được tình trạng trầm cảm, căng thẳng tột độ. Dưới đây là một số thói quen tốt để áp dụng.
Lịch trình nghỉ vào ngày của bạn. Nếu bạn dán mắt vào chiếc ghế của bạn trong cả ngày làm việc và không bao giờ dành thời gian cho bản thân khỏi các công việc , bạn sẽ dễ bị căng thẳng hơn nhiều. Lời khuyên của chuyên gia là nên xây dựng các giờ nghỉ được cố định vào lịch trình hàng ngày – là cách bạn dành nhiều thời gian cho bản thân mình trước mọi hoàn cảnh.
“Đi dạo, nhâm nhi cà phê, đọc sách hoặc dành thời gian để ngồi xuống và ăn trưa.”
Những lịch trình này cho phép bạn dành thời gian để giải tỏa tâm trí, cho bộ não nghỉ ngơi khỏi bất cứ việc gì đang làm bạn cảm thấy rắc rối và giúp giảm căng thẳng. Thời gian nghỉ kéo dài không quá một giờ nên bạn không lo sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Đặc biệt, việc nghỉ ngơi như vậy sẽ tạo sự thuận lợi vì bạn có một không gian riêng để thư giãn, biết đâu bạn sẽ có những ý tưởng mới.
Lưu ý rằng việc lên lịch cho những khoảng thời gian này nên được duy trì mỗi ngày để đạt hiệu quả cao, giúp bạn rèn luyện bản thân để chuẩn bị cho việc “thiết lập và kích hoạt lại sức mạnh bộ não” của mình.
Dành thời gian để tự duy trì thể chất, tinh thần và cảm xúc
John Koeberer, tác giả của Green-Lighting Your Future: How Manestest the Perfect Life (Nền tảng xuất bản độc lập của CreatSpace, 2013), cho biết một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cùng với một sức khỏe tinh thần tốt có thể giúp bạn chiến thắng sự căng thẳng.
Lời kết
Hãy loại bỏ những áp lực bằng cách chăm sóc và tử tế với chính mình. Một thể chất khỏe, tinh thần và cảm xúc được cân bằng trước những thay đổi của công việc sẽ là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Chỉ cần tâm trí, cơ thể và tâm hồn của bạn ở trong tình trạng mạnh mẽ thì đó sẽ là một yếu tố mấu chốt giúp ngăn chặn những tâm trạng tiêu cực phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Những lợi ích và ứng dụng của AI – Trí tuệ nhân tạo trong ngành Nhân sự
- Trí tuệ cảm xúc là gì và áp dụng như thế nào trong ngành Nhân sự
- Nhân sự nên làm gì giữa tâm bão Coronavirus
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?