Fresher, Junior, Senior là gì? Yêu cầu và nhiệm vụ

Fresher, Junior, Senior là gì? Chắc hẳn bạn không ít lần nghe mọi người nhắc đến những từ này nhỉ! Cụ thể, đây là những từ chỉ mức độ kinh nghiệm của người lao động trong nhiều ngành nghề. Với IT cũng vậy:

  • Fresher là những Developer mới học nghề
  • Junior là những bạn đã làm việc được một thời gian
  • Senior với nhiều năm làm việc và dày dạn kinh nghiệm

Tổng quan là như thế nhưng chi tiết và cách xác định chính xác thì chưa có một thông tin thống nhất nào cả. Như chúng ta đều biết, những tên gọi này thay đổi tùy theo công ty và tùy theo công việc. Dưới đây, mình sẽ đưa ra một góc nhìn trong yêu cầu công việc và mức độ nhiệm vụ của những cấp bậc này.

Fresher Developer là gì?

Fresher Developer chỉ những bạn lập trình viên đã có đủ kiến thức chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực chiến. Hoặc các bạn đã tham gia vào dự án thực tế, tuy nhiên đều được giám sát và giúp đỡ bởi những người có kinh nghiệm. Thường lập trình viên Fresher có kinh nghiệm làm việc dưới 6 tháng.

Yêu cầu chính cho vị trí Fresher

  • Hiểu rõ các khái niệm về lập trình hướng đối tượng (OOP), HTML, CSS.
  • Kỹ năng code – bất kỳ ngôn ngữ nào mà bạn cảm thấy thích và tự tin: C, JAVA, Python,…
  • Thái độ sẵn sàng học hỏi và tiếp thu công nghệ mới là điều mà hầu hết doanh nghiệp đều săn đón.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ

  • Fix những lỗi nhỏ
  • Thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo sự hướng dẫn của leader
  • Làm quen với công cụ, xây dựng dần kỹ năng làm việc.

  Fresher là gì? Kỹ năng và tố chất cần có ở một Fresher

fresher junior senior là gì

Mời bạn tham khảo đa dạng việc làm data analyst fresher, fresher reactjs, fresher php, fresher tester, fresher .NET, fresher C#, fresher nodeJS và nhiều skill khác. Ứng tuyển ngay!

Tham khảo tuyển dụng fresher IT lương cao trên TopDev

Khi nào được gọi là Junior Developer?

Junior Developer thường có ít hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc. Các bạn lập trình viên ở cấp độ này đã có thể code những tính năng đơn giản và bắt đầu đi sâu vào lĩnh vực chính nhưng vẫn cần được đánh giá bởi các senior. 

Thông thường, mối quan tâm của các bạn Junior xoay quanh việc làm sao để code chạy được.

Yêu cầu chính cho vị trí Junior

  • Khả năng code với HTML, CSS, Javascript và Jquery.
  • Biết sử dụng Javascript Framework như Node.js, React.JS, AngularJS, and Vue.
  • Hiểu các nguyên tắc của Responsive Design.
  • Kỹ năng testing và debugging cơ bản.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ

  • Code những tính năng phổ biến, ít rủi ro như đăng nhập, đăng ký.
  • Fix bug nhỏ, không quá quan trọng
  • Hỗ trợ Manager hoặc Senior Developer về lập trình và thiết kế phần mềm.
  • Liên tục cải thiện kỹ năng lập trình.

  Một số thứ để nhanh vượt qua giai đoạn Junior/Fresher hơn

Thế nào là Middle Developer?

Trên Junior là Middle Developer – một cấp ít được nhắc đến với kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 4 năm. Ở cấp độ này hầu như bạn đã có thể làm việc một cách độc lập.

Tất nhiên, các task được giao cho Middle không đòi hỏi quá nhiều kiến thức kỹ thuật chuyên sâu. Mặc dù đã làm việc độc lập tuy nhiên các Developer cấp độ này cũng cần cố vấn của leader.

Yêu cầu chính cho vị trí Middle

  • Về kỹ thuật: nắm vững kiến thức về CSS Preprocessors, JavaScript Transpilers, Nosql, Databases, Servers, and APIs. Đối với lập trình viên frontend nên biết UI/UX Design.
  • Có kinh nghiệm làm việc với nhiều dự án khác nhau.
  • Code sạch, dễ đọc, dễ hiểu.
  • Kỹ năng phân tích dự án, giải quyết những nhu cầu của khách hàng, người dùng.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ

  • Training, review code của Junior. Trong một vài công ty, Middle Developer có thể lead một team 2-3 Junior/Fresher.
  • Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng cho các dự án phần mềm.
  • Phân tích, triển khai, code những tính năng có độ phức tạp trung bình.

Senior Developer là ai?

Chắc hẳn bạn nghĩ rằng trên Middle sẽ là Senior Developer nhưng không hẳn như vậy. Có thể nói, khoảng cách giữa Midde và Senior khá lớn, bạn sẽ phải cố gắng tự phát triển rất nhiều khía cạnh mới có thể trở thành Senior hoặc bạn chỉ có thể mãi mãi dừng lại ở cấp độ Middle.

Xem xét dựa trên sự nỗ lực 110% của các bạn lập trình viên với mong muốn trở thành Senior thì Senior Developer nhìn chung có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 8 năm. Là một Senior bạn hẳn đã phải “kinh” qua rất nhiều lĩnh vực, mắc rất nhiều lỗi, từ đó mới đưa ra được kết luận đúng đắn về quá trình tổng thể.

senior là gì

Một Senior trong lĩnh vực phần mềm có thể làm phần lớn các công việc như:

  • Làm việc với khách hàng để đưa ra nhu cầu, phân tích nghiệp vụ,  xây dựng quy trình làm việc và truyền đạt cho team cũng thực hiện.
  • Senior có thể làm Automation test, DevOps, UI/UX design.
  • Xây dựng kiến trúc code, trực tiếp code, review code của cấp dưới và hạn chế lỗi code.

Yêu cầu chính cho vị trí Senior

  • Kỹ năng training, truyền đạt tốt
  • Kinh nghiệm chuyên sâu giải quyết vấn đề và thực hiện task với độ phức tạp cao.
  • Về kỹ thuật, Senior cần nắm rõ và sử dụng quen thuộc với Javascript và Web Services, GIT, Webpack, JSON, Scrum, XML.

Mức độ thực hiện nhiệm vụ

  • Viết code, review độ chính xác và chức năng của Code.
  • Đưa ra giải pháp công nghệ cho những bài toán khó.
  • Quản lý con người, thời gian, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ.
  • Traning và giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm (Fresher, Junior, Middle) như code, kiểm tra, fix bug và phân tích.
  • Tạo tài liệu kỹ thuật cho các chương trình phần mềm mới.

Tóm lại

Những định nghĩa về Fresher, Junior, Senior là gì mình đưa ra theo góc độ người tuyển dụng mong muốn từ các bạn Developer. Hi vọng, với góc nhìn về những yêu cầu chính và mức độ nhiệm vụ sẽ giúp bạn xác định được level của bản thân ở đâu, từ đó nổ lực phát triển lên những level cao hơn. Bên cạnh đó, việc xác định cấp độ của bản thân sẽ giúp bạn tìm việc và thỏa thuận mức lương một cách tự tin hơn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Bạn là Fresher, Junior hay Senior? Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm? Tham khảo ngay việc làm IT mọi cấp độ trên TopDev!