Đơn xin nghỉ việc là gì? Mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn nhất
Mẫu Đơn xin việc có những điều gì đáng lưu ý? Đâu là những điểm đáng lưu ý cho một mẫu đơn xin nghỉ việc đúng chuẩn theo yêu cầu? Cách viết một đơn xin nghỉ việc như thế nào?
Như chúng ta đều biết, nhu cầu nghỉ việc, thôi việc là nhu cầu thiết yếu của người lao động. Tùy vào quy mô tổ chức, vận hành mà chế độ và hình thức nghỉ phép sẽ có điểm khác nhau. Do vậy mà đơn xin nghỉ việc thật sự rất quan trọng. Đồng thời, một lý do xin nghỉ việc chính đáng cũng rất quan trọng! Cùng TopDev tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc xoay quanh mẫu đơn xin thôi việc nhé!
Đơn xin nghỉ việc là gì?
Đơn xin nghỉ việc là một loại giấy tờ có hiệu lực và giá trị pháp lý, đảm bảo yếu tố hiện hành về yêu cầu thôi việc của một cá nhân trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào đó. Loại văn bản này là quyền lợi của mỗi nhân viên. Văn bản này giúp nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh sự vắng mặt của bản thân trong một khoảng thời gian được xác định và có giới hạn.
Không khác nhiều so với CV IT hay sơ yếu lý lịch dành cho IT, mẫu đơn xin nghỉ việc cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Chúng ta có thể xem xét nó như một loại văn bản cần có trong quy trình quản lý và phát triển tổ chức nhân sự ở mỗi cấp doanh nghiệp. Đơn xin nghỉ việc cần được thể hiện giá trị của nó đúng thời điểm. Điều này phản ánh cho tính trách nhiệm mà mỗi nhân viên thể hiện thông qua sự chuyên cần.
Tại sao cần phải viết đơn xin nghỉ việc?
Chắc hẳn khi muốn nghỉ việc, ai cũng mong muốn “đẹp lòng” cả đôi bên. Do vậy, một đơn xin nghỉ việc với đầy đủ thông tin, nội dung hợp chuẩn; được viết với thái độ chuyên nghiệp và thể hiện sự tôn trọng cần có với tổ chức sẽ giúp lưu giữ những giá trị tốt đẹp hơn.
Mẫu đơn xin thôi việc thể hiện bạn là người có tính trách nhiệm với vị trí, sự tín nhiệm mà tổ chức dành cho bạn trong thời gian vừa qua.
Nó cũng là cơ sở quan trọng giúp cho quá trình nghỉ việc được thuận lợi và có tính chuẩn mực hơn. Vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và bất cứ lý do nào, bạn cũng cần phải viết đơn xin nghỉ việc.
Phân loại mẫu đơn xin nghỉ việc
Thực tế trong tổ chức quản lý nhân sự, có rất nhiều mẫu đơn xin việc. Vậy bạn đã bao giờ biết rõ về chúng? Cùng điểm qua 3 loại mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc chuẩn nhất.
1. Đơn xin nghỉ việc thông dụng nhất
Khi cá nhân người lao động có ý định nhảy việc, muốn chấm dứt hợp đồng thì nhu cầu viết đơn thôi việc là tất yếu diễn ra.
Mục đích của đơn này là trình bày chi tiết lý do và thông báo cho công ty về việc thay đổi nhân sự. Từ cơ sở đó, họ có kế hoạch tuyển dụng kịp thời cho các vị trí còn trống.
Đồng thời, đơn xin nghỉ việc củng có ý nghĩa lớn khi là văn bản giải trình; hỗ trợ quá trình thiết lập sự minh bạch về quy chế nhân sự, tránh tình trạng vi phạm hợp đồng hay những phát sinh tiêu cực ngoài ý muốn.
Tất nhiên, để được phê duyệt và xử lý theo quy trình, đơn nghỉ việc và lý do xin nghỉ việc của cá nhân phải đảm bảo tính thuyết phục, chuyên nghiệp.
2. Đơn xin thôi việc, nghỉ phép không lương
Nếu bạn là cá nhân thuộc các trường hợp như: ốm đau, có việc riêng cần giải quyết; hoặc không có thời gian để bàn giao các nhiệm vụ;… Đây là lúc thích hợp để bạn nêu rõ các lý do của mình.
Một điểm cần lưu tâm là bạn cần có thiện chí nghỉ việc không lương để có thể nhận được sự thông cảm từ nhà quản lý/tổ chức nhân sự. Đừng khiến bản thân rơi vào các tình trạng vi phạm hợp đồng!
3. Đơn xin thôi việc tạm thời (thời gian ngắn)
Đã là một nhân sự chính thức, bạn cần tuân thủ mọi điều luật và chế độ quản lý được đặt ra. Vì vậy, dù là tạm nghỉ có thời hạn và quay trở lại, bạn cũng cần viết đơn xin nghỉ việc. Điều này thể hiện bạn là người có trách nhiệm với tổ chức.
Các bạn lưu ý, cách viết cho loại đơn xin nghỉ việc này là thông báo tới công ty về: lý do, thời gian trở lại làm việc,… Không khó để nhận được sự chấp thuận nếu ban có cách trình bày lý do chính đáng và một thái độ chuyên nghiệp.
Những lý do viết đơn xin nghỉ việc
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi cá nhân có lý do xin nghỉ việc tương ứng. Cùng điểm qua các lý do viết đơn thôi việc hợp lý, chính đáng và ngược lại.
1. Các do xin nghỉ việc chính đáng
Mong muốn đổi môi trường làm việc phù hợp hơn.
Những định hướng phát triển hiện tại không đúng với kỳ vọng.
Các vấn đề về di chuyển cá nhân.
Chế độ đãi ngộ không tương xứng với sự nỗ lực cá nhân.
Sự thăng tiến chậm hoặc nhận thấy không có cơ hội nào để tiếp tục phát triển trong sự nghiệp.
Những “nội chiến” từ các mâu thuẫn, bất đồng công sở.
Ảnh hưởng đa chiều từ các công việc bên ngoài.
Các lý do cá nhân: tâm lý, tình cảm.
Văn hóa công ty chưa thực sự phù hợp với cá tính.
Có những môi trường làm việc lý tưởng hơn.
2. Các lý do xin nghỉ việc không chính đáng
Hoàn cảnh gia đình không cho phép.
Bất khả khàng trong việc kết nối mọi người.
Xu hướng tâm lý và cảm xúc cá nhân chi phối.
Chưa hài lòng với lịch trình làm việc và các quy tắc của công ty.
Công việc nhàm chán, thiếu tính bức phá và các cơ hội sáng tạo.
Với những lý do chính đáng trên, chắc chắn là bạn không nên sử dụng.
Đơn giản vì nó không được nhà quản lý đánh giá cao bạn. Mọi cố gắng của bạn có thể bị mất đi. Trong việc viết đơn, bạn nên thành thật chia sẻ những lý do của bản thân. Đừng nói dối trong mọi trường hợp. Một khi sự thật được phát hiện, bạn mất đi uy tín lẫn cả những tình cảm của cấp trên, các đồng nghiệp đối với bạn. Vậy nên, hãy chân thật khi viết đơn xin thôi việc.
Nếu đã xác định rõ lý do nghĩ việc, bạn cũng nên lập ra kế hoạch trở lại; hoặc sự chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mà bạn vắng mặt. Đồng thời, bạn hãy tìm kiếm cho bản thân những mẫu đơn xin nghỉ việc hợp lý, đúng chuẩn để có thể thuận lợi chuyển sang một môi trường làm việc thích hợp hơn. Ra đi hay ở lại thì bạn đều phải để lại ấn tượng đẹp với tổ chức/doanh nghiệp của mình.
Tìm hiểu về quy trình xin nghỉ việc đúng hiệu lực
1. Bước đầu tiên – Thông báo nghỉ việc
Việc cần làm đầu tiên là bạn cần thông báo cho người quản lý, ngưới giám sát hoặc các cấp cao hơn. Tùy vào mỗi công ty, bạn phải thực hiện thông báo về Team Leader hay phòng nhân sự khoảng 15-30 ngày trước khi chính thức thôi việc. Đây là khoảng thời gian tương ứng với phụ lục pháp lý được trích trong hợp đồng lao động.
Và việc bạn cần làm là tuân thủ chúng. Đây cũng là thời gian công ty có thể sắp xếp và tuyển chọn nguồn nhân sự mới cho vị trí bạn nghỉ việc. Việc báo trước cho nhân sự phản ánh bạn là một cá nhân có thái độ tốt và tính trách nhiệm cao.
2. Bàn giao công việc và những thứ có liên quan
Khi lá đơn xin thôi việc của bạn được duyệt, kế tiếp chính là bước bàn giao công việc. Trong thời gian đó, nhiệm vụ của bạn là phải hoàn tất các công việc dang dở trong thời gian quy định còn lại. Tiếp đó là hệ thống các nội dung công việc, lưu trữ và bàn giao lại cho nhân sự mới (nếu có).
Những thứ có liên quan như tài sản, giấy tờ cũng được sắp xếp theo quy trình. Đặc biệt, chính bạn là người chia sẻ, hướng dẫn lại công việc cho người mới; trao đổi và trình bày với họ nắm rõ quy chế và cách xử lý công việc trong thời gian tới.
3. Tuân thủ hiệu lực hợp đồng lao động
Nếu rời đi không bao trước, không có đơn xin thôi việc và không nhận được sự đồng ý của công ty, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà chưa có sự chấp thuận, bạn sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
Không nhận được trợ cấp thôi việc.
Bạn phải bồi thường cho người sử dụng lao động từ ½ đến một tháng tiền lương.
Tùy theo từng loại hợp đồng bổ sung hay quy chế riêng từng doanh nghiệp, bạn có thể được yêu cầu hoàn trả toàn bộ chi phi đào tạo ban đầu.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng khiến bạn có một “chấm đen” trong hồ sơ xin việc. Và đó là rào cản khiến bạn khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới.
Từ những phân tích trên cho thấy, mọi thứ đều phải tuân thủ các quy trình. Bạn cần thực hiện đầy đủ việc viết đơn xin nghỉ việc để để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình. Tất nhiên vẫn phải lưu tâm về một lý do xin nghỉ việc hợp lý.
Mẹo ứng xử “khôn khéo” khi viết đơn xin nghỉ việc
Như bạn đã biết, viết mẫu đơn xin thôi việc không phải chỉ dừng lại ở quy trình gửi đơn, chấp thuận rồi nghỉ một mạch. Mà nó cần quy trình và đôi khi là cả một nghệ thuật.
Việc khéo léo và tinh tế trong các thủ thuật viết đơn xin nghỉ việc sẽ cho thấy bạn là một nhân viên chuyên nghiệp. Hãy quan tâm và bỏ túi những cách thức dưới đây.
1. Suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định gửi đơn
Đây thật sự là một bước quan trọng. Bạn không thể thích thì nghỉ. Việc tùy hứng thể hiện bạn là người thiếu trách nhiệm. Hãy đặt ra các câu hỏi, sau đó cân nhắc trước khi đi đến quyết định viết đơn xin thôi việc.
Sau đây là một vài suy nghĩ và phán đoán bạn nên tham khảo:
Liệu bạn đã giải quyết hết những công việc còn lại chưa?
Bạn có chắc chắn tìm được việc mới sau khi nghỉ việc?
Lý do xin việc ấy liệu là nhất thời? Nó có tương xứng với những công sức bạn cống hiến hay không?
Ở môi trường làm việc mới, các chế độ phúc lợi, các kỹ năng, kiến thức mới bạn học được có giúp bạn nhanh chóng thăng tiến như kỳ vọng?
Rất nhiều thứ cần bạn suy nghĩ kỹ lưỡng. Do đó, bạn không thể đưa ra các quyết định một cách vội vàng. Hãy thật sự thận trọng khi đi quyết định rời đi. Khi đã thật sự lựa chọn được hướng đi, hãy dành tâm sức đầu tư cho lá đơn xin nghỉ việc một cách hoàn hảo. Nó không đơn giản chỉ là một tờ trình, mà đó còn là sự tôn trọng với chính tổ chức nhân sự của bạn.
2. Thời điểm rời đi rất quan trọng
Sau khi đã cân nhắc và có những quyết định, bạn nên quan tâm đến tình thế hiện tại của công ty.
Ví dụ như: công ty có đang thật sự ổn về nhân lực? Các chiến lược phát triển sản phẩm, dự án hoạt động, sự kiện thường niên có đang vào thời điểm nóng hay không? Nếu là một nhân viên thật sự có tâm, bạn phải nhìn nhận rõ vấn đề này. Bạn không nên rời đi nếu công ty rơi vào khủng hoảng khó khăn. Hãy nghĩ đến công ty dù đó chỉ là vài tháng tới!
Trước khi rời đi, đây có phải thời gian thích hợp để bạn bỏ đi những mâu thuẫn vốn có với sếp, đồng nghiệp? Thật sự đó là một suy nghĩ đúng đắn! Bạn nên cởi mở, tìm kiếm cơ hội để tháo gở những nút thắt bất đồng nảy sinh. Có thế như thế, khi “tốt nghiệp” môi trường làm việc cũ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Đồng thời, đó cũng là cơ sở giúp nuôi dưỡng các mối qun hệ đẹp của bạn. Từ suy nghĩ đó, bạn có thể tự tin tìm kiếm công việc mới cũng như mong đợi về một chặng đường tươi đẹp, suôn sẻ hơn.
Cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn nhất
1. Phần mở đầu
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
Bạn cần phải triển khai viết quốc hiệu, tiêu ngữ trước khi đi vào chi tiết. Cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Tên đơn: Đon xin nghỉ việc, đơn xin thôi việc,… (Đơn nghỉ phép sẽ gắn với mục đích cụ thể tùy trường hợp thực tế).
- Kính gửi: Đơn xin phép được gửi cho ai? Người viết đơn cần xác định rõ đối tượng cần gửi đơn. Đó có thể là cấp trên, người quản lý, Team Lead, trưởng nhóm,…
2. Phần nội dung trọng tâm mẫu đơn xin nghỉ việc
- Phần này rất quan trọng và cần đảm bảo đầy đủ các nội dung như sau gồm:
– Các thông tin liên quan đến người viết đơn
– Mục đích của việc viết đơn xin nghỉ việc
– Lý do xin nghỉ phép: Các lý do phải thật sự chính đáng và hợp lý trong hoàn cảnh hiện thời của tổ chức/doanh nghiệp.
– Lời cam kết về sự thật và lởi cảm ơn
– Xác nhận minh chứng thông qua chữ ký (ký và ghi rõ họ tên)
- Đặc biệt, một phần đáng lưu tâm nữa, bạn nên trình bày thêm những nội dung sau:
– Những kinh nghiệm, các giá trị bạn có được trong thời gian làm việc tại công ty
– Chia sẻ về quá trình trưởng thành của bạn
– Gửi lời cảm ơn và sự trân trọng với những ai đã giúp đỡ bạn
– Nhắc lại những ấn tượng về các cột mốc/dấu ấn khó quên của bạn
– Trình bày lý do rời đi một cách chân thật, có chiều sâu
– Nếu có thể, hãy đề cử các ứng viên thay thế phù hợp
Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc
Sau đây là những lưu ý sẽ thật sự giúp bạn có một lá đơn xin thôi việc thật sự thuyết phục.
1. Văn phong lịch sự
Thái độ quyết định tất cả. Điều này không bao giờ là sai. Khi viết mẫu đơn xin nghỉ việc, bạn cần có một thái độ tôn trọng, lịch sự. Điều đó được thể hiện qua văn phong trình bày, ngôn ngữ bạn sử dụng. Đừng quá phô trương các cảm xúc vào lá đơn mà hãy kiếm soát tốt nó.
2. Nội dung mô tả về lý do phải chi tiết
Lý do nghỉ việc. thôi việc là nội dung trọng tâm mà bạn muốn truyền tải đến cấp trên. Và dù là loại văn bản, giấy tờ dưới hình thức nào, nội dung đều phải được chú trọng.
Bên cạnh lý do hợp lý, cách trình bày rõ ràng, chân thật, bạn nên chia sẻ với người quản lý về thời gian mà bạn sẽ trở lại với công việc (trường hợp bạn tạm thời nghỉ việc). Đó được hiểu là lời cam kết mang dấu ấn uy tín; và trách nhiệm của bạn với công việc. Trong trường hợp đó, hãy linh hoạt để lại thông tin cá nhân, đề phòng những vấn đề phát sinh liên quan đến quyền lợi.
Tương tự, nếu bạn là cá nhân chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các dự án lớn, hãy nhanh chóng bàn giao. Công tác bàn giao cần được tiến hành lập tức và trong khoảng thời gian ngắn. Bạn phải đảm bảo cho dù thế nào, khi bạn rời đi, mọi quy trình vẫn được tiếp diễn. Đồng thời, chắc chắn không tạo ra sự thay đổi và ảnh hướng tiêu cực đến mọi người xung quanh bạn.
Làm gì để nghỉ việc chuyên nghiệp?
Chắc chắn rằng sau khi rời đi, việc bạn làm đầu tiên là tìm việc mới. Hãy cố gắng hoàn thiện một bộ hồ sơ xin việc để đảm bảo quá trình ấy diễn ra thuận lợi. Nếu là một cá nhân nghỉ việc chuyên nghiệp, bạn cần quan tâm đến những yếu tố xung quanh.
Cùng TopDev xem qua các thông tin dưới đây! Chúng đều là những khía cạnh nhỏ. Song, chúng có ích trong mối quan hệ với cách thức tổ chức/quản lý nhân sự.
1. Rời đi bí mật
Bí mật ở đây không phải bạn tự ý rời đi không viết mẫu đơn thôi việc. Mà nó hiểu là bạn không nên chia sẻ chúng cho những người bạn thân thiết.
Đặc biệt, trước khi tìm được công việc phù hợp mới, bạn lại không nên chia sẻ. Bởi đơn giản, việc bạn nghỉ việc có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ của những người xung quanh. Hệ quả tiêu cực hơn là khiến cho hiệu suất công việc của họ bị thụt lùi.
2. Hệ thống hóa và lưu lại những thứ bạn đã làm
Mọi bài học dù ở môi trường nào đều có giá trị. Nó đều có ích cho sự nghiệp phát triển riêng của bạn sau này. Vì thế, dù nghỉ việc, bạn vẫn phải có trách nhiệm lưu trữ hồ sợ, thông tin về các dự án bạn thực hiện.
Điều này vừa có lợi cho việc thiết lập tài liệu bàn giao cho nhân sự mới; vừa giúp bạn nhìn nhận lại những nỗ lực và thành quả thực tế trong hành trình dài vừa qua.
Mẫu đơn xin thôi việc chuẩn nhất
Có thể bạn quan tâm:
- 5 dấu hiệu đã đến lúc bạn nên nghỉ việc
- Nhảy việc sao cho khéo? Thời điểm thích hợp nhất để nhảy việc
- List 10 việc cần chuẩn bị trước khi “nhảy việc”
Xem thêm việc làm Developers hàng đầu tại TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?