Chiến lược thúc đẩy động lực cho nhân viên

Động lực thực sự rất quan trọng đối với nhân viên. Động lực được xem là thứ nuôi dưỡng; thúc đẩy nhân viên về nhiều khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh tinh thần. Hiệu suất cao, phát huy tiềm năng, khả năng đồng hành và phát triển,… là những yếu tố bị chi phối bởi động lực. Để đảm bảo việc duy trì động lực cho nhân viên, nhà quản lý/lãnh đạo nhân sự cần có những chiến lược cụ thể. Cùng TopDev tìm hiểu xem đâu là chiến lược phù hợp nhất.

Thiếp lập chính sách tiếp cận 

Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn hiểu rõ về các quy tắc, (dựa trên các cơ sở pháp lý). Đồng thời, việc truyền đạt các chính sách phải diễn ra rõ ràng.

Nhà quản lý/lãnh đạo nhân sự cần xác định rõ nguyên nhân, kết quả và định hướng cho nhân viên những gì họ cần phải làm trong thời gian sắp tới.

  6 xu hướng giúp định hình những nhà lãnh đạo nhân sự tương lai
  Phân tích con người - Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2023

động lực

Hơn thế nữa, nhân viên cần nhận thức được những ảnh hưởng phát sinh. Điều đó được phản ánh qua chính cách hành xử; thực hiện các nhiệm vụ của họ. Họ cần biết rằng khi họ đang hoạt động trong một tổ chức, việc giảm bớt cái tôi cá nhân và cân bằng hóa những mong muốn là ưu tiên hàng đầu. Hiểu được như vậy, mỗi nhân viên sẽ có được niềm tin từ doanh nghiệp. Đồng thời, hạn chế được những rủi tro phát sinh và có back-up phù hợp nhất cho tình hình hiện tại. 

Chuẩn hóa quản lý vĩ mô (Macromanagement)

Quản lý vĩ mô là một hình thức được nhiều doanh nghiệp dành sự quan tâm. Chuẩn hóa quản lý vĩ mô sẽ giúp chính các nhân viên kiểm soát tốt các nhiệm vụ cần phải thực hiện. Tự chủ động theo dõi và báo cáo kết quả. Và đảm bảo đúng trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Những quy tắc riêng được đặt ra khiến họ phải thật sự để tâm đến công việc của mình.

Xem thêm: Bí mật giúp tạo động lực và tăng năng suất cho nhân viên!

động lực

Từ cơ sở đó, hình thành ở họ một tư duy độc lập. Đặc biệt là tinh thần luôn cầu tiến. Họ biết rõ mình cần làm gì, làm vì mục đích nào và đâu sẽ là những đích đến xa hơn. Chính điều đó tạo ra động lực thúc đẩy họ luôn phải cố gắng.

Phép loại trừ là yếu tố được các tổ chức thực hiện nhằm gia tăng tính cạnh tranh. Thực tế mục đích của việc này là tạo ra “lực đẩy” tác động tinh thần. Từ đó, nhân viên nhân thấy các thách thức và tự nỗ lực rèn luyện. Thế nhưng, lưu ý mọi thứ cần có giới hạn. Nếu không, định hướng dẫn dắt và mục tiêu thực hiện quản lý vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng.  

Khen thưởng luôn là chiến lược tối ưu

Không cần bàn cãi thì ai cũng thừa nhận rằng khen thưởng chính là cách tạo ra động lực tốt nhất dành cho nhân viên. Và tất nhiên, mỗi sự xem xét cần đảm bảo các tiêu. Mỗi quyết định đều dựa trên các hệ giá trị tnương ứng về khả năng, kinh nghiệm, hiệu suất công việc, tiềm năng phát triển,… Việc khen thưởng phải được diễn ra công bằng; đảm bảo tính hợp lý trong thị trường phát triển nghề nghiệp.

Xem thêm: Để thăng tiến, cần phải có chiến lược!

Động lực gắn liền với mục tiêu thăng tiến của mỗi nhân viên. Hãy mở ra nhiêu cơ hội để nhân viên thử sức. Họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ tổ chức.  Đó là động lực lớn giúp họ cải thiện hiệu suất công việc. 

Lời kết

Dưới góc nhìn của một chuyên gia, các nhà lãnh đạo nhân sự cần nhìn nhận những thay đổi cũng như mong muốn từ nhân viên. Họ cần một môi trường làm việc thoải mái và đảm bảo những nhu cầu về sự thăng tiến, tính hợp tác,… Rất nhiều thứ cần được nắm bắt qua chính lăng kính của người quản lý. TopDev hi vọng, nhà lãnh đạo sẽ giúp họ tiếp cận với các thách thức tạo ra động lực. Và cho họ niềm tin rằng tổ chức của bạn hoàn hoàn là nơi phù hợp giúp họ gia tăng động lực.


Tuyển Dụng Nhân Tài IT Cùng TopDev
Đăng ký nhận ưu đãi & tư vấn về các giải pháp Tuyển dụng IT & Xây dựng Thương hiệu tuyển dụng ngay!
Hotline: 028.6273.3496 – Email: [email protected]
Dịch vụ: https://topdev.vn/page/products

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm Top các việc làm cho lập trình trên TopDev