Chiếc nón học tập – Ai cũng nên biết!
Tiến trình Đọc – Học – Vọc hay Biết – Hiểu – Hành nói ra thì dễ nhưng cứ phải tới khi đụng và ngã ngửa rồi mới hiểu ra và khi có được động lực kèm môi trường thì chịu học.
Bạn sửa bài cho, rồi đọc lại tôi mới thấy những cái bị sửa đơn giản vô cùng và toàn là những cái tôi đã biết và hiểu nhưng tôi chẳng nhớ, chẳng dùng. Bạn bảo bởi “passive learning”, tức học thụ động, được hiểu rằng chỉ có nạp và xử lý rồi để đấy mà không hành. Với ngôn ngữ, nó là chuyện đọc nhiều, nghe nhiều, biết phát triển ý, biết đặt câu hỏi nhưng không chủ động nói, không viết thường xuyên và sử dụng những gì đã học vào quá trình này, vậy nên biết nhưng không làm được.
Cái hình dưới của nhà giáo người Mỹ Edgar Dale ra đời cách đây cũng tầm 70 năm nhưng vẫn còn xài được. Nó cụ thể hóa cái quá trình trên bằng mấy con số và mấy cách thức mà Dale đã khảo sát và nghiên cứu. Tháp đồ đơn giản này có ý nghĩa quan trọng trong định hình phương pháp giảng dạy chủ động, kết hợp các hình thức khác nhau để kích thích mọi giác quan của người học. Với người học, họ cũng có thể tham khảo để biết cách học chủ động sao cho tiếp thu hiệu quả và thực hành được chính xác những gì đã học.
Cách đây mấy hôm tại Sài Gòn, vị tỉ phú người Mỹ, Jeff Hoffman, người là đồng sáng lập và giám đốc của mấy công ty du lịch siêu bự, dạng trùm thế giới cũng nói về chuyện học chủ động kết hợp với các phương tiện kỹ thuật số để phục vụ cho đổi mới sáng tạo. Ngoài việc chia sẻ các công nghệ mới đang định hình lại cách ta học tập, làm việc, và tầm quan trọng của khai thác các công nghệ này như (thực tế ảo, hologram, gương thông minh, …), ông cũng chỉ một cách nữa nằm ở trên đỉnh của tháp đồ Dale, là đọc. Hãy đọc thật nhiều và đọc mỗi ngày. Đọc sách là chuyện hiển nhiên rồi, nhưng hãy đọc thêm những tài liệu khác. Đọc mọi chủ đề chứ không chỉ 1 chủ đề. Vì bài nói của ông đề cập đến đổi mới sáng tạo, ông cho hay chính nhờ mỗi ngày dành ra 10 phút đọc những cái mới hay những chủ đề khác lạ so với chuyên ngành của mình trong suốt 30-40 năm nay mà ông, một kỹ sư, mới mang đến những thành công từ việc biết áp dụng những kiến thức từ ngành khác vào đổi mới lĩnh vực du lịch. Ông học chủ động bằng cách áp dụng nó ngay vào công việc của mình.
Tài liệu về đọc, học chủ động trên mạng cũng nhiều, chịu khó tìm kiếm thì có cả đống để đọc đó nghen.
Nguồn: Gương Nga
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?