Cách tìm ứng viên trên LinkedIn không phải HR nào cũng biết
Cách tìm ứng viên trên LinkedIn như thế nào hiệu quả nhất? LinkedIn là một nền tảng thông minh với nhiều tính năng nổi bật. Ngày càng nhiều xu hướng và thông tin tuyển dụng được cập nhật; truyền tải trên LinkedIn đã tạo ra sự tương tác lớn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Cùng TopDev tìm hiểu về những bí kíp giúp khai thác và tuyển dụng trên LinkedIn hiệu quả nhất nhé.
Bên cạnh việc đặt ra những target cụ thể; đối tượng hướng đến rõ ràng, nhà tuyển dụng cần có những kinh nghiệm trong việc tận dụng nguồn tài nguyên LinkedIn; nhằm gia tăng hiệu suất cho công tác tuyển dụng ứng viên cho các vị trí phù hợp.
Vì sao HR nên tuyển dụng nhân sự trên LinkedIn?
LinkedIn đã trở thành một trong những mạng xã hội chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, kết nối hàng triệu nhà quản lý, chuyên gia và nhân viên từ khắp nơi trên thế giới. Việc sử dụng LinkedIn trong quá trình tuyển dụng mang lại nhiều lợi ích cho các chuyên viên nhân sự (HR).
Dưới đây là một số lý do vì sao HR nên sử dụng LinkedIn để tuyển dụng:
- Quy mô mạng lưới chuyên nghiệp: LinkedIn là mạng xã hội với mạng lưới kết nối rộng lớn và chuyên nghiệp, giúp HR mở rộng mối quan hệ với ứng viên tiềm năng, nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh vực. Điều này giúp tạo ra một nguồn cung ứng ứng viên chất lượng và đa dạng.
- Tiếp cận nguồn ứng viên chất lượng: LinkedIn cho phép HR tiếp cận một đối tượng ứng viên đa dạng và chất lượng, bao gồm cả những người đang làm việc tại các công ty, freelancer và người tìm kiếm việc làm mới.
- Cung cấp thông tin chi tiết về ứng viên: Hồ sơ LinkedIn của ứng viên thường cung cấp thông tin chi tiết về họ, bao gồm học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, dự án đã tham gia và các hoạt động xã hội. Điều này giúp HR có cái nhìn toàn diện về ứng viên trước khi quyết định tiến tới giai đoạn phỏng vấn.
- Quảng cáo việc làm: LinkedIn cung cấp nền tảng quảng cáo việc làm, cho phép HR đưa thông tin về các vị trí tuyển dụng trực tiếp đến những ứng viên có kỹ năng phù hợp.
Cách tìm ứng viên trên LinkedIn hiệu quả cho HR
1. Checklist các ứng viên tiềm năng về công ty mà họ đang làm hoặc đã làm
Có rất nhiều cách mà bạn có thể khai thác như hỏi Hiring Manager; hay xem lại profile/portfolio của những bạn đã đảm nhận vị trí tương tự. Ngoài ra, bạn có thể lên các trang job tìm việc làm (nền tảng job board) để tra cứu về các kỹ năng tương ứng với skill mình đang ứng tuyển.
Việc xem xét như vậy có thể giúp bạn khai thác thêm về sở thích, tính cách, mối quan hệ và tầm ảnh hưởng hay những đánh giá về chuyên môn về ứng viên đó. Và biết đâu bạn sẽ biết được những mong muốn của họ cho từng vị trí tương ứng; lý do nào họ rời bỏ doanh nghiệp hiện tại và chấp nhận bắt đầu lại,… Điều này rất quan trọng đấy! Vì giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chính xác hơn về các ứng viên.
2. Quan tâm đến tên công ty của ứng viên
Ví dụ, bạn đang muốn tuyển dụng IT. Cụ thể, đó là vị trí lập trình về iOS Developer có kinh nghiệm triển khai, thực hiện các sản phẩm hướng đến số lượng người dùng lớn (khoảng 1 triệu users), bạn có thể tiến hành các bước như sau:
Tìm hiểu xem đâu là sản phẩm mobile app mà có nhiều người dùng? Việc này không quá khó nếu bạn hay dùng app mobile; và chịu suy nghĩ một chút. Bạn nên liệt kê ra hết các app bạn biết. Đồng thời đi hỏi thêm những bạn làm về lập trình trong công ty.
Đồng thời, từ việc tìm tên app, bạn có thể tìm hiểu thêm về tên công ty. Đây là một điểm thuận lợi giúp tối ưu hóa thông tin ứng viên. Vì có rất nhiều trường hợp trên profile ứng viên không để tên app mà chỉ để tên công ty sở hữu app đó.
3. Liên kết từ khóa và kết nối ứng viên
Khi đã tìm hiểu về tên công ty, tên những sản phẩm (tức là source); mà ở đó có thể có những ứng viên mình cần tìm thì việc tiếp theo cần làm là search theo các từ khóa và bắt đầu tiến hành kết nối. Có thể thực hiện theo trình tự sau:
1. Viết đoạn mô tả ngắn để giới thiệu về doanh nghiệp và mục đích kết nối ứng viên, đó là bước đầu gây được thiện cảm.
2. Chú trọng đến thời điểm kết nối ứng viên. Cụ thể thời điểm “vàng” tạo ra hiệu quả kết nối với các bạn làm IT là từ 10PM trở đi.
3. Tạo sự thu hút bằng visual hình ảnh. Đánh vào các Recruiter là nữ thì việc lựa chọn những avatar trẻ trung, dễ thương là điều cần thiết.
4. Đăng tin tuyển dụng trong các group trên LinkedIn
Đăng tin tuyển dụng lên các nhóm trên LinkedIn là một cách hiệu quả để tìm kiếm và tiếp cận các ứng viên có kỹ năng phù hợp trong cộng đồng chuyên ngành. Dưới đây là một số cách tìm ứng viên trên LinkedIn thành công:
- Xác định những nhóm liên quan: Tìm các nhóm LinkedIn liên quan đến lĩnh vực công việc, ngành nghề, hoặc vị trí tuyển dụng mà bạn đang quan tâm. Hãy chọn những nhóm có số lượng thành viên lớn và hoạt động tích cực để tăng khả năng đạt đến nhiều người.
- Tham gia và tương tác: Trước khi đăng tin tuyển dụng, hãy tham gia vào những cuộc thảo luận trong nhóm. Chia sẻ kiến thức, bình luận và tương tác với các thành viên khác để xây dựng tên tuổi và uy tín trong cộng đồng.
- Tạo nội dung hấp dẫn: Trước khi đăng tin, hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị nội dung tuyển dụng thú vị và hấp dẫn. Điều này bao gồm mô tả vị trí công việc, yêu cầu, quyền lợi và các thông tin khác mà ứng viên quan tâm.
- Sử dụng hình ảnh và định dạng hấp dẫn: Để tin tuyển dụng nổi bật, hãy sử dụng hình ảnh và định dạng văn bản hấp dẫn. Một hình ảnh ấn tượng và một định dạng dễ đọc sẽ thu hút sự chú ý.
- Chọn thời điểm đăng: Nghiên cứu và tìm hiểu thời điểm mà những thành viên tích cực nhất trong nhóm thường hoạt động trên LinkedIn.
- Hỗ trợ và tương tác: Khi có ứng viên quan tâm hoặc đặt câu hỏi về tin tuyển dụng của bạn, hãy hồi đáp nhanh chóng và chuyên nghiệp. Điều này thể hiện tính tận tâm và quan tâm của bạn đối với ứng viên.
5. Cách tìm ứng viên trên LinkedIn bằng hình thức trả phí
Cách thức này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc ngân sách tuyển dụng cao. Sự khác biệt giữa tài khoản trả phí và tài khoản miễn phí trên LinkedIn nằm ở chức năng InMail. Trong trường hợp sử dụng tài khoản miễn phí, bạn sẽ phải dựa vào các mối quan hệ chung nếu muốn tiếp cận ứng viên nằm ngoài mạng lưới kết nối của mình.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng tài khoản trả phí trên LinkedIn, bạn có khả năng tương tác trực tiếp với họ qua chức năng InMail. LinkedIn cung cấp hai loại tài khoản trả phí: Tài khoản Premium và Tài khoản Recruiter.
Phải làm gì khi gặp phải vấn đề Limited (bị giới hạn tìm kiếm) trên LinkedIn?
Khi tuyển dụng trên LinkedIn không tránh khỏi những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Giới hạn tìm kiếm là một vấn đề nhiều HR thường gặp nhất. Vấn đề này do việc kết nối/search quá nhiều sẽ bị LinkedIn giới hạn phạm vi tìm kiếm. Đừng quá lo lắng, hãy giải quyết bằng những cách thức như sau:
Giải pháp 1 – Cách thức không tốn phí
Bạn có thể linh động và tạo nhiều hơn 1 profile trên LinkedIn. Tất nhiên, bạn cần dành thời gian hoạt động (nuôi dưỡng tài khoản). Khi gặp phải trường hợp bị giới hạn, bạn có thể chuyển sang các tài khoản khác. Đồng thời, copy thông tin truy cập ứng viên để tiếp tục xem contact.
Tạo thêm profile “fake” cũng được xem là một thủ thuật hoàn hảo vì có nhiều bạn chấp nhận lời mời LinkedIn bằng cách xem “Title”/Công việc của bạn.
Chẳng hạn, những bạn làm Digital Marketing bắt gặp một bạn có title là Digital Marketing Manager gửi contact cho mình thì khả năng bạn accept sẽ cao hơn khi thấy người gửi là HR/Recruiter. Mọi việc đều mang tính chất tương đối và vì thế, bạn cần cân nhắc thêm tình trạng này.
Giải pháp 2 – Dùng Profile Premium
Một cách tìm ứng viên trên LinkedIn khác bạn có thể tham khảo là dùng Profile Premium Bạn sẽ được sử dụng Profile Premium free 1 tháng đầu nếu chấp nhận các điều khoản và thao tác cực kỳ đơn giản chỉ cần bạn có thẻ tín dụng. Trong tuần đầu tiên, khi còn được dùng miễn phí, bạn hãy tận dụng để mở rộng số lượng network đến mức tối đa.
Đặc biệt, sau thời gian dài tốn phí, LinkedIn sẽ cho bạn dùng free tài tài khoản premium 1 lần vì thế bạn nên kích hoạt lại. Chính sách này là có thể thay đổi tùy vào thời điểm.
Giải pháp 3 – Tận dụng sự hỗ trợ khai thác từ bên ngoài
Ở thời điểm hiện tại, nhiều nhân sự IT đang không có đủ thời gian cũng như nguồn lực để tập trung phát triển trên LinkedIn được; cũng như sử dụng nhiều nguồn lưc hơn cho các kênh tuyển khác tích hợp nhanh hơn như Facebook, Email,… Đặc biệt là với các vị trí yêu cầu mức kinh nghiệm cao không thể đơn thuần chỉ lấy CV từ Facebook được nữa. Vì thế nhân sự IT cũng nên tìm kiếm một đơn vị tuyển dụng thứ 3 để hỗ trợ; lên một chiến lược “săn người trên LinkedIn” hiệu quả chặt chẽ hơn tuỳ theo đặc thù doanh nghiệp.
Để có thể hỗ trợ toàn diện và mang về nguồn CV chất lượng nhất cho nhà tuyển dụng IT, TopDev cho ra mắt hệ tuyển dụng tích hợp vừa tìm kiếm vừa sàng lọc ứng viên đa kênh. Doanh nghiệp sẽ không chỉ nhận được 1 – mà là 2 nguồn CV chất lượng cao được sàng lọc trước cho doanh nghiệp; đảm bảo đầu vào cho cả các vị trí Senior yêu cầu kinh nghiệm cao cả nguồn từ LinkedIn. Từ đó giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng đạt chỉ tiêu tuyển dụng của mình và tìm được “người đồng hành” phù hợp.
4. Thúc đẩy tính tương tác trên LinkedIn
Cách tìm ứng viên trên LinkedIn thành công hãy chịu khó tương tác hàng ngày trên vì bản chất đây là một mạng xã hội, bạn càng xuất hiện với những bài đăng chất lượng, đầu tư về mặt hình ảnh và nội dung thì chắc chắn post của bạn sẽ được react.
Không chỉ đơn thuần là một người chia sẻ, bạn hãy chủ động tương tác và bình luận; bày tỏ quan điểm một cách logic, khoa học về những thông tin, kiến thức của mình. Những comment có thể sẽ là sợi dây kết nối mạnh nhất. Có thể nó sẽ tạo ra sự đồng cảm, cũng có làm bùng nổ những tranh luận. Tuy vậy, mọi thứ đều hướng đến mục đích chung là tạo ra sự tương tác. Những công tác như lý giải sẽ có hiệu lực nếu tính tương tác và khả năng kết nối tốt. Khi tương tác tốt, bạn sẽ khoanh vùng được đâu là những ứng viên thật sự tiềm năng.
Nếu đã thành công trong việc kết nối ứng viên, đừng ngại ngần mà hãy chủ động trò chuyện. Một vài lời nhắn đầu tiên rất quan trọng, vì nó sẽ giúp việc gửi contact các vị trí ứng tuyển cho ứng viên một cách dễ dàng hơn.
Lời kết
Với độ kiểm soát và bảo mật chặt chẽ, LinkedIn thật sự là một nền tảng tốt dành cho công tác tuyển dụng trên. Nếu người dùng đảm bảo tuân thủ tốt những nguyên tắc; không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng thì bạn có thể an tâm khi LinkedIn hoàn toàn hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm nguồn ứng viên trẻ; tiềm năng và phù hợp với từng vị trí trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách tìm ứng viên trên LinkedIn hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- OKR là gì? Kinh nghiệm thiết lập OKR?
- Bí quyết phát triển hoạt động nhân sự qua Email Marketing
- KPI là gì và những điều cần biết?
Xem thêm Tìm việc làm ngành it trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?