Cách lập trình viên chọn một công ty tốt
Bài viết được sự cho phép của tác giả Võ Xuân Phong
Nếu bạn vẫn còn đang ngồi trên giảng đường đại học, xin chúc mừng bạn những chia sẻ của mình dưới đây, có thể giúp bạn hiểu và có định hướng rõ ràng hơn mình thời còn là sinh viên. Nếu bạn đã đi làm rồi thì cũng nên tham khảo những chia sẻ này nó có thể giúp bạn ít nhiều.
Thời mình còn là sinh viên, mình rất sợ hai từ thất nghiệp nó ám ảnh mình khiến mình học tập rất chăm chỉ, chỉ mong rằng sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp sau đó. Thời điểm đó mình chỉ có một hy vọng duy nhất là được nhận vào một công ty nào đó, để học hỏi và lấy kinh nghiệm, mình cũng không mường tượng được một công ty tốt nó trông như nào, được gì và mất gì khi xin việc vào một công ty. Đến khi vào làm việc tại công ty A, B, C thì mình vẫn chỉ biết cố gắng trau dồi, học hỏi mỗi ngày để có được càng nhiều kiến thức và kinh nghiệm càng tốt. Mình đã cày như một cái máy, thật sự đó. Nhưng chắc chắn đó là cái nhân mình đã gieo, sau gần 4 năm lăn lộn thì mình thấy trước mắt mình có nhiều cánh cửa rộng mở hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn và mình có thể đúc kết được thế nào là một công ty tốt để mình có thể cống hiến lâu dài.
Dưới đây có những câu hỏi mà bạn nên tự đặt ra cho bạn, để bạn có thể tìm được con đường đi của mình nhé.
Quy trình và môi trường làm việc
Quy trình làm việc của công ty có hiện đại và phù hợp với xu hướng hay không?, hay nó đã cũ và lỗi thời. Quy trình làm việc rất quan trọng, nó giúp tất cả các thành viên của công ty làm việc một cách khoa học và chuyên nghiệp, nếu như quy trình của công ty không còn phù hợp với xu hướng thì bạn khó có thể được đánh giá cao khi xin vào một công ty khác có quy trình chuẩn hơn. Giả sử như công ty bạn đang sử dụng quy trình Waterfall thay vì Agile.
Bạn có thể học hỏi những công nghệ và những điều mới mẻ tại công ty hay không? Công nghệ thay đổi một cách chóng mặt nên bạn phải chắc rằng mình được cập nhật và học hỏi được những điều mới mẻ nhất.
Tham khảo TOP 100 Công Ty Tốt Nhất Việt Nam Ở Thời Điểm Hiện Tại
Leader
Leader sẽ là người trực tiếp dẫn dắt, giúp bạn hoàn thiện bản thân và đưa bạn đến những nền tảng cao hơn và hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi dưới đây nhé:
Leader của bạn có phải là người mà bạn ngưỡng mộ hay không? Bạn có thể học hỏi được gì từ người đó?
Leader của bạn có tiếp nhận ý kiến cá nhân của bạn hay không, họ có bảo thủ hay không?
Người leader này có chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ cao hay không?
Họ có cân nhắc và tạo cơ hội để bạn phát triển và hoàn thiện kỹ năng của bạn hay không?
Leader của bạn có công nhận những đóng góp của bạn cho công ty hay không?.
Đồng nghiệp
Những người mà bạn tiếp xúc và giao tiếp hằng ngày, sẽ ảnh hưởng đến một phần nào đó trạng thái cảm xúc và hiệu quả công việc. Thế nên nếu như bạn có những người teammate tốt, luôn hỗ trợ, giúp đỡ và thúc đẩy nhau vì mục đích của team thì thật sự rất may mắn. Còn không thì ít nhất bạn phải có trí tuệ cảm xúc cao, để giải quyết những xung đột và mâu thuẫn không đáng có, chứ không thì mỗi ngày bạn đi làm như mỗi ngày bạn đi xuống địa ngục vậy.
Quá Trình Thăng Tiến
Bạn không ngừng học hỏi để tiến về phía trước và công ty cần có lộ trình rõ ràng để bạn có thể bước lên những nấc thang cao hơn trên con đường sự nghiệp. Không ai muốn làm mãi một vị trí sau nhiều năm cả.
Lương
Bạn hãy thường xuyên tham khảo và tìm hiểu về thị trường việc làm và nhiều công ty khác, với khả năng và vị trí hiện tại của bạn, thì mức lương của bạn có tương xứng với giá trị mà bạn mang lại cho công ty hay không? Công ty của bạn đang trả lương thấp hơn hay cao hơn những công ty khác cùng lĩnh vực.
Tiền lương sẽ giúp bạn trang trải cuộc sống và giúp cho tài chính cá nhân của bạn ngày càng ổn định hơn, thế nên nếu bạn có cảm giác không vui vẻ mấy khi nhận lương thì nên xem xét lại. Tiền lương nên tương xứng với công sức bạn bỏ ra thì lúc đó bạn nhận lương sẽ thấy vui vẻ hơn.
Bảo Hiểm Xã Hội
Khi mình mới ra trường đi làm, cũng như bao bạn khác mình không quan tâm đến vụ bảo hiểm xã hội này. Bảo hiểm xã hội rất quan trọng, nó sẽ là vị cứu tinh của mình khi mình bị mất khả năng lao động, hoặc về hưu thì mình còn có tiền mà dưỡng già. Khi phỏng vấn xin việc bạn nên hỏi HR về mức bảo hiểm xã hội mà công ty đóng cho bạn mỗi tháng nhé, phần lớn các công ty đều đóng bảo hiểm xã hội ở mức lương cơ bản tầm 4 đến 5 triệu khá bèo bọt, những công ty có chế độ và chính sách minh bạch thì sẽ đóng full lương bảo hiểm xã hội cho bạn nhé. Nếu mức lương của bạn bao nhiêu thì sẽ đóng bảo hiểm cho bạn bấy nhiêu tối đa là 29 triệu 800 ngàn theo pháp luật quy định. Bạn hãy suy nghĩ nếu bạn cống hiến cho công ty 10 đến 20 năm thì số tiền bảo hiểm xã hội bạn tích lũy được là bao nhiêu nhé.
Bảo Hiểm Sức Khỏe
Bảo hiểm sức khỏe sẽ chi trả cho bạn khi bạn ốm đau hay phải nằm viện, công ty nên có chế độ bảo hiểm sức khỏe cho bạn nếu không may bạn bị ốm. Mình và các bạn mình hay dùng bảo hiểm này để đi khám răng và trám răng, một năm được mấy triệu chăm sóc răng lận.
Một số lợi ích khác
Số ngày nghỉ lễ và nghỉ phép.
Người phụ thuộc: Tiền này là tiền hỗ trợ hằng tháng nếu như ba, mẹ mình quá tuổi lao động hoặc hỗ trợ cho con cái.
Một số ưu đãi khác cho người thân.
Đồ ăn thức uống
Team fund
Company trip
Còn nhiều ưu đãi khác nữa nếu công ty bạn có 😛
Xem review công ty
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là bạn hãy lên google và tìm kiếm để xem review công ty. Bạn sẽ thu thập được nhiều ý kiến và đánh giá của những đồng nghiệp đã và đang làm tại công ty. Đó là cách nhanh nhất mà bạn có thể nắm được tình hình chung của công ty để đưa ra quyết định của riêng mình.
Tóm lại
Nếu bạn đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn chưa có thành quả, thì bạn chưa chọn đúng môi trường để phát triển mà thôi. Nếu bạn phi thường mà trong môi trường tầm thường thì bạn cũng khó mà tiến xa được. Hãy cứ cố gắng và chờ đợi một cơ hội, một quý nhân, một môi trường giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhlamweb.com
Xem thêm:
- Các Công Ty IT Tại TPHCM
- Mẫu CV IT tiếng Anh hấp dẫn nhà tuyển dụng
- Những cuốn sách mà Developer nên đọc – Phần 1
Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?