Các công việc của tương lai & 2 kỹ năng bạn cần chuẩn bị

Bức tranh tương lai của việc làm là chủ đề nóng tại World Economic Forum Annual Meeting – Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Liệu robot có làm hết phần việc của bạn? Hàng triệu người từng không công nhận phong trào tự động hóa sẽ nhanh chóng phải chấp nhận câu trả lời “yes”.

Nghiên cứu Future of Jobs của Diễn đàn Kinh tế thế giới dự đoán sẽ có 5 triệu việc làm bị mất trước năm 2020 vì trí thông minh nhân tạo, robotics, công nghệ nano và các yếu tố kinh tế-xã hội sẽ thay thế nhu cầu tuyển dụng lao động là con người.

Tin tốt là cùng lúc đó, những tiến bộ công nghệ cũng tạo thêm 2,1 triệu việc làm mới. Người lao động chân tay và liên quan đến giấy tờ có thể không sở hữu kĩ năng cần thiết để cạnh tranh cho vị trí mới. Hầu hết những công việc mới sẽ rơi vào các lĩnh vực chuyên môn hơn như điện toán, toán học, kiến trúc và kĩ sư.

Các nhà quản lý và người lao động trong mỗi lĩnh vực đều đang được kêu gọi phải kiềm chế và rèn luyện lại kĩ năng cho nhân viên của mình để tránh 1 cuộc khủng hoảng.

“Nếu không có hành động nhanh chóng và chính xác ngay bây giờ, các nhà quản lý phải giải quyết với tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng tăng cao và các doanh nghiệp đang có nguồn khách hàng thu hẹp để quản lý giai đoạn chuyển giao ngắn hạn và xây dựng 1 lực lượng lao động với các kĩ năng bảo chứng cho tương lai (future-proof)” – Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho biết.

Các kĩ năng mới cho những nền kinh tế mới

Vậy người lao động cần phải có những kĩ năng gì để chắc chắn rằng họ mang đến đủ giá trị cho doanh nghiệp khi 4.0 đang đến gần? Một số người ắt hẳn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra các kĩ năng thu thập được ở thời mầm non được đánh giá rất cao.

David Deming, Phó Giáo sư Kinh tế và Giáo dục tại ĐH Harvard cho rằng các kĩ năng mềm như chia sẻ và thương thuyết đóng vai trò cực quan trọng. Theo đó, địa điểm làm việc hiện đại, nơi mọi người di chuyển giữa nhiều vai trò và dự án khác nhau sẽ tương tự như các lớp học mầm non – nơi chúng ta học các kĩ năng xã hội như đồng cảm và cộng tác.

Trong mô hình bên dưới, Deming đã phác thảo những nhu cầu đang thay đổi của nhân viên và các kĩ năng quan trọng để vươn lên được trên thị trường việc làm trong tương lai gần. Cùng với các kĩ năng mềm đó, kiến thức toán học cũng có ý nghĩa rất lớn.

Các công việc cần bộ kĩ năng đơn sẽ ít dần

Deming cho rằng trong những năm gần đây, rất nhiều công việc chỉ đòi hỏi các kĩ năng toán học đã được tự động hóa như giao dịch viên ngân hàng và nhân viên thống kê… Những vi trí đa phần đòi hỏi các kĩ năng xã hội (ví dụ: nhân viên chăm sóc trẻ) có khuynh hướng nhận lương thấp vì nguồn cung cấp nhân lực tiềm năng là rất lớn.

Nghiên cứu chỉ ra: các nhân viên – những người kết hợp thành công các kĩ năng toán học, giao tiếp, tạo lập mối quan hệ trong các nền kinh tế tri thức tương lai sẽ tìm kiếm được những cơ hội hữu ích, sinh lợi.

Tái tập trung vào giáo dục các kĩ năng

Theo Deming, thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo dục để thực thi quy trình giảng dạy các kĩ năng kĩ thuật như toán học và khoa học máy tính, đảm bảo nhân sự tương lai có được các kĩ năng mềm để cạnh tranh trên thị trường việc làm mới.

Nguồn weforum