Bí mật giúp tạo động lực và tăng năng suất cho nhân viên!
Không đơn thuần chỉ là một cái vỗ nhẹ từ phía sau, hầu hết các nhân viên đều mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của sếp để duy trì động lực làm việc. Đó là lý do tại sao nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn việc thực hiện các chương trình khuyến khích để tạo sự gắn kết, thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ hơn.
Thế nào là tạo động lực cho nhân viên?
Cung cấp phần thưởng như thẻ quà tặng, thêm thời gian nghỉ và ăn trưa miễn phí không chỉ là một điều có giá trị dành cho nhân viên của bạn; điều này cũng tốt cho các doanh nghiệp về lâu dài.
Một nghiên cứu năm 2018 của Genesis Associates – một công ty tuyển dụng có trụ sở tại Anh với các ngành kỹ thuật, bán hàng và phân ngành sáng tạo – khảo sát cho thấy 85% công nhân viên cảm thấy có động lực hơn để làm tốt nhất công việc khi nhận được sự khích lệ. Ngoài ra, 73% thể hiện sự hài lòng với những đánh giá là “tốt” hoặc “rất tốt” thông qua bầu không khí trong môi trường được tạo động lực. Các chương trình thưởng cho nhân viên cũng làm gia tăng lợi nhuận trung bình của một công ty lên tới 80.000 bảng Anh (khoảng 104.000 đô la) mỗi tuần, nghiên cứu cho thấy.
Việc tạo động lực có thể thúc đẩy bạn, cung cấp những phần thưởng cho nhân viên của bạn, đồng thời khuyến khích họ làm việc năng suất hơn. Mọi người ai cũng đều thích được đánh giá cao về những nỗ lực và việc khuyến khích là cách để cho nhân viên thấy rằng phần thưởng sẽ thật sự xứng đáng với những người làm việc hiệu quả.
Những ví dụ nào về việc tạo động lực cho nhân viên?
Vậy, những sự khuyến khích nào thực sự thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ nhất? Không phải bàn cãi, phần thưởng về tiền tệ đã giành được vị trí hàng đầu; theo khảo sát, 40% người lựa chọn tiền là động lực thúc đẩy họ nhất, 29% chọn một kỳ nghỉ miễn phí và 23% mong muốn có thêm thời gian nghỉ trong công việc. Số phần trăm còn lại gồm những phần thưởng như các bữa ăn, đồ uống và tùy chọn để kết thúc sớm một ngày làm việc.
Mặc dù sự khuyến khích dựa trên hiệu suất cá nhân của nhân viên có thể mang lại những phần thưởng có giá trị hơn, cuộc khảo sát của Genesis cho thấy rằng 71% người lao động lại ưa thích sự khuyến khích dựa trên nỗ lực của nhóm. Patrick Bell, giám đốc điều hành của Genesis Associates, cho biết điều này có khả năng vì nhân viên làm việc nhằm hướng đến mục tiêu nhóm và sẽ có nhiều người giúp duy trì và phát triển động lực cao hơn trong thời gian khuyến khích.
Tại sao nhà tuyển dụng nên tạo động lực cho nhân viên?
Nhân viên muốn được công nhận và khen thưởng cho những cống hiến của họ.
“Làm việc dựa trên sự khích lệ của nhóm, có tính trách nhiệm với tập thể; bạn không muốn để các thành viên khác trong nhóm thất vọng”, Bell nói với Business News Daily. “Do vậy, mọi người cố gắng nhiều hơn và thường đạt được kết quả tốt hơn. Sự phân chia về lợi ích một cách phù hợp là một tiêu chí rất quan trọng. Nếu quá nhiều, mọi người có thể che giấu trách nhiệm của mình; quá ít, bạn có thể mất đi lợi ích của động lực cao hơn.”
Nếu lo ngại về ngân sách của việc cung cấp phần thưởng, bạn không nhất thiết phải cung cấp các ưu đãi tiền tệ, Bell nói. Chẳng hạn, Genesis linh hoạt sử dụng các lợi ích khác, chẳng hạn như hoàn thiện công việc sớm hơn trong một ngày, kéo dài thời gian nghỉ trưa, trao tặng cúp hay đơn giản là một bức tranh trên tường kèm tên của nhân viên để tuyên dương cho sự phấn đấu của họ.
Bell cũng lưu ý rằng, đối với nhiều nhân viên, sự công nhận thường quan trọng hơn số tiền mặt hoặc giải thưởng. Một số người yêu thích sự công nhận trong khi những người khác có thể ngại vì điều đó. Như vậy, điều quan trọng là phải xem xét những gì sẽ thực sự phù hợp cho nhân viên của bạn. “Chúng tôi có những giải thưởng hàng tháng để tạo động lực cho thực tập sinh tốt nhất, nhà tuyển dụng tốt nhất và đội ngũ ấn tượng của tháng”, Bell nói.
Một lựa chọn khác cho việc tạo ra sự khuyến khích chính là sự thăng tiến, tức là cung cấp cho nhân viên một chức danh mới. Đây được xem là động lực lớn vì nó chính là minh chứng cho sự tin tưởng về tinh thần trách nhiệm đồng thời ghi nhận những nỗ lực của một cá nhân trong công việc.
Từng bước xây dựng plan tạo động lực cho nhân viên?
Việc tạo động lực không khó nếu bạn tiếp cận nó một cách chính xác. Một cách thức tốt để bắt đầu là hỏi nhân viên của bạn về những mong muốn nào họ có thể thích.
Bạn cũng nên đặt ra những tiêu chuẩn và tính khả thi về hiệu quả cho mỗi phương án. Sau đây là những cách thức giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo lực:
Tạo môi trường làm việc thân thiện và giao tiếp tích cực
Nhân viên của bạn dành một lượng lớn thời gian của cuộc sống của họ để làm việc trong văn phòng.
Vì vậy, hãy cố gắng làm cho mọi trường làm việc nhân sự trở nên vui vẻ và hấp dẫn nhất. Bạn có thể khiến bầu không khí trở nên thú vị hơn với những câu chào hỏi thăm, kể những câu chuyện vui hay có những trò chơi mang tính kết nối.
Giao tiếp tích cực được xem là chìa khóa quan trọng để bạn có thể nắm bắt tốt những mong muốn của nhân viên, thấu hiểu họ để đưa ra những giải pháp tạo động lực tốt nhất. Hãy dành ra một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày để chia sẻ, trao đổi với nhân viên; thảo luận để nhận thấy mối quan tâm và những vấn đề nào họ đang gặp phải. Mọi người giao tiếp tại nơi làm việc và đó có lẽ là điều dễ dàng nhất bạn có thể làm với nhân viên của mình.
Công nhận thành tích, khen thưởng và đưa ra sự khuyến khích về động lực
Mọi người đều muốn được công nhận cho những gì họ đã làm; bất kể đó là cho một công việc hoặc thành tích cá nhân. Việc được thừa nhận năng lực từ người quản lý sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với nhân viên.
Một số nhân viên có thể thích sự khuyến khích về hiện kim; trong những trường hợp này, cách tốt nhất là ghi chú những ưu đãi đó vào ngân sách hoặc lập quỹ cho họ. Bạn cũng có thể tạo ra một số biện pháp để theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy vậy, không phải lúc nào phần thưởng tiền tệ cũng quan trọng vì đôi khi, một cái ôm, một cái bắt tay, một ánh nhìn hay một nụ cười đều là sự động viên, sự ghi nhận đặc biệt đối với những cố gắng của nhân viên trong công việc.
Đưa ra sự khuyến khích là cách tạo động lực tuyệt vời nhất không những giúp nhân viên yêu công việc của mình, tự hoàn thiện mình trong kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, mà còn phát triển hóa mô hình hoạt động lâu dài của công ty.
Tạo mục tiêu phát triển cho nhân viên
Các nhà quản lý nhân sự nên đảm bảo rằng công ty có tầm nhìn và kế hoạch phát triển cho chính tổ chức/doanh nghiệp và mỗi nhân viên. Nhân viên họ cần một người lãnh đạo có thể đánh giá, nhận xét và định hướng phát triển lâu dài cho họ. Do đó, nhà quản lý nhân sự cần thiết lập những lộ trình nghề nghiệp vì đó là cơ sở giúp nhân viên có thể theo dõi, tự nhìn nhận khả năng và phát huy tối đa những nỗ lực của bản thân.
Ngoài ra, việc tạo mục tiêu phát triển còn là cơ hội giúp nhân viên bộc lộ sức sáng tạo để thực hiện các công việc. Họ biết được mình sẽ phải làm gì, mình sẽ trở thành ai từ đó có động lực mà phấn đấu. Đồng thời, điều này cũng tạo ra sự cam kết đồng hành trong hành trình tạo ra các giá trị cho một tổ chức/doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Năng lực lãnh đạo đổi mới – Bí quyết thành công trong ngành Nhân sự
- Phân tích con người – Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2020
- Những lợi ích và ứng dụng của AI – Trí tuệ nhân tạo trong ngành Nhân sự
Xem thêm việc làm Developers hàng đầu tại TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?