Bài viết này giúp bạn hoàn thành mọi mục tiêu đề ra

Bài viết hôm nay mình muốn chia sẻ đến với các bạn một lý thuyết về đặt mục tiêu – nếu các bạn nắm vững lý thuyết này, các bạn sẽ có một năm rất tuỵệt vời. Bạn sẽ hoàn thành được mọi mục tiêu đặt ra trong năm và không bị trì hoãn như nhiều năm vừa qua nữa.

Một ngày chúng ta có 24 giờ đúng không nào? Thông thường chúng ta sẽ phân chia đơn giản như thế này:

  1. Ngủ: 8 tiếng (có bạn ngủ ít hơn, có bạn ngủ nhiều hơn chút)
  2. Làm: 8 tiếng (nếu chưa đi làm thì ta tính luôn việc học ở trường)
  3. Rảnh: 8 tiếng

Screen Shot 2018-01-16 at 5.40.32 pm.png

Vậy trong 8 TIẾNG RẢNH thì chúng ta thường làm những thứ gì:

  1. Chúng ta GIẢI TRÍ: bằng việc xem phim trên Pub, xem video trên YouTube, lướt Facebook, lướt Zalo, lướt Instagram.
  2. Chúng ta GẶP GỠ: với các hoạt động như đi xem phim với bạn bè, đi trà đá, đi trà sữa, đi cafe, nói chung là nói chuyện.
  3. Chúng ta làm VIỆC VẶT: ví dụ như là di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, nấu ăn giặt giũ tắm rửa các kiểu.

Screen Shot 2018-01-16 at 5.43.58 pm.png

Tiếp Xúc Nhiều Cái Gì, Chúng Ta Giỏi Cái Đó

Trong tâm lý học có một khái niệm tên là Cognitive Dissonance (Bất hòa nhận thức) có nghĩa là cảm giác không thoải mái của mỗi người chúng ta khi trong đầu có hai luồng tư tưởng khác nhau.

Ví dụ: Nhờ báo chí nói nhiều về thực phẩm bẩn, dầu ăn bẩn, tác hại có dầu ăn đến việc béo phí, dần dần chúng ta sẽ nhận thức được và cảm thấy không thoải mái khi ăn đồ ăn có nhiều dầu hay ăn đồ chiên bên ngoài đường. Từ đó ta thay đổi thói quen ăn uống một chút, hạn chế ăn bẩn lại.

Có thể hiểu đơn giản là, cho dù chúng ta không có ý định tìm hiểu về thực phẩm bẩn, nhưng việc vô tình thấy các bài báo hằng ngày, thấy mọi người nói chuyện, nghe ti vi đưa tin làm cho ta hiểu được cơ bản những thực phẩm như thế nào là bẩn.

Chốt lại, nếu ta tiếp xúc nhiều với thông tin gì đó một cách vô tình trong một thời gian dài, ta sẽ dần dần biết nhiều hơn về cái đó.

Quay lại với chuyện quản lý thời gian và đặt mục tiêu. Vấn đề của chúng ta ở đây là chúng ta không dành thời gian để tiếp xúc với những thứ giúp cải thiện cuộc sống của mình.

Xem TV, YouTube hay đi bar với bạn bè thì rất là vui, nhưng nó không giúp cho bản thân chúng ta tốt lên mỗi ngày được.

Khi không có sự tiếp xúc, ta sẽ không trải qua cảm giác không thoải máitừ đó rất khó để bản thân thay đổi thói quen.

Vậy chốt lại ở đây là: Hãy bớt một chút thời gian rảnh (không cần nhiều) để tiếp xúc với những thông tin có ích và liên quan đến mục tiêu và ta đang đề ra.

Chúng ta thường không hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đề ra vì chúng ta đặt mục tiêu to lớn quá. Chúng ta thường tự hứa rằng mình sẽ bớt thời gian Facebook để đọc sáchhay bớt thời gian đi chơi với bạn bè để học tiếng Anh – được mấy ngày đầu thì hào hứng lắm, sau đó thì bỏ cuộc. Đơn giản vì nhu cầu con người, lúc nào cũng cần giải trí.

Screen Shot 2018-01-16 at 6.00.12 pm

Vậy lần tới khi quản lý thời gian, hãy giữ nguyên thời gian lướt Facebook hay hẹn hò lại, không phải cắt giảm làm gì.

Việc ta cần làm là thêm vào thời gian làm việc vặt những thông tin tự động và có liên quan đến mục tiêu. 

Ví dụ khi bạn đang Nấu ăn hay khi bạn đang ngồi xe bus hay khi bạn đang đi tắm, hãy mở podcast và NGHE những kênh YouTube liên quan đến việc giảm cân. Dần dần ngày qua ngày, đầu óc bạn sẽ được tiếp xúc nhiều với các thông tin giảm cân đó.

Và vì tâm lý Cognitive Dissonance, dần dần đầu óc bạn sẽ thấy không thoải mái nếu mình làm những thứ ngược với những gì mình được nghe như ăn nhiều đường, ăn nhiều dầu ăn, lười tập thể dục chẳng hạn.

Cứ như vậy, dần dần bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn nữa và hoàn thành được mục tiêu giảm cân của bản thân.

Nếu bạn muốn giảm cân, hãy nghe nhiều về Health, Nutrition và Fitness.

Nếu bạn muốn tiết kiệm, hãy thử tìm trang Financial Diet và nghe mỗi ngày.

Nếu bạn muốn nói chuyện tốt hơn, lên YouTube gõ từ khóa Public Speaking và nghe thật nhiều.

Nếu bạn muốn hạnh phúc và bình an, hãy nghe về Mediation và Mindfulness.

Sắp tới bạn sẽ nghe gì?

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Software Developers tại TopDev

Nguồn: OneCV

  Quy tắc 24x3 cho sáng tạo trong lập trình!
  12 nguyên tắc làm lập trình của Joel để tạo nên phần mềm tốt hơn