5 “quả bom nổ chậm” có thể đánh bay sự nghiệp của bạn bất cứ lúc nào
Môi trường Nhân sự luôn có những thách mới đòi hỏi bạn cần có một tác phong làm việc chuyên nghiệp, biết tận dụng những khả năng vào đúng thời điểm và quan trọng nhất là cách linh hoạt trong ứng xử, không ngừng học hỏi, cố gắng để vươn đến thành công.
Dù cho bạn là một nhân viên mới hay một người gắn bó lâu năm thì hãy ghi nhớ 10 kim chỉ nam sau đây vì nếu có trót quên, bạn có thể đã tự “thổi bay” sự nghiệp của mình trong phút chốc đấy!
1. Không suy nghĩ kĩ càng trước khi hỏi
Việc không biết thì hỏi là điều tốt. Thế nhưng, nếu hỏi mà thiếu thông suốt thì đó là lỗi của bạn. Một ứng viên tiềm năng nên suy nghĩ trước điều mình hỏi có thực tế hay không. Đây là sự cẩn trọng trong cách suy nghĩ và được thể hiện qua xu hướng hành vi. Không một ai thích thích một người đồng nghiệp hay một nhân viên chỉ loanh quanh mãi những câu hỏi mơ hồ, xáo rỗng cả. Vì vậy, một điều quan trọng cần nhớ, hãy hỏi trực tiếp các thắc mắc nếu trước đó bạn đã suy nghĩ thật kỹ lưỡng.
Hoặc cũng có những thường hợp, bạn đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề cần hỏi. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo những ý kiến và đáp án thuyết phục hơn ,vì thế bạn lựa chọn cách hỏi người khác. Bạn nên nhớ rằng, một điểm chung mà hầu hết mà người tiếp nhận thông tin câu hỏi phản hồi bạn chính là họ chỉ gợi mở, quanh co mà khó tập trung vào việc đưa ra những cảm quan cá nhân mình. Đây là thủ thuật an toàn và thông minh trong giao tiếp.
Nếu bạn thật sự mong muốn những lời góp ý chân thành từ họ, hãy thu hẹp khoảng cách bằng việc loại bỏ đi tâm thái “đùn việc”, cho họ thấy bạn thật sự trân trọng những gì mà họ chia sẻ.
Dù thế nào, thắc mắc vẫn là của bạn và đơn giản, bạn đang muốn thảo luận thêm với nhiều người để mở rộng cách xử lý vấn đề mà thôi. Đừng bao giờ đẩy trách nhiệm giải quyết cho người khác nhé!
2. Kéo dài “deadline”
Việc tạo ra deadline (tức là đặt ra mức giới hạn cho sự hoàn thành một công việc nào đó) cũng thể hiện sự thông minh của người quản lý nhân sự hoặc tính liên kết, sự thấu hiểu giữa các nhân viên cùng một team. Vì thế điều quan trọng là nên đặt deadline một cách hợp lý (đã phòng trường hợp thời gian co dãn vì những phát sinh không mong muốn).
Dù cho lượng công việc ít hay nhiều, nhà quản lý nhân sự cần phân chia phù hợp với quỹ thời gian, phân tích kỹ càng những tiêu chí như năng lực, kỹ năng mềm và phẩm chất nhân viên để đặt ra những deadline phù hợp. Tuy vậy, nhiều nhân viên vẫn không đảm bảo được deadline và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, viện cớ rất nhiều lý di như: quên – một lý do thiếu chuyên nghiệp, vì những sự cố khác, do quá nhiều đầu việc hoặc thậm chí là do cần thực hiện những việc khác quan trọng hơn.
Hoàn thành công việc đúng thời hạn là nguyên tắc cơ bản của một người đi làm. Và nếu có mong muốn có thể phát triển xa hơn trong nghề nghiệp, thì việc cam kết đúng deadline còn là trách nhiệm với đồng nghiệp, công ty và chính bản thân mình. Đừng để bị thổi bay chỉ vì việc kéo dài deadline mãi.
3. Thiếu chủ động để bắt nhịp với tiến độ phát triển chung
Chủ động và linh hoạt là những yếu tố quyết sự bạn sẽ phát triển nhanh hay sẽ dậm chân tại chỗ. Ngành Nhân sự chú trọng việc khai thác và phát triển tài năng của con người. Vì vậy, nếu đã có quá trình rèn luyện, song bản thân bạn chưa bứt phá ra khỏi vùng an toàn thì nhiều nguy cơ bạn buộc phải dừng lại. Nhà quản lý luôn mong muốn thấy được sự nỗ lực của bạn, dù ít hay nhiều, miễn là bạn trưởng thành hơn từng ngày. Đừng phải để ai phải nhắc, bạn phải tự mình tìm ra được sự kết nối trong công việc và giải quyết chúng. Đó là cách bạn đang dần khai thác sự sáng tạo và điều này cũng giúp bạn bắt nhịp với tiến độ công việc một cách tốt hơn.
Làm việc xong, quên viết báo cáo hay kiểm tra tiến độ nhưng lại quên thống kê số liệu. Điều đó không những thể hiện sự thiếu cẩn trọng mà còn cho thấy mức độ nhìn nhận một vấn đề tổng thể của bạn chưa tốt. Nếu cứ giữ mãi cái nhìn thiếu bao quát, bạn khó có thể đưa ra những góp ý chuyên môn thiết thực cho tổ chức của mình. Đồng thời, bạn như định vị mình trong một khuôn khổ riêng, khó lòng hợp tác và đồng nhất với sự phát triển chung của doanh nghiệp. Dần dần, chính bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và không còn hứng thú với công việc nữa.
4. Làm việc qua loa, không vận dụng kĩ năng chuyên nghiệp
Tình trạng này dễ nhận thấy ở những nhân viên mới bắt đầu làm việc. Có thể do họ thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí là cố tình do cảm thấy không thật sự hài lòng với công ty.
Việc bạn thực hiện nhiệm vụ một cách qua loa. không vận dụng những kỹ năng cần thiết để xử lý thể hiện bạn là người thiếu cẩn trọng, chưa thật sự nhiệt huyết với công việc; kỹ năng giao tiếp, đơn xin nghỉ việc,… Một báo cáo sơ sài với những lỗ hổng chưa hợp lý, một bài thuyết trình với mô típ lặp đi lặp lại với các thông mình được copy & paste trên mạng thật khiến người tiếp nhận nó phải khó chịu.
Kiến thức chuyên môn bạn có, tại sao không vận dụng? Kỹ năng mềm bạn không thiếu, tại sao bạn không dùng nó để phân tích thông tin. Hãy gạt bỏ đi suy nghĩ tận dụng những thói quen cũ thuộc về bản năng để giải quyết công việc cho có. Như vậy, kết quả sẽ rất thất vọng và bạn có thể sẽ bị sa thải vì sự thiếu trách nhiệm và không chỉn chu trong công việc. Nhớ rằng, làm việc thì cần nghiêm túc, mọi sự đầu tư đều cho ra những thành quả và giá trị xứng đáng.
5. Lý do xin nghỉ “trường kỳ”
Một lý do về vấn đề sức khỏe luôn được chấp thuận, tuy nhiên đừng vì thế mà lạm dụng nó quá mức. Đôi khi bạn quá nhạy cảm đến mức chỉ một vài biểu hiện nhỏ của cơ thể bạn cũng cho rằng mình không khỏe và xin nghỉ. Điều này không công bằng vì những nhân viên khác cũng đang cố gắng làm việc, thậm chí là làm thay phần việc của bạn trong khi bạn lại nghỉ ngơi dù tình trạng không quá căng thẳng.
Những lý do không chính đáng thể hiện bạn là người thiếu sự kiên trì và dễ dàng từ bỏ một việc gì đó khi. Đã là nhân viên, bạn cần phải biết mình có có trách nhiệm giải quyết công việc được giao phó, chứ không đơn giản là lúc đầu thì hứng thú, làm được lưng chừng lại tùy hứng bỏ đi và viện cớ rằng mình quá mệt mỏi. Điều này cho thấy bạn thiếu chuyên nghiệp trong tác phong và phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp, với cách hành xử như vậy, việc bạn bị “đánh bay” ra khỏi công ty chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngành Nhân sự và môi trường làm việc nhân sự chưa bao giờ là một môi trường để bạn dễ tồn tại, thế nhưng thật ra nó cũng chẳng khó chịu và mệt mỏi như bạn nghĩ. Chỉ cần có ý thức làm tốt việc của mình, thêm một chút khéo léo trong ứng xử thì sẽ chẳng khó khăn nào có thể hạ gục được bạn đâu.
Có thể bạn quan tâm:
- Các công ty công nghệ Việt Nam và thách thức trong việc chuyển mình thời Covid – 19
- Làm việc từ xa (remote) – Chính sách nhân sự mới của doanh nghiệp trong mùa dịch
- 05 biểu hiện của nhân viên cần cân nhắc sa thải
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?