5 câu hỏi hoàn thiện kế hoạch quản lý nhân sự mùa Covid-19
Những ngày gần đây, giới Nhân sự đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp. Thách thức lớn nhất đối với các phòng nhân sự lúc này chính là phải có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm cân bằng các mối lo ngại về an toàn lực lượng lao động với việc duy trì hoạt động doanh nghiệp như bình thường. Vì thế, họ cần phải hành động nhanh chóng để ứng phó mọi tình huống trước khi một cuộc khủng hoảng về nhân sự có thể diễn ra.
Bài viết sau đây sẽ giải đáp 5 câu hỏi để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về cách tiếp cận hiện trạng của vấn đề nhân sự đồng thời giúp thiết lập và điều chỉnh kế hoạch “tác chiến” trong đại dịch này.
1. Lựa chọn mô hình giải pháp Nhân sự: 50% hay 100%?
Covid-19 tạo ra rào cản lớn đối với các doanh nghiệp vì các triệu chứng mà chúng gây ra. Phải mất từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, các triệu chứng mới quá phát, mở ra cơ hội lây lan trên diện rộng của doanh nghiệp. Mặt khác, thời gian phục hồi trung bình của những người bị nhiễm chủng virus mới này là khoảng 2 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy vào thể trạng.
Thực tế đó cho thấy, các doanh nghiệp cần lựa chọn và áp dụng mô hình giải pháp nhân sự phù hợp nhất. Thực hiện giải pháp 50% số lượng nhân viên làm việc tại công ty trong một thời gian. Hãy bắt đầu xác định các chức năng nhân sự quan trọng, những công việc có tính trọng tâm để giảm thiểu sự gián đoạn trong quy trình phát triển chung.
Khi nhận thấy tình hình dịch bệnh chưa vẫn chưa được kiểm soát và ngày càng gia tăng thì việc các doanh nghiệp nên làm đó là ưu tiên về tính an toàn cho người lao động. Hãy áp dụng giải pháp “Work from home” – cho phép các nhân viên triển khai và theo dõi các hoạt động nhân sự tại nhà hoặc làm việc từ xa. Đây là cách thức hữu hiệu nhất không chỉ trong công tác phòng- chống dịch bệnh mà còn đảm bảo được tiến độ công việc.
2. Làm thế nào để cân đối: Sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên?
Đây được xem là một vấn đề “lớn”. Việc chưa nắm bắt những thông một cách chính xác có thể khiến các nhân viên lo lắng và hoảng loạn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc.
Vì thế, việc đưa ra chính sách làm việc từ xa phù hợp với người lao động là điều cần thiết. Hãy đặt vấn đề sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên lên hàng đầu bằng cách cung cấp thông tin về các bước cần thực hiện:
- Nắm bắt những thông tin cơ bản về Covid-19.
- Đặt khăn và chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn xung quanh nơi làm việc kết hợp rửa tay đúng cách..
- Thông báo cho nhân viên về những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh một cách cụ thể.
- Cập nhật các chính sách PTO (chính sách nghỉ phép nhưng vẫn được hưởng lương): Chính sách này giúp hỗ trợ người lao động bị bệnh và kiểm soát, thúc đẩy sự phân bổ công tác quản trị các đầu công việc sao cho hiệu quả.
3. Nếu bệnh tật dẫn đến làm việc từ xa, nhân viên có được đào tạo chéo và đảm nhiệm nhiều công việc không?
Đây cũng là một trong những vấn đề khiến doanh nghiệp đau đầu. Tuy nhiên, việc đào tạo chéo vẫn có thể diễn ra với điều kiện cá nhân thay thế có những hiểu biết cơ bản về công việc của vị trí đã vắng mặt.
Chẳng hạn như, front-end developer có thể hỗ trợ các nhu cầu back-end để duy trì trang web của bạn không vì họ sở hữu chung một background (kiến thức nền) Điều quan trọng là cần xác định được các chức năng chuyên môn nhân sự quan trọng trước khi cân nhắc việc có đào tạo chéo để hỗ trợ họ trong công việc hay không.
Một giải pháp khác có thể khắc phục tình trạng này đó là nhờ vào lực lượng lao động dự phòng (tức nguồn lực đang được quản lý và theo dõi bởi bộ phận nhân sự sau quá trình tuyển dụng). Họ là nguồn lực phù hợp nhất vào thời điểm này vì có thể nắm bắt, học hỏi và nâng cao kỹ năng nhanh chóng.
4. Những phần mềm/công cụ kỹ thuật nào cần thiết cần thiết cho lực lượng lao động tại nhà?
Theo một cuộc khảo sát từ Gartner, 54% các nhà lãnh đạo nhân sự chia sẻ rằng công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém là rào cản lớn nhất trong việc tạo ra tính hiệu quả khi thực hiện công việc từ xa. Tùy thuộc vào từng tính chất công việc, lực lượng lao động tại nhà của các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ.
Ngoài các thiết bị thiết yếu cần có như: điện thoại, máy tính, tai nghe thì TopDev gợi ý một số phần mềm/công cụ kỹ thuật nổi trội như sau:
- Phần mềm mạng riêng tư AnyConnnect: Bảo mật mạng và nguồn dữ liệu
- Phần mềm tracking thời gian: Theo dõi, quản lý hiệu suất của nhân viên và thống kê, trả kết quả báo cáo
- Phần mềm gọi hội nghị Skype: Hỗ trợ xây dựng một không gian dành cho những cuộc họp khẩn cấp, thuyết trình quan trọng hoặc các thảo luận có liên quan
5. Thủ tục “cấp tốc” trong công tác nhân sự
Sự mơ hồ là kẻ thù trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, đó là lý do tại sao bạn nên tập hợp một danh sách các hướng dẫn từng bước cụ phòng ngừa việc nhân viên của bạn không may mắc phải Covid-19 hoặc có tiếp xúc với nguồn dịch bệnh.
Các hướng dẫn bao gồm:
- Liên hệ với người quản lý nhân sự để thông báo về kế hoạch di trú của bạn trọng thời gian gần đây.
- Ghi nhận những tư vấn, lời khuyên của nhà cung cấp bảo hiểm y tế của công ty bạn.
- Tự kiểm dịch hoặc có kế hoạch phòng dịch tại nhà theo quy trình chung của chính phủ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.
Như đã đề cập, không có một khẳng định khi nào đại dịch coronavirus sẽ kết thúc. Các doanh nghiệp cần được thông báo khi tình hình phát triển và sẵn sàng.
Hãy nhớ rằng một kế hoạch phòng chống đại dịch hiệu quả nên ưu tiên an toàn cho các nhân viên và giảm thiểu sự gián đoạn của quy trình phát triển của tổ chức/doanh nghiệp. Tất cả chúng ta – những nhà quản trị nhân sự và các nhân viên phải luôn sẵn sàng giải quyết những khó khăn mà ngành Nhân sự sắp phải đối mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngành Nhân sự trong bối cảnh hiện đại – Kỹ năng nào cần thiết
- Bí mật giúp tạo động lực và tăng năng suất cho nhân viên
- Năng lực lãnh đạo đổi mới – Bí quyết thành công trong ngành Nhân sự
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?