4 sai lầm lớn khiến bạn “vuột mất” những nhân viên tài năng
Có rất nhiều lý do khác nhau để một nhân viên có thể rời bỏ công việc hiện tại của mình. Nguyên nhân có thể đến từ những áp lực công việc, định hướng phát triển của tổ chức, môi trường và văn hóa doanh nghiệp chưa phù hợp nên họ mong muốn có thể tìm kiếm một công việc khác tốt hơn. Qua bài viết dưới đây, TopDev sẽ chỉ ra 4 yếu tố có thể khiến những người nhân viên giỏi trong doanh nghiệp của bạn rời đi. Đây cũng là những sai lầm mà nhiều tổ chức gặp phải trong chính công tác đào tạo, quản lý và phát triển nhân viên của mình.
Chưa có cơ hội phát huy những khả năng, thế mạnh bản thân
Bất cứ một nhân viên nào cũng muốn có cơ hội được thể hiện những thế mạnh của mình trong công việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện chưa có một kế hoạch rõ ràng về lộ trình phát triển của nhân viên.
Điều này vô tình khiến nhân viên trở nên hoài nghi về chiến lược phát triển lâu dài và những mục tiêu đã đề ra trước đó, liệu có quá xa vời, bất khả thi chăng? Mỗi nhân viên đều có những kỳ vọng nhất định về việc thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Vì thế, nhân viên rất cần các tổ chức/doanh nghiệp tạo cơ hội để họ tham gia các hoạt động có liên quan đến việc định hướng, phát triển nghề nghiệp. Hãy trao cho họ cơ hội học hỏi để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân mình một cách tốt nhất.
Ngược lại, một doanh nghiệp nếu không tạo được một môi trường làm việc năng động, cho họ cơ hội thử sức với nhiều cái mới, mang đến cho họ những thách thức cần phải vượt qua thì họ sẽ mãi dậm chân tại chỗ, không thể tiến bộ được. Ngoài ra, khi nhân viên cảm nhận rằng, họ không có cơ hội để phát huy tối đa những tiềm năng của mình, đôi khi họ sẽ tự trách mình vì nghĩ rằng mình yếu kém, mình không mang lại giá trị gì cho tổ chức.
Ví dụ như trong ngành lập trình IT, nếu công ty chỉ giao cho bạn những đầu công việc đơn giản, và chưa thật sự đi vào chuyên môn, bạn sẽ cảm thấy chán nản và thiếu động lực. Đồng thời, khả năng của bạn cũng không được phát huy triệt để ngoài việc chỉ làm việc theo một cái khuôn mẫu đề ra. Dù nhà quản lý có chia sẻ cho nhân viên tất tần tật về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch thì cũng vô ích nếu nhân viên họ cảm thấy chưa thỏa mãn về nhu cầu thể hiện năng lực.
“Sức sống nơi làm việc” – Yếu tố cốt lõi chưa được quan tâm đủ
Trong một báo cáo của Mars Drinks và LinkedIn cho thấy, “sức sống nơi làm việc” là khái niệm nhằm mô tả các yếu tố biểu thị những cảm nhận riêng của nhân viên về công việc như: sự hợp tác, khả năng gắn kết, niềm vui trong công việc, hiệu suất làm việc,… Sức sống nơi làm việc là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, sự giao lưu và tương tác có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra một môi trường thân thiện, sôi nổi từ đó giúp nhân viên có thể dễ dàng giao tiếp nhiều hơn.
Tuy hiểu được vai trò, nhưng dường như các doanh nghiệp vẫn chưa có sự đầu tư đúng mực. Kết quả môi trường làm việc thì tẻ nhạt, thiếu giao tiếp nên sự cộng tác trong công việc trở nên khó khăn từ đó làm phát sinh những tranh luận, bất đồng. Và với những lý do đó, một nhân viên dù cho giỏi đến nhường nào thì việc rời bỏ vị trí công việc hiện tại chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhà tuyển dụng nên lưu ý rằng các nhân viên sẽ cảm thấy gắn kết hơn nếu công việc của họ đầy thách thức và quan trọng đối với họ, tạo ra cho họ giá trị về bản thân cũng như sự những đóng góp cho tổ chức. Và sức sống nơi làm việc là yếu tố quan trọng kích thích họ nỗ lực tạo ra các hiệu suất công việc mới và có động lực để tiếp tục phát triển năng lực của bản thân ngày một tốt hơn.
Sự công nhận về những nỗ lực
Nhiều người cho rằng việc tăng lương hằng năm sẽ đủ để khiến một nhân viên cảm thấy mình được đánh giá cao về sự nỗ lực. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy tiền không phải lúc nào cũng là động lực tốt nhất mà.
Trên thực tế, một phần năm (20%) nhân viên cho biết họ chấp nhận một sự thăng tiến lên một danh hiệu cao hơn mà không cần phải tăng lương – họ mong muốn sự ghi nhận lớn về thành quả về những cống hiến của họ. Mặt khác, một phần ba trong số họ lại mong đợi sự công nhận cho thành tích mà mình đạt được một cách rõ ràng nhất, ví dụ tuyên dương trong cuộc họp hay những lời khen, đánh giá tích cực qua email chung của công ty thay vì trao cho họ một phần thưởng riêng.
Khi nhân viên họ nhận được sự công nhận đến từ sự thăng tiến trong nghề nghiệp, họ buộc phải cố gắng nhiều hơn. Đó là sự cam kết về việc đảm bảo được hiệu suất trong công việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm đối với công việc sẽ nhiều hơn đồng thời việc họ cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Nếu một doanh nghiệp thiếu đi việc tạo động lực cho nhân viên mình thì đó được xem là lỗ hổng lớn khiến “vuột mất” những nhân viên tài năng.
Văn hóa môi trường công ty chưa phù hợp
Đây là lý do dễ nhận thấy vì khi một cá nhân không thể hòa nhập trong một môi trường văn hóa chung thì khó có thể hợp tác cùng nhau phát triển. Có nhiều nguyên nhân cụ thể hơn cho thấy một cá nhân không thích ứng được văn hóa làm việc của tổ chức.
Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng với nhân viên.
- Cách vận hành của tổ chức như thế nào?
- Nhà quản lý có đánh giá cao nhân viên, tôn trọng họ, đối xử một cách công bằng không?
- Có tổ chức các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho họ không?
- Nhân viên có cảm thấy hạnh phúc khi làm việc trong công ty không?
Rất nhiều câu hỏi phát sinh xoay quanh vấn đề này. Ví dụ như một nhân viên cảm thấy cách vận hành những hoạt động của doanh nghiệp chưa thật sự đi đúng định hướng so với các giá trị cốt lõi mà nhà tuyển dụng hay chính tổ chức đó đề ra. Chính từ sự nhìn nhận này mà có thể những đề xuất, góp ý của nhân viên không được chấp nhận, bị bác bỏ và họ cảm thấy mình không được tôn trọng dẫn đến việc rời đi.
Điều nhân viên cần ở nơi làm việc chính là sự minh bạch và công bằng. Một người quản lý dễ gần đủ tinh tế và hiểu được cảm nhận của nhân viên, dẫn dắt và định hướng tốt về lộ trình phát triển của nhân viên. Quả thật, văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình gắn bó lâu dài.
Lời kết
Những sai lầm phổ biến được đúc kết từ kinh nghiệm tuyển dụng, phát triển nhân sự là không giới hạn. Tuy vậy, TopDev đã xem xét và trình bày 4 sai lầm có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự khả năng gắn bó lâu dài của nhân viên tại doanh nghiệp. TopDev hy vọng bài sẽ viết giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề đồng thời có thể lập ra những kế hoạch quản lý, đồng hành và giữ chân các tài năng nhân sự của mình.
- Phân tích con người – Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2020
- Rời bỏ công việc tại các doanh nghiệp nhỏ – Nguyên nhân và giải pháp
- 3 xu hướng tuyển dụng đáp ứng thời đại kỹ thuật số
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?