4 cách thúc đẩy sự phát triển nhân viên tại công ty
Phát triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng vì nó là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên cho họ nhìn thấy được những tiến bộ chuyên nghiệp của mình trong từng giai đoạn. Đồng thời, phát triển nhân viên là một sáng kiến dài hạn và có những ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất công việc, niềm tin với tổ chức và cả sự đồng hành. Cùng TopDev theo dõi bốn cách sau đây và bạn có thể bắt đầu cải thiện sự phát triển nhân viên tại công ty của mình.
1. Có chiến lược đào tạo rõ ràng & chuyên nghiệp
Để có thể dẫn dắt các nhân viên của bạn đạt đến sự thành công thì việc đầu tiên chính là cung cấp cho họ tất cả các công cụ và tài nguyên họ cần, nhằm thực hiện tốt công việc của mình. Điều này bao gồm đào tạo chuyên nghiệp.
Hãy xây dựng một nền tảng kiến thức với các thông tin quan trọng được minh chứng bởi số liệu thực tế để nhân viên có thể nắm được kiến thức nền (background knowledge) một cách tốt nhất.
Ngoài ra, khi sự phát triển công nghệ đang thay đổi nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, nhân viên của bạn cần tiếp cận nhiều kiến thức hơn thay vì những nguồn thông tin vẫn chưa được cập nhật và đổi mới toàn diện. Cũng chính từ đó mà các công ty đã áp dụng nhiều mô hình giải pháp đào tạo khác nhau cho nhân viên của mình.
Ví dụ như giải pháp học trực tuyến về các nguồn dữ liệu khoa học thông tin như Udemy , LinkedIn Learning và CodeAcademy,.. Đây là những nguồn đáng tin cậy không những cung cấp cho nhân viên các kiến thức với sự linh động về thời gian mà còn tạo ra cơ hội cho nhân viên tự khai thác và vận dụng kiến thức vào quy trình thực hiện công việc của mình. Nếu chỉ xét riêng về khía cạnh trong ngành Nhân sự, thì trong một nghiên cứu trong bài Báo cáo về thế hệ Nhân sự tiếp theo của 15Five, có đến 75% các nhân viên tiềm năng đã bày tỏ nguyện vọng của mình về việc được đào tạo thêm các kỹ năng về quản lý và lãnh đạo. Điều này cho thấy mong muốn được học hỏi ở họ là rất lớn.
2. Phát triển người quản lý thành cố vấn chuyên môn cho các nhân viên
Là một người lãnh đạo, dường như việc bạn kiểm soát sự nỗ lực, ghi nhận sự thay đổi và phát triển của nhân viên mình là vô cùng khó khăn. Và người quản lý chính là người sẽ giúp bạn theo dõi, đánh giá đúng tình hình về mức độ phát triển của từng nhân viên trên lộ trình thăng tiến riêng của từng người. Vì thế, để cải thiện sự phát triển của nhân viên, điều đầu tiên bạn nên làm là phát triển kỹ năng của người quản lý thành một huấn luyện viên thật sự hiệu quả để họ có thể thúc đẩy kinh nghiệm và tạo động lực cho các nhân viên của mình.
Công việc của một cố vấn chuyên môn chính là đồng hành và báo cáo về những cố gắng của nhân viên; điểm mạnh nào cần phát huy – điểm yếu nào cần khắc phục. Ngoài ra, người quản lý cần nắm được những mong muốn của nhân viên như: điều gì làm họ thích thú với công việc, điều gì làm họ kiệt sức,… để kịp đưa ra những giải pháp điều chỉnh và phát triển cho phù hợp. Và để dễ dàng nắm bắt và huấn luyện các nhân viên, người quản lý hãy bắt đầu bằng cách hỏi một số câu hỏi đơn giản như sau:
– Có bất kỳ trở ngại nào bạn đang gặp phải, và tôi có thể giúp gì không?
– Thời điểm trong ngày của bạn mà bạn thấy tràn đầy năng lượng nhất?
– Bạn muốn học thêm điều gì có thể giúp bạn thực hiện tốt vai trò của mình?
Hãy cho phép người quản lý tự định hướng những cuộc trao đổi để nhân viên có thể tự bày tỏ suy nghĩ về các thành tích. Từ đó, các nhà quản lý có thể hỗ trợ họ phát huy tối đa tiềm năng của mình để gặt hái được những mục tiêu xa hơn.
3. Nhấn mạnh các kỹ năng mềm
Những kỹ năng mềm thường bị lãng quên trong mô hình tự động hóa hoạt động của các công ty như hiện nay. Thế nhưng, ít ai biết được rằng kỹ năng mềm thật sự là một phần không thể thiếu trong công tác lập kế hoạch phát triển năng lực cho các nhân viên.
“Các kỹ năng của tương lai không phải đơn thuần là kỹ thuật, mà chúng là hành vi. Những kỹ năng mềm gọi là “mềm” nhưng bản chất thật sự chúng không “mềm” – ngược lại, chúng rất phức tạp, là những thứ mất nhiều năm để con người có thể học hỏi, thay đổi, thích ứng với phạm vị hoạt động của chúng. Chúng tôi gọi chúng là kỹ năng của sức mạnh. Và nhớ rằng trong xu thế cạnh tranh hiện nay, hãy nắm bắt một số kỹ năng mà nhiều CEO yêu cầu: sáng tạo – tư duy đổi mới, linh hoạt – nhanh nhẹn và khả năng thích ứng với mọi môi trường.”
Chia sẻ của Josh Bersin, một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm chuyên nói về các vấn đề xoay quanh việc phát triển con người, khả năng lãnh đạo và công nghệ nhân sự.
Các tổ chức/doanh nghiệp suy cho cùng cũng chỉ là một tập hợp gồm những con người làm việc cùng nhau dựa trên một sự thống nhất về mục tiêu, phương thức hoạt động, cách tổ chức và vận hành,… Tuy nhiên, họ quên mất sợi dây liên kết những con người lại và tạo ra hiệu suất công việc lại là những kỹ năng mềm. Các kỹ năng là chìa khóa quan trọng giúp thắt chặt các mối quan hệ đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát và mức độ hoạt động của các công việc.
4. Đầu tư vào phát triển cá nhân
Nhân viên của bạn khó có thể phát triển được bản thân nếu cứ tập trung quá nhiều vào việc cống hiến cho tổ chức. Họ cũng chỉ là con người với bao gồm toàn bộ các trải nghiệm về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vì thế để cải thiện và phát triển năng lực của họ, bạn cần tạo không gian để họ đầu tư vào việc phát triển cá nhân trước khi hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và chuyên nghiệp.
Cân bằng cảm xúc
Điều này không quá khó khăn. Bạn có thể đặt các câu hỏi như:
- Bạn cảm thấy thế nào về công việc của mình gần đây?
- Bạn đang vật lộn với bất cứ điều gì?
Việc liên tiếp đặt ra các câu hỏi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản về ghi nhận, lắng nghe và phản hồi, tạo ra sự tương tác giữa nhân viên với nhà quản lý/người lãnh đạo. Một người quản lý biết cách khai thác và hỗ trợ, người có kỹ năng lắng nghe, đồng cảm và luôn hiện diện trước những thách thức của nhân viên sẽ là điểm tựa vững chắc giúp nhân viên tìm thấy sự cân bằng khi họ chìm trong một không gian cảm xúc khó khăn.
Đầu tư phát triển về mindset
Sách và các buổi hội thảo, những khóa học không nhất thiết phải là về lĩnh vực chuyên môn mà nó có thể là những nguồn bổ trợ về các kỹ năng khác, kiến thức liên ngành. Sức mạnh của việc cung cấp giáo dục không chỉ giúp nhân viên hoàn thiện lành mạnh.
Bên cạnh đó, khi nhân viên của bạn đạt được thành tích xuất sắc, người quản lý/nhà lãnh đạo có thể tạo cơ hội tiếp cận hoặc tài trợ cho các nhân viên tham gia các khóa học, những hoạt động ngoại khóa, giao lưu phù hợp với mục tiêu và sở thích cá nhân của họ.
Khi nhân viên được cung cấp các công cụ để làm tốt công việc của họ, được đào tạo để thăng tiến trong sự nghiệp, họ sẽ cảm thấy được hỗ trợ và hạnh phúc hơn. Việc quan tâm đến sự cải thiện và phát triển của nhân viên sẽ giúp họ đồng hành lâu dài với tổ chức đồng thời tạo động lực để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
Có thể bạn quan tâm:
- Phân tích con người – Chiến lược quan trọng trong ngành Nhân sự năm 2020
- Rời bỏ công việc tại các doanh nghiệp nhỏ – Nguyên nhân và giải pháp
- 3 xu hướng tuyển dụng đáp ứng thời đại kỹ thuật số
Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- H HƯỚNG DẪN CHUẨN HÓA VÀ TẠO CV TRÊN TOPDEV
- N Nộp CV bao lâu thì được gọi phỏng vấn? Bí quyết tăng cơ hội được phỏng vấn
- N Người tham chiếu là gì? Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV?
- O Offer công việc là gì? Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc
- C Cách xin nghỉ việc 1 ngày khéo léo
- C CV game tester là gì? Hướng dẫn viết CV ấn tượng
- I Intern là gì? Cách tìm kiếm việc làm intern cho sinh viên mới ra trường
- C Cách giới thiệu bản thân trong CV hiệu quả và ấn tượng nhất
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?