Tại sao ứng viên của bạn “bốc hơi” trong buổi phỏng vấn?
CV IT chưa hoàn hảo có phải là nguyên nhân khiến ứng viên e dè buổi interview? Nhà tuyển dụng cũng bị “bỏ rơi”, tại sao không? Thực tế, đó vẫn là một vấn đề nan giải của chuyện tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng đã phải chờ đợi ứng viên trong vô vọng khi thấy họ “mất tích” trong buổi phỏng vấn. Và vấn đề về thư mời phỏng vấn cũng là một trong những thắc mắc đáng quan tâm. Có rất nhiều giả thiết đã được đặt ra cho sự vắng mặt của các ứng viên. Cùng TopDev phân tích một số lý do khiến ứng viên “bốc hơi” và các giải pháp được đề xuất.
Ứng viên có nhiều hơn 1 sự lựa chọn
Một ứng viên tài năng chắc chắn họ không chỉ có một sự lựa chọn. Họ thường nộp CV cho nhiều công ty khác nhau. Thậm chí nhiều vị trí khác nhau như freelancer it,… Chẳng hạn, bạn nộp nhiều CV IT Administrator cho cùng một vị trí là ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Điều đó làm gia tăng các cơ hội và sự lựa chọn của họ. Thực tế, doanh nghiệp của bạn có thể vuột mất ứng viên tiềm năng chỉ vì các lợi thế khác từ đối thủ: offer mức lương cao hơn, môi trường năng động, dễ phát triển,…
Xem thêm các vị tri tuyển dụng IT nổi bật tại LASTMILE
Giải pháp
Hãy quan tâm đến việc tối ưu hóa thời gian tuyển dụng. Đồng thời, cần đầu tư cho việc phát triển xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Nếu khoanh vùng được các ứng viên tiềm năng, hãy sắp xếp phỏng vấn họ càng sớm càng tốt. Đừng chần chờ vì bạn không biết được rằng họ đã onboard tại một công ty khác hay chưa.
Chưa sẵn sàng về kinh nghiệm và kỹ năng
Đây là những ứng viên thường do dự. Họ vì một lý do nào đó mà chưa có những tìm hiểu kỹ về vị trí công việc, môi trường – văn hóa doanh nghiệp. Và điều quan trọng là họ vẫn còn chưa tự tin về năng lực của bản thân liệu có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không? Điều đó làm họ có cảm giác lo sợ cho buổi phỏng vấn trực tiếp…Vậy nên bốc hơi đối với họ là giải pháp tốt nhất.
Thực tế cho thấy, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn được phản ánh rõ qua CV. Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí ngành CNTT thông qua IT Programmer CV hay CV IT Administrator. Tuy vậy, CV của bạn chị đạt mức trung bình đối với nhà tuyển dụng. Đây cũng là một nỗi lo lắng mà nhiều ứng viên tự viễn cảnh ra cho mình. Từ đó, sự áp lực đã khiến họ thiếu đi sự tự tin.
Ngoài ra, trường hợp này sẽ bao gồm những ứng viên còn ít kinh nghiệm, đặc biệt là các sinh viên mới ra trường. Đôi khi, họ đã đến nơi phỏng vấn nhưng thiếu can đảm. Hoặc vì những khó khăn được vẽ ra từ nhiều nguồn làm họ có chút do dự, thiếu sự quyết đoán trong việc có nên phỏng vấn hay không.
Giải pháp
- Thiết lập bản mô tả công việc (Job Description) cần đảm bảo các thông tin chi tiết về vị trí công việc, các kỹ năng cần thiết,… Đồng thời lưu ý gợi nhắc ứng viên về việc đầu tư CV vì CV cho sinh viên IT mới ra trường dường như còn nhiều mặt hạn chế (do chưa nhiều kinh nghiệm). Một thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ tạo dấu ấn tốt hơn đối với ứng viên.
- Nên có những ghi chú về các yêu cầu để ứng viên có sự chuẩn bị tốt nhất
- Phỏng vấn qua Skype, Hangouts,… để nắm bắt nhu cầu trước buổi phỏng vấn chính thức. Nếu địa điểm gần, hãy nhắc ứng viên trước buổi phỏng vấn. Đồng thời quan tâm đến thư mơi phỏng vấn. Nếu địa điểm ở xa, thảo luận về việc lựa chọn hình thức phỏng vấn trực tuyến tại nhà hoặc một địa điểm thuận lợi với ứng viên, tương ứng với khung thời gian phù hợp.
Ứng viên bận hoặc quên mất lịch trình phỏng vấn
Hầu hết các ứng viên đều liên lạc để thông báo với nhà tuyển dụng về việc không tham gia phỏng vấn. Thế nhưng, không tránh những trường hợp ứng viên quên buổi phỏng vấn. Ví dụ bạn có một buổi interview cho vị trí freelancer it, App Mobile Developer. Tuy vậy, bạn đã quên mất đi việc đó vì nhiều lý do phát sinh. Cho đến khi có email follow-up thì họ mới nhớ CV IT Administrator.
Điều này càng làm cho phía nhân sự tuyển dụng đặc biệt quan tâm đến việc take care các ứng viên trong danh sách cần phỏng vấn. Đôi khi, một nhà tuyển dụng rất nghiêm khắc sẽ loại ngay ứng viên quên buổi phỏng vấn. Tất nhiên, đây là cách thức phù hợp nếu số lượng ứng tuyển quá nhiều. Song, việc đó có thể khiến bạn vô tình làm mất đi các ứng viên tài năng. Nhiều vị trí
Giải pháp
Nhà tuyển dụng cần linh hoạt hơn trong công tác phỏng vấn ứng viên. Cụ thể, việc dời lịch phỏng vấn sang một thời điểm khác là cách thức phù hợp nhất. Điều này cho thấy chính nhà tuyển dụng đang tạo ra cơ hội cho chính ứng viên và cả tổ chức/doanh nghiệp của mình.
Đồng thời, để hạn chế tình trạng này, phía nhân sự cần chủ động nhắc nhở ứng viên trước buổi phỏng vấn từ 1-2 ngày. Hoăc doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý tuyển dụng để tối ưu hóa quy trình.
Lời kết
Thực tế, có rất nhiều lý do tác động khiến các ứng viên không thể tham gia buổi phỏng vấn. Và tất nhiên, các doanh nghiệp nói chung và phìa nhà tuyển dụng nói riêng vẫn có những chiến lược phù hợp nhằm khắc phục trình trạng này. Mọi nỗ lực sẽ có kết quả nếu họ thật sự quan tâm đến các ứng viên của mình. TopDev hi vọng bài viết đã có những phân tích giúp mọi người nhìn nhận vấn đề này một cách rõ ràng hơn. Từ đó tim kiếm các cách thức kiểm soát quy trình phỏng vấn ứng viên thật hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Tuyển tập “cheatsheet” bộ câu hỏi cho anh em developer trước buổi phỏng vấn
- Phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview)
- STAR – Bí quyết chinh phục mọi mục tiêu phỏng vấn
Xem thêm việc làm it lương cao cho Developers hàng đầu tại TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?
- P Portfolio là gì? Những lỗi phổ biến khi làm portfolio
- N Những tác động to lớn của trí tuệ nhân tạo trong tuyển dụng
- T Tại sao hồ sơ của bạn chưa được gọi đi phỏng vấn?
- A Applicant Tracking System là gì? ATS hoạt động ra sao
- G Giải mã bí quyết quản lý nhân viên IT là Gen Z thành công
- C Cách đăng tin tuyển dụng trên Facebook với 5 tuyệt chiêu tối ưu
- V Vì sao lương khủng, đãi ngộ tốt vẫn khó tuyển IT?
- [ [Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua