Top 5 câu hỏi phỏng vấn Game Designer được hỏi nhiều nhất
Game designer có phải là người thiết kế chính cho game? Vậy những kỹ năng nào cần có cho vị trí này, dưới đây là ví dụ 5 câu hỏi phỏng vấn Game Designer.
Tin tui đi bà con ơi, tui là game designer nè, thiết kế gì cũng chuẩn, game nào game nấy làm ra chỉ có chơi ghiền tới chết hông à!.
Đùa chút cho vui nhưng mong rằng qua bài viết này, anh em sẽ có các bước chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn.
Bắt đầu ngay thôi nào!
1. Những kĩ năng nào là quan trọng nhất của Game Designer
Câu hỏi thứ nhất phỏng vấn Game Designer, tập trung vào những kĩ năng mà ứng viên cho rằng nó là quan trọng đối với vị trí mà mình đang ứng tuyển.
Việc xác định rõ những kĩ năng cần có hoặc quan trọng đối với bản thân giúp nhà tuyển dụng hiểu được ứng viên đang ở trình độ nào. Những kỹ năng mà ứng viên xem là quan trọng có phù hợp với công việc hiện tại hay không?
Ở vị trí Game designer, tất nhiên kỹ năng quan trọng nhất là thiết kế. Tuy nhiên một số kỹ năng khác ứng viên có thể nếu ra (tất nhiên tuỳ vào kinh nghiệm của từng ứng viên).
-
- Kỹ năng giao tiếp
-
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
-
- Kỹ năng trình bày giải pháp
-
- Kỹ năng thương lượng với khách hàng
Trên đây chỉ là một số kĩ năng gợi ý, ứng viên có thể thoải mái nêu ra những kỹ năng mà mình cho là quan trọng. Hơn nữa các kỹ năng được cho là quan trọng ứng viên sẽ trau dồi kĩ năng đó như thế nào?
2. Game ưa thích nào của bạn bạn nghĩ có thể làm nó tốt lên?
Câu hỏi phỏng vấn Game Designer này đánh giá góc nhìn của Game Designer. Bản thân đã là Game Designer, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với đủ thể loại game.
Nhưng game nào bạn nghĩ nó sẽ có thể làm tốt hơn. Ở góc nhìn của designer bạn có thể trình bày về mặt UI/UX của game. Ví dụ như:
-
- Về behavior thì nhân vận này có thể thêm animation này để tăng độ phấn khích của người chơi
-
- Về bố trí thì có thể sửa đổi vị trí đồ vật này để phù hợp với vật lý hơn
-
- Về độ khó có thể tăng lên giúp game kịch tính hơn
Tuy là câu hỏi dành cho vị trí Game Designer, bạn cũng có thể nêu ra một số lỗi hoặc cải thiện có thể có liên quan tới game nhưng không thuộc trách nhiệm designer như backend, một số lỗi khác có trong game.
Về top 5 game designer nổi tiếng anh em có thể tham khảo tại đây.
Xem tuyển dụng Game Developer tại các công ty hàng đầu trên TopDev
3. Trong quá trình thiết kế game, bạn có gặp phải những hạn chế nào từ tuổi tác không?
Câu hỏi thứ 3 phỏng vấn Game Designer liên quan trực tiếp tới kinh nghiệm. Nếu quá trình làm việc đủ lâu và trải qua nhiều dự án, anh em sẽ trải qua những dự án game liên quan tới:
-
- Tuổi tác
-
- Giới tính
-
- Quốc gia
-
- Tôn giáo
Với những chủ đề có tính chất đặc thù như trên, quá trình phát triển game sẽ đòi hỏi Game Designer phải biết chính xác đối tượng game mình phát triển.
Trường hợp game phát triển cho trẻ em dưới 18 tuổi, game designer sẽ không được phép đem các hình ảnh hoặc video có nội dung bạo lực vào trong game. ESport thường không liên quan tới chính trị và tôn giáo, chính vì vậy tuyệt đối tránh các nội dung này khi thiết kế game.
4. Những thử thách nào khó nhằn nhất bạn gặp phải khi thiết kế game
Câu hỏi thứ 4 phỏng vấn Game Designer tập trung vào kinh nghiệm làm việc. Nếu đã trải qua từ 2 năm kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ gặp phải một số khó khăn khi thiết kế game.
Câu hỏi này tạo điều kiện cho ứng viên trình bày về những khó khăn mà mình đã gặp phải, cách thức giải quyết vấn đề đó nếu có.
Trường hợp một game nào đó có các yêu cầu về hành động của nhân vật đặc biệt, không giống với những hành động thông thường? Bạn xử lý như thế nào. Một ví dụ khác là những game có nhiều đối tượng, tương tác với nhiều nhân vật (ví dụ như trong một trận chiến, hoặc game giết zombie, thông thường đòi hỏi sự xuất hiện của rất nhiều zombie).
Với những câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có thể nhận ra những khó khăn gặp phải trong quá trình làm việc. Nếu có những khó khăn đó, phương án xử lý như thế nào. Anh em lưu ý phương án xử lý không nhất thiết phải do mình đề xuất. Nên không nhất thiết phải trình bày các vấn đề khó khăn mà giải pháp phải do chính mình đưa ra.
5. Làm thế nào để luôn phát triển kĩ năng ở vị trí Game Designer
Câu hỏi thứ 5 phỏng vấn Game Designer mong muốn ứng viên có thể trình bày về khả năng tự học và cập nhật kiến thức.
Giống như các mảng khác liên quan tới phần mềm. Xu hướng và các công nghệ sử dụng cho Game Designer luôn luôn cập nhật và thay đổi cực kì nhanh chóng. Với đà phát triển như vũ bão của Trí tuệ nhân tạo và học máy, hình ảnh và các hiệu ứng liên quan tới nhân vật có thể được tạo ra một cách dễ dàng.
Để không bị bỏ lại phía sau. Theo các lối mòn về game, ứng viên cần nêu các phương án học hỏi và cập nhật kiến thức. Ví dụ như các xu hướng làm game mới, xu hướng thiết kế thịnh hành cho dòng game hành động.
Việc học hỏi và cập nhật thường xuyên giúp ứng viên ghi điểm lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Việc học hỏi không ngừng cũng giúp ứng viên nâng cao trình độ. Hướng tới phát triển và làm việc hiệu quả hơn
6. Tham khảo thêm phỏng vấn Game Designer
Cảm ơn anh em đã đọc bài – Thank you for your time – Happy coding!
Tác giả: Kiên Nguyễn
Bài viết liên quan:
- Top 5 Ngôn Ngữ Lập Trình Game Để Học Hiện nay
- Lập trình game với Java cho người mới bắt đầu
- Người mới bắt đầu nên học ngôn ngữ lập trình nào?
Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc