Tôi học lập trình không phải vì lương 4000 USD
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng
Không ít học sinh phổ thông từng thắc mắc học môn lập trình để làm gì? Có phải vì mức lương 4000 USD của sinh viên mới ra trường mà nhiều người hay nhắc đến khi nói về lập trình viên.
Hôm nay mình đọc một bài trên Facebook nói về lí do Tại sao bạn học lập trình?
, trong đó có 1 lí do được nhắc đi nhắc lại rất nhiều đó là có một tương lai tươi sáng với mức lương khởi điểm khi ra trường 4000 USD. Bài này nói lên quan điểm của mình về việc học lập trình để làm gì.
Mình cũng giống các bạn trong clip trên, đều là học sinh cấp 3, đều có không ít thì nhiều kiến thức về lập trình nhưng mình thấy các bạn đang có phần ảo tưởng về ngành lập trình. Mình tiếp xúc với không ít lập trình viên chuyên nghiệp, nên không còn lạ gì những nỗi khổ của ngành này: trĩ lòi, mắt mờ, đau lưng, cột sống, stress, deadline, đau dạ dày, trầm cảm… Những người ngoài chỉ nhìn vào họ những lúc họ khoe lương nhưng đâu có nhìn thấy lúc họ làm việc. Trên các loại báo xàm ke của Việt Nam và các bà hàng xóm, nghề lập trình
thường xuyên được nhắc đến trong các chủ đề như: “những công việc lương cao nhất”, “những công việc không sợ thiếu việc làm lương cao trong 5 năm tới”, blabla … ; nhưng sự thực có phải vậy không ? Công việc lập trình cũng chỉ giống bao nhiêu ngành nghề khác là bán sức lao động và giá trị của bản thân cho công ty và xã hội thôi.
Bố mình từng nói “Không có ngành nghề dễ kiếm việc hơn hay lương cao hơn ngành nghề nào. Tất cả công việc mày được trả lương là người ta trả cho giá trị và khả năng của mày mang lại chứ không phải trả cho cái ngành nghề của mày hay cái trường mày học.”
Lương 4000 USD/tháng với lập trình không phải là không có nhưng những nguời như thế thuộc loại hiếm và thường có kinh nghiệm 5–7 năm đi làm. Còn về lương một cử nhân Bách Khoa ra trường thì “4000 USD/năm tương đương khoảng 7.5 triệu đồng/tháng thì hợp lý, và cũng là cao hơn mặt bằng xã hội”, “xạo chó”, “ra trường 4k có cái củ cải” … là những câu trả lời mình nhận được khi gửi bức ảnh trên và hỏi những người trong nghề và có có cả những người với mức lương >= 4000 USD.
Tính lương gross sang net chuẩn, trải nghiệm ngay!
Quay về vấn đề chính thôi, mình học lập trình để làm gì? Đơn giản thôi, mình học để hiểu về cách của mọi thứ trên Internet đang hoại động và để nó là công cụ cho mình để thực hiện được những gì mình muốn: Làm một trang web, vẽ bản đồ trà sữa, viết một con chatbot, blabla … Với mình, ngôn ngữ trong lập trình cũng giống như Tiếng Anh nó giúp bạn giao tiếp với các lập trình viên khác và thế giới.
Trong cuộc sống, chúng ta không khó để thấy những sự thật về những con người thành công trong nhiều lĩnh vực nhưng những lĩnh vực đó không hề hot
hay được truyền thống tung hô ví dụ: nuôi lợn, trồng rau, … vì đơn giản họ tìm thấy được đam mê của mình với nghề và tiềm năng của nghề. Do đó chúng ta thấy được sự thành công đến từ bản thân bạn chứ không phải ngành nghề của bạn
Tóm lại, đừng thần thánh hóa lập trình viên.
Bài viết gốc được đăng tải tại pp.pymi.vn
Có thể bạn quan tâm:
- Tôi không phải là lập trình viên thực sự?
- 32 cuốn sách học lập trình bạn nhất định phải đọc
- Hướng dẫn tạo quyền truy cập quản lý website mà không phải chia sẻ thông tin đăng nhập tại Hostinger
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- G Gợi ý 5 cách giúp bạn có cảm hứng hơn khi làm việc
- P Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
- N Nhảy việc thất bại, có nên quay lại công ty cũ làm việc?
- S Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
- C Cảnh báo 6 ‘red flags’ khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay
- N Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì?
- N Ngành trí tuệ nhân tạo từ A – Z: Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp
- N Ngành IT vẫn HOT dù đứng giữa “tâm bão” suy thoái kinh tế
- T Top 7 phương pháp tự học lập trình tốt nhất dành cho Developer