Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Nhật Thanh
Trải qua hơn 12 năm học hành, sau đó là 4 năm năm học đại học với bao nhiêu hoài bão, ước mơ và những dự định sẽ làm trong tương lai. Và rồi bạn cũng kết thúc thời gian ngồi trên giảng đường đại học và bắt đầu tìm kiếm cho mình một công việc ổn định. Bạn có bao giờ lo lắng mình sẽ thất nghiệp hay không?
Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên IT ra trường vẫn thất nghiệp (hoặc làm trái ngành). Mặc dù nhu cầu việc làm ngành IT là cực kì cao trong những năm tới (bạn có thể xem báo cáo thị trường IT Việt Nam 2023 trên TopDev – hoặc hình bên dưới). Bạn có biết lý do tại sao không?
Trong bài viết này, mình sẽ phân tính và đưa ra những lời khuyên. Để cho cánh cửa “thất nghiệp” không bao giờ tìm đến với bạn.
#1 CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TĂNG MẠNH
Phần đầu tiên, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nhu cầu nguồn nhân lực ngành IT trong hiện tại và tương lai gần. Let’s start!
Chúng ta thực sự đang ở trong nền công nghiệp 4.0. Nơi mà ngành IT sẽ lên ngôi với hàng ngàn cơ hội nghề nghiệp cực kì hấp dẫn. Cho nên, đối với các bạn sinh viên mới ra trường, bạn sẽ không bao giờ lo lắng về vấn đề “thất nghiệp” như các ngành khác. Các công ty phần mềm luôn luôn thiếu hụt nhân sự. Luôn muốn tìm được những ứng viên phù hợp với nhiều vị trí khác nhau.
Bạn hãy nhìn vào biểu đồ sau để hiểu rõ hơn về tình hình nghề nghiệp IT hiện nay.
Hiện tại khi mình thực hiện bài viết này, là vào thời điểm năm 2023. Và trong năm nay, nguồn nhân lực cần thiết cho ngành IT lên đến 550,000 nhân sự. Và đang thiếu hụt tới 150,000 nhân sự. Đây là một con số rất lớn, nó phản ánh thực tại của thị trường IT ở Việt Nam.
Bạn hãy nhìn vào năm 2025, số lượng nhân sự cần thiết là 700,000 người. Và số lượng thiếu hụt tăng lên tới 200,000 người.
Bạn có thể đoán ra rằng trong tương lai, nhân sự IT sẽ càng bị thiếu hụt nặng nề.
Vậy chúng ta có thể kết luận, cơ hội nghề nghiệp IT là cực kì lớn trong tương lại. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Không phải sợ thất nghiệp khi ra trường. Nhưng…
#2 NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở BẠN
Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết, số liệu trên internet. Hoặc đơn giản, bạn hãy nhìn xung quan bạn, hay thậm chí là chính bản thân bạn. Rất dễ dàng nhìn thấy một sự thật rằng. Sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều, sinh viên IT cũng không ngoại lệ.
Tại sao lại có chuyện như vậy? Có phải vì lý do sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm như nhiều người hay nói?
Thực tế, có rất nhiều công ty tuyển vị trí fresher (sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm), nên việc đòi hỏi kinh nghiệm ở đây là chưa toàn toàn đúng. Nguyên nhân chính ở đây, sinh viên mới ra trường, không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu mà nhà tuyển dụng cần.
Tham khảo Intern IT Jobs hấp dẫn trên TopDev
Vậy nhu cầu tối thiểu ở đây là gì? Background IT ổn, khả năng học hỏi, tự học tốt và đặc biệt là chịu khó (thái độ). Bạn hãy tự hỏi bản thân mình một câu hỏi quan trong. Khi mình ra trường, mình có đáp ứng những điều này cho nhà tuyển dụng hay không? Hay bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là một người có khả năng đào tạo được không?
Phải nói rằng, thái độ và khả năng học hỏi tốt là hai yếu tố quan trọng nhất đối với sinh viên mới ra trường (background IT cũng cực kì quan trọng). Thông thường, khi bắt đầu đi làm, bạn sẽ đi thực tập tại một công ty nào đó hoặc làm fresher. Lúc này thì công ty sẽ đào tạo cho bạn trong vòng 1, 2 hay 6 tháng (tùy thuộc vào mỗi công ty). Và với khoảng thời gian ít ỏi này, bạn được học hỏi rất nhiều thứ. Từ kiến thức kĩ thuật cho tới phong cách làm việc,… Và đặc biệt, bạn phải chứng minh được năng lực thực sự của mình để biết chắc chắn một điều rằng. Sau một khoảng thời gian vài tháng, bạn có thể làm được việc (hoàn thành task được giao).
Nhà tuyển dụng họ chỉ tuyển những ứng viên có khả năng làm việc, tạo doanh thu. Hoặc ít nhất là có khả năng làm việc được sau vài tháng đào tạo (đối với sinh viên mới ra trường).
Bởi vì nhiều sinh viên IT khi ra trường, họ không thể đáp ứng được các nhu cầu này nên “thất nghiệp” vẫn luôn đeo bám họ. Vì IT là một ngành thiên về kĩ thuật, nên kiến thức kĩ thuật nền tảng là điều vô cùng quan trọng.
#3 TẠI SAO CÁC BẠN LẠI KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG
Ở 2 phần trên, bạn đã biết về nhu cầu nguồn nhân lực IT ở Việt Nam là rất lớn. Cũng như biết được những yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng đối với một fresher. Chúng ta sẽ bắt đầu một phần quan trọng – tìm hiểu nguyên nhân vì sao bạn không thể đáp ứng các nhu cầu tối thiểu này.
Trước tiên hay trả lời mình một câu hỏi. Suy cho cùng, bạn có biết lý do theo IT là gì không?
Hãy dừng đọc bài viết này một chút và trả lời câu hỏi trên.
Bạn hãy liệt kê ra những lý do chính khiến bạn bước chân vào con đường IT. Bạn vì tiền, vì bạn bè rủ rê, vì IT là ngành hot, vì cha mẹ bắt bạn. Hay vì một lý do nào khác?
Riêng đối với mình, mình đến với IT vì 2 chữ “đam mê”. Mình đam mê mãnh liệt với những dòng code. Hay nói một cách khác, mình rất yêu thích việc viết code, tạo ra sản phẩm, và chia sẻ nó với mọi người. Hãy suy nghĩ về điều đó!
Bạn cũng biết rằng, khi mình thích, mình đam mê một việc gì đó. Thì mình làm việc đó tốt hơn và dần dần bạn sẽ cũng cố được đam mê của mình và lại làm nó tốt hơn nữa.
Khi bạn đọc đến đây, nếu bạn đang trong thời khắc thất nghiệp, bạn đã biết lý do là gì chưa? Còn nếu bạn đã đã ổn định trong ngành IT, thì hãy chia sẻ và giải thích điều này đến những bạn sắp, đang, đã theo học ngành IT. Vì cho đi là nhận lại mà.
Vì IT là một ngành khắc nghiệt và đào thải rất cao. Các công nghệ thì mọc lên như nấm trong thời gian rất ngắn. Nếu một ngày bạn không học hỏi nữa, thì là lúc bạn đang đi lùi với những người khác. Ngay bây giờ, bạn hãy tự hỏi bản thân mình xem bạn có hợp với ngành IT không? Và bạn có thực sự muốn theo ngành này tới cùng, kiếm miếng cơm manh áo với nó không?
Dù có hay không, bạn cũng phải hành động ngay từ bây giờ. Tìm kiếm đam mê thật sự cho cuộc đời mình.
Đam mê thật sự rất rất khó để tìm kiếm, nhưng các bạn là những người còn trẻ, cứ tự tin, hành động. Tự tin bước vào nghề nếu bạn cảm thấy thích thích cái gì đó trong ngành này. Rồi biết đâu một ngày nào đó bạn tìm kiếm được đam mê của mình.
Và một điều đặc biệt nữa, làm việc với đam mê không phải lúc nào cũng vui vẻ dễ chịu. Đôi khi bạn phải trả giá bằng xương máu và nước mắt. Stress, áp lực, khó khăn sẽ luôn đến với bạn. Nhưng hãy kiên trì và theo cho tới cùng. Hãy nghĩ tới những thành quả sau này mà mình sẽ đạt được.
Và một lời khuyên chân thành của mình, nếu bạn đang có ý định bước vào nghề. Hãy chuyên tâm học hành ngay trên giảng đường đại học. Những kiến thức nền tảng ở đại học sẽ là bước đệm rất tốt cho bạn trong con đường ở tương lai.
# KẾT
Bài viết này mình đã trình bày cho bạn 3 phần. Là nhu cầu nguồn nhân lực IT Việt Nam hiện tại và tương lai gần. Nhà tuyển dụng cần gì ở bạn và đặc biết, tại sao bạn không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng.
Bài viết tuy không dài nhưng cũng đủ để gửi gắm đến các bạn những thông điêp của mình – một người từng chịu đấm ăn xôi trong ngành này. Hi vọng với những thông điệp trên, sẽ giúp các bạn một phần nào đó trong sự nghiệp IT của mình. Giúp cho bạn hiểu được chính bản thân mình có thích hợp với ngành này không.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 khó khăn có thể bạn sẽ gặp khi theo học ngành CNTT
- Bắt nhịp 8 xu hướng tuyển dụng IT nổi bật trong năm 2023 – 2025
- 5 công cụ AI hữu ích trong năm 2023 dành cho Developer
Xem thêm các vị trí công việc khác tại TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc