Cảnh báo 6 ‘red flags’ khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay

Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay, việc tìm được một công việc ưng ý là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, tìm việc chưa bao giờ dễ dàng, nếu không “khó tính” ngay từ đầu thì bạn rất dễ gặp phải những công ty “độc hại”, làm ảnh hưởng đến cả sự nghiệp sau này.

Do đó, để không phải “rước họa vào thân”, bạn cần biết cách nhận diện những red flags khi tìm việc. Nằm lòng những cảnh báo dưới đây sẽ giúp bạn tránh các rắc rối sau này đấy.

Các ‘red flags’ khi tìm việc và nộp CV

Nếu bạn là một người tinh ý thì ngay từ JD tuyển dụng bạn đã có thể phát hiện ra các red flags. Dưới đây là một số manh mối bạn có thể quan tâm khi đọc thông tin tuyển dụng.

Thông tin tuyển dụng mập mờ

Thông tin tuyển dụng mập mờ là một dấu hiệu cảnh báo phổ biến khi tìm việc. Thông tin tuyển dụng mập mờ thường không cung cấp đầy đủ thông tin về vị trí, yêu cầu, và quyền lợi. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định liệu vị trí đó có phù hợp với bạn hay không.

red flags khi tìm việc

Dưới đây là một số ví dụ về thông tin tuyển dụng mập mờ:

  • Mô tả công việc không rõ ràng: Mô tả công việc chỉ ghi chung chung là “nhân viên kinh doanh”, “kỹ sư phần mềm”, “nhân viên marketing”, mà không nêu rõ công việc cụ thể là gì, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm gì, và quyền lợi được hưởng ra sao.
  • Yêu cầu không rõ ràng: Yêu cầu tuyển dụng không cụ thể, chẳng hạn như “có kinh nghiệm”, “trình độ cao”, “có kỹ năng mềm tốt”, mà không nêu rõ kinh nghiệm, trình độ, và kỹ năng cụ thể là gì.
  • Quyền lợi không rõ ràng: Quyền lợi được hưởng không cụ thể, chẳng hạn như “lương cao”, “thưởng hấp dẫn”, “được đào tạo”, mà không nêu rõ mức lương, mức thưởng, và chương trình đào tạo cụ thể là gì.
  • Hoặc nhiều nơi sẽ liệt kê một vài yêu cầu và kỹ năng đơn giản sau đó để mức lương thật cao để gây sự chú ý.

  "Vì sao nghỉ việc tại công ty cũ?": 5 lý do thuyết phục nhà tuyển dụng

  Resume là gì? Résume khác CV như thế nào?

“Làm những công việc khác theo yêu cầu”

Nếu bạn đọc mô tả công việc thấy cụm từ “… và làm những công việc khác theo yêu cầu” thì hãy đặt dấu chấm hỏi. Điều này có thể là bất lợi cho bạn khi nhận việc vì cụm từ khá ẩn ý và không rõ ràng, bạn có thể sẽ phải làm những công việc nằm ngoài chuyên môn và tệ hơn là làm ngoài giờ.

Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy công ty thiếu chuyên nghiệp, chưa xác định rõ những công việc mà vị trí đang tuyển dụng sẽ đảm nhận là gì. Hoặc công ty đang che giấu một điều gì đó mà chỉ khi bắt đầu nhận việc bạn mới được biết.

Các red flags khi đi phỏng vấn

Khi đã tìm được một tin tuyển dụng phù hợp, bạn ứng tuyển và được gọi đến vòng phỏng vấn. Tại đây, ngoài việc thể hiện năng lực bản thân bạn cũng cần đặt các câu hỏi để kiểm tra công ty có dấu hiệu gì bất thường hay không.

Nhà tuyển dụng hời hợt, thiếu tôn trọng ứng viên

Quá trình tuyển dụng không chỉ quan trọng với ứng viên mà còn rất quan trọng với doanh nghiệp vì nó sẽ mang lại giá trị cho công ty. Do đó, nếu nhà tuyển dụng hời hợt, phỏng vấn “cho có” thì đây là một dấu hiệu red flags khi tìm việc bạn cần chú ý.

red flags khi tìm việc

Dưới đây là một số ví dụ về nhà tuyển dụng hời hợt, thiếu tôn trọng ứng viên:

  • Đến muộn, không chuẩn bị: Nhà tuyển dụng đến muộn cho cuộc phỏng vấn, không có hồ sơ ứng viên, hoặc chỉ hỏi những câu hỏi chung chung, không liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Thái độ thờ ơ, thiếu tôn trọng: Nhà tuyển dụng có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến ứng viên, hoặc có những lời nói hoặc hành động thiếu tôn trọng.
  • Không trả lời phản hồi của ứng viên: Nhà tuyển dụng không phản hồi email hoặc cuộc gọi của ứng viên sau khi phỏng vấn.

Tham khảo việc làm Java hấp dẫn trên TopDev!

Phản bác ý kiến của ứng viên một cách toxic

Một red flags khi tìm việc khác là luôn bị người phỏng vấn bày tỏ thái độ tiêu cực mỗi khi trình bày quan điểm. Chẳng hạn như khi bạn nói về những điểm mạnh của mình thì người phỏng vấn sẽ cho đó là những điều cơ bản, ai cũng có và mong chờ nhiều hơn vào nó.

Với một môi trường làm việc toxic, không công nhận năng lực ứng viên bạn sẽ luôn cảm thấy thấp kém và năng lực phát triển bị kìm hãm. Do đó, bạn hãy thật thận trọng khi lựa chọn làm ở những công ty red flags như thế này.

Đưa ra offer lương và hối thúc quyết định ngay

Thông thường các công ty sẽ đưa ra mức offer và cho ứng viên thời gian suy nghĩ, nếu ứng viên cảm thấy phù hợp họ sẽ thông báo kết quả phỏng vấn qua mail sau. Còn nếu nhân sự tuyển dụng đưa ra mức offer và hối thúc bạn nhận việc ngay trong buổi phỏng vấn rất có thể công ty này đang che giấu điều gì đó.

red flags khi tìm việc

Một lý do có thể hợp lý là họ đang cố gắng ép bạn nhận mức lương thấp hơn mức bạn xứng đáng, do tâm lý sợ việc rơi việc vào tay người khác nên bạn sẽ đồng ý. Hoặc có thể công ty có văn hóa làm việc không tốt, họ không muốn bạn có thời gian suy nghĩ nên hối thúc bạn nhanh chóng nhận việc.

Nhà tuyển dụng “mập mờ” về câu trả lời cho câu hỏi của bạn

Một red flags khi tìm việc nữa mà các ứng viên cần lưu ý là nhà tuyển dụng phớt lờ hoặc trả lời không rõ ràng câu hỏi của bạn. Bạn hãy hỏi khéo léo các câu hỏi có tính chất cởi mở như mức lương, cam kết thời gian làm việc, định hướng của công ty,… nếu người phỏng vấn gạt các thắc mắc của bạn sang một bên thì rất có thể họ đang che giấu điều gì đó.

Tóm lại

Thông tin tuyển dụng mập mờ, công việc được phân công không rõ ràng, nhà tuyển dụng hời hợt, thiếu tôn trọng ứng viên,… là những red flags khi tìm việc phổ biến bạn nên chú ý. Những dấu hiệu này có thể cho thấy công ty đó có văn hóa làm việc độc hại, thiếu tôn trọng nhân viên, hoặc không có kế hoạch rõ ràng.

Nếu bạn gặp phải những red flags này, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ứng tuyển. Bạn có thể hỏi thêm thông tin từ các nguồn khác, chẳng hạn như nhân viên cũ của công ty, hoặc từ các trang web đánh giá công ty. Bạn cũng có thể từ chối nhận việc nếu bạn cảm thấy rằng công ty không phù hợp.

Nắm chắc trong tay những dấu hiệu red flags trong bài viết này để “thuận buồm xuôi gió” trên đường sự nghiệp bạn nhé. Chúc bạn tìm việc thành công!

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm việc làm Developers hàng đầu tại TopDev