Tại sao Web Developer nên học về Digital Marketing?
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Nhật Thanh
Có phải bạn đang cảm thấy hiếu kì về bài viết này? Vì digital marketing thì liên quan gì tới sự nghiệp làm dev của bạn? Trong bài viết này, bạn sẽ có câu trả lời.
Đối với các lập trình viên, đa số trong các bạn quan tâm rất nhiều về kĩ năng mềm (non-tech skill) để hổ trợ cho công việc. Nhưng đối với một doanh nghiệp, các kĩ năng mềm không giúp họ nhiều bằng kĩ năng digital marketing.
Chia sẻ thêm, ngoài marketing, Tiếng Anh cũng là một kĩ năng cực kì cực kì quan trong. Không chỉ đối với developer mà còn tất cả mọi người. Khi bạn biết một trong hai kĩ năng này. Bạn sẽ không phải lo thất nghiệp trong thế giới phẳng 4.0 ngày nay.
#1 Kỹ năng coding thì liên quan gì tới Digital Marketing?
Một câu trả lời ngắn gọn: Không! Đúng vậy, coding chẳng liên quan gì tới digital marketing.
Nhưng nếu bạn là một developer biết digital marketing, và bạn biết cách phối hợp chúng lại với nhau. Bạn sẽ có được được một trong những kĩ năng có ích nhất cho sự nghiệp của mình. Dù bạn là người đang có một công việc full-time hoặc kinh doanh tự do (freelancing business).
#2 Vậy, Digital Marketing là gì?
Giải thích một cách ngắn gọn, digital marketing là việc quảng bá, marketing cho các sản phẩm, dịch vụ sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại (điện thoại, laptop,…). Và hình thức phổ biến nhất và có lẽ bạn cũng quen thuộc nhất của digital marketing là online marketing.
Online marketing hiện hữu mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của bạn ở thời điểm hiện tại, mình chắc chắn như vậy.
Trước khi đi xa hơn, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu chính xác những thứ có trong digital marketing. Sau đây là một danh sách rút gọn:
-
SEO
: là những quy trình tối ưu website để có được vị trí cao trong các công cụ tìm kiếm như Google, Bing. -
Analytics
: lien quan đến việc phân tích dữ liệu ví dụ, phân tích hành vi người dùng. -
AdWords
: đây là nền tảng hiển thị quảng cáo trả tiền trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Bạn muốn hiển thị quảng cáo, bạn phải trả tiền cho Google chẳng hạn. -
Social Media
: mạng xã hội hiện đang phổ biến trên toàn thế giới, việc sử dụng mạng xã hội cho marketing là một điều cực kì dễ hiểu. -
Email Marketing
: sử dụng các nền tảng email để marketing. Bạn sẽ thường thấy những email quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong hòm thư. Đó chính là email marketing. -
Content Marketing
: mọi thứ liên quan đến những nội dung hay, nổi bật, nhằm tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng chính là Content Marketing. -
Online Advertisements
: bất kì quảng cáo nào liên quan tới các nền tảng và thiết bị trực tuyến đều là online Advertisements. Như quảng cáo trên TV, youtube hay để cả AdWords. -
Conversion Rate Optimization
: Quá trình tìm hiểu những gì hoạt động và những gì không hoạt động của sản phẩm, dịch vụ để chuyển đổi khách hàng, thử nghiệm và cải thiện để đạt được kết quả tốt nhất.
Và nếu bạn có thêm về kĩ năng design, sẽ là một điểm cộng rất lớn. Cho thấy bạn là một người có đầu óc sáng tạo.
Tiếp theo sẽ đến phần rất quan trọng và cốt lõi của bài viết! Việc học digital marketing sẽ đem lại lợi ích gì cho developer?
#3 Trở thành một ứng viên hoặc một nhân viên đặc biệt
Bạn là một developer có thể tạo ra một website hoạt động đúng với requirement (đúng yêu cầu của khách hàng). Nhưng với các kĩ năng digital tuyệt vời, bạn biết cách làm thế nào để tăng traffic (lưu lượng truy cập của người dùng) website lên. Hay tối ưu hóa những dòng code để có một website tối ưu SEO tốt hơn (SEO on page). Hiểu về digital marketing để xây dựng những hệ thống hổ trợ digital marketing. Và còn rất nhiều lợi thế nữa, và đó là cách để bạn gây ấn tượng mạnh đến khách hàng và nhà tuyển dụng.
Hoặc là bạn có thể đề xuất với xếp hoặc manager về những ý tưởng, idea để cải thiện sản phẩm, website, hay dịch vụ. Và đề xuất luôn rằng bạn có thể đảm nhận những công việc về marketing.
Nếu bạn là một freelance web developer, với kĩ năng marketing, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Kiếm về được nhiều hợp đồng, và đặc biệt bạn biết cách để có thể cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm. Nhằm mang lại giá trị cho bạn và kiếm nhiều tiền hơn.
Ví dụ khi bạn thiết kế một website cho khách hàng, bạn có thể cung cấp thêm các dịch vụ như trình quản lý AdWords. Hay các dịch vụ về content marketing, design hoặc SEO. Hoặc bạn có thể lên kế hoặc tư vấn, coaching cho khách hàng của mình về những chiến lượt marketing mà họ cần.
Tóm gọn lại, hãy trở thành một người sáng tạo. Hiểu biết rộng hơn không chỉ là kĩ năng chính của bạn. Tăng giá trị của bạn lên, vì chính bạn là người trả lương cho bạn.
Tham khảo việc làm Web Developer hấp dẫn trên TopDev
#4 Tăng thu nhập
Như mình để cập trong phần #1, khi giá trị của bạn tăng lên. Chắc chắn lương, thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên dù bạn có đang làm cho một công ty hay là freelancer.
Có thể bạn chưa nhận ra, việc bạn đang làm hiện tại, chính là kinh doanh đấy!
Hãy để mình giải thích. Kinh doanh hiểu đơn giản chính là việc mua bán. Nếu bạn đang đi làm full-time, bạn đang bán sức lao động của mình. Còn nếu bạn làm tự do, bạn đang bán cả sức lao động và sản phẩm của mình. Vậy tại sao bạn không bán với giá cao hơn.
Khi bạn có hiểu biết về digital marketing, khi bạn biết xây dựng một thương hiệu cá nhận. Thì việc “kinh doanh mua bán” sẽ dễ dàng hơn đối với bạn.
Chính vì lý do đó, việc tăng giá trị bản thân là một điều cực kì quan trọng để có được thu nhập cao hơn.
#5 Xây dựng thương hiệu cá nhân
Dưới đây, mình sẽ đưa ra hai bối cảnh và bạn hãy trả lời mình câu hỏi. Bạn muốn bạn ở bối cảnh nào và thật sự là bạn đang ở bối cảnh nào?
Bối cảnh 1: Bạn đang làm freelancer, bạn luôn đi tìm khách hàng của mình mỗi tháng để nhằm tăng doanh thu. Hoặc, bạn đang gửi đơn đi xin việc khắp nơi để có một việc làm tốt hơn nếu bạn đang muốn có một công việc full-time.
Bối cảnh 2: Khách hàng luôn tìm đến bạn vì muốn có được sản phẩm của bạn. Các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển bạn vì năng lực của bạn.
Có phải bạn muốn mình ở trong bối cảnh 2, nhưng thật sự bạn đang ở bối cảnh 1!
Trong thực tế, bối cảnh 2 rất khỏ xảy ra, nhưng khó chứ không phải là không thể xảy ra.
Và để bối cảnh 2 có thể xảy ra trong cuộc đời bạn. Hãy phát triển một thương hiệu cá nhân cho chính bạn. Bạn có thể bắt đầu với một blog hoặc bất kì một nền tảng nào. Để chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực, thế mạnh của bạn cho mọi người. Và dần dần theo thời gian, giá trị, thương hiệu của bạn sẽ ngày càng tăng và được nhiều người biết tới. Cho đi luôn luôn được nhận lại, hãy ghi nhớ điều này!
Và có một điều mình muốn nhấn mạnh một điều. Khi bạn chia sẻ cho người khác kiến thức của mình. Thì là lúc kiến thức của bạn được tăng thêm và củng cố vững chắc một lần nữa.
Hãy nhìn những developer của Việt Nam: Lê Trần Đạt (founder của daynhauhoc.com – stackoverflow của Việt Nam), Thạch Phạm (CEO tại Azdigi, founder của thachpham.com – website về lập trình, wordpress, SEO lớn nhất Việt Nam), Nguyễn Hồng Phúc (boss tại HVA online), Nguyễn Mạnh Tuấn (boss tại J2Team). Ngoài ra còn rất rất nhiều những developer khác như: Tôi đi code dạo, Kteam,… Họ là những người cực kì giỏi trong lĩnh vực chính của mình là developer. Ngoài ra họ còn có những kĩ năng về digital marketing để bạn có thể biết đến họ và nhận được những giá trị từ họ.
Ngày nay, người người nhà nhà sử dụng internet, smartphone, máy tính bảng, laptop,… Nên việc xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là một điều gì hàn lâm, cao siêu cả. Điều quan trọng là ở chính bạn, sự kiên trì và đam mê của bạn.
# Kết
Khi bạn đã là một developer giỏi, hãy trở thành một developer tuyệt vời! Digital marketing sẽ giúp bạn làm điều đó. Không phải ai cũng muốn và làm được điều này. Nhưng khi bạn đã làm được rồi thì hãy nhìn xem những thành quả mà nó mang lại.
Xem thêm:
- 5 lỗi sai các Web Developers newbie thường mắc phải và cách khắc phục
- Làm thế nào để bắt đầu Blog lập trình của bạn?
- Lập trình viên freelancer bắt đầu từ đâu? Và như thế nào?
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- G Gợi ý 5 cách giúp bạn có cảm hứng hơn khi làm việc
- P Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
- N Nhảy việc thất bại, có nên quay lại công ty cũ làm việc?
- S Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
- C Cảnh báo 6 ‘red flags’ khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay
- N Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì?
- N Ngành trí tuệ nhân tạo từ A – Z: Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp
- N Ngành IT vẫn HOT dù đứng giữa “tâm bão” suy thoái kinh tế
- T Top 7 phương pháp tự học lập trình tốt nhất dành cho Developer