Tổng hợp tài liệu môn học ngành công nghệ thông tin (Phần 2)
Tài liệu ngành công nghệ thông tin đã tiếp tục được TopDev tổng hợp, TopDev xin tiếp tục gửi đến cho các bạn phần tiếp theo các môn học của ngành CNTT tại Việt Nam, đặc biệt là những bạn sinh viên ngành Công nghệ thông tin đang sắp làm quen với các môn học chuyên ngành.
Hi vọng tài liệu ngành công nghệ thông tin sẽ giúp cho các bạn học tập được hiệu quả hơn khi còn đang chập chững những bước đầu trên con đường trở thành 1 lập trình viên tương lai!
Phần này sẽ là nội dung các môn học thuộc ‘Kiến thức cơ sở ngành’, bao gồm:
1. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 🌟:
Trong khoa học máy tính, cấu trúc dữ liệu là một cách lưu dữ liệu trong máy tính sao cho nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả.
Thuật toán, còn gọi là giải thuật, là một tập hợp hữu hạn của các chỉ thị hay phương cách được định nghĩa rõ ràng cho việc hoàn tất một số sự việc từ một trạng thái ban đầu cho trước; khi các chỉ thị này được áp dụng triệt để thì sẽ dẫn đến kết quả sau cùng như đã dự đoán trước.
Bài giảng ⭐️:
https://bit.ly/cau-truc-du-lieu-va-giai-thuat
Đề thi ⭐️:
https://bit.ly/de-thi-cau-truc-du-lieu-va-thuat-toan
2. Cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức.
👉 https://bit.ly/giao-trinh-nhap-mon-co-so-du-lieu
3. Cơ sở trí tuệ nhân tạo:
Trí tuệ nhân tạo đang trở thành một xu hướng công nghệ trên toàn thế giới những năm gần đây. Việc nghiên cứu phát triển các trí thông minh nhân tạo nhằm giải quyết các vấn đề nhu cầu trong cuộc sống đang rất được quan tâm. Lương dành cho các kĩ sư AI cũng cao không kém, chính vì vậy nếu bạn không muốn bỏ lỡ các cơ hội khi học tập lập trình Trí tuệ nhân tạo thì có thể tham khảo tài liệu “Nhập môn trí tuệ nhân tạo” sau.
👉 https://bit.ly/csc-nhap-mon-tri-tue-nhan-tao
4. Công nghệ phần mềm:
Công nghệ phần mềm còn có tên gọi khác là “Kĩ thuật phần mềm” là một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Cuốn sách này sẽ đi chi tiết các nội dung làm việc, lý thuyết và thực tế cơ bản khi làm việc trong lĩnh vực thiết kế phần mềm. Nếu bạn là một lập trình viên thì tuyệt không thể bỏ qua cuốn sách này để trao dồi kiến thức bản thân thêm nữa.
👉 https://bit.ly/nhap-mon-cong-nghe-phan-mem
5. Hệ điều hành:
Giáo trình này không tập trung vào một hệ điều hành hay phần cứng cụ thể nào. Thay vào đó, giáo trình sẽ thảo luận những khái niệm cơ bản được áp dụng trong từng hệ điều hành khác nhau.
Để dễ dàng đọc và hiểu tài liệu ngành công nghệ thông tin này, người đọc phải nắm các cấu trúc dữ liệu cơ bản, tổ chức của một hệ thống máy tính và ngôn ngữ lập trình cấp cao. Các khái niệm và giải thuật cơ bản được trình bày trong giáo trình dựa trên việc chúng được dùng trong các hệ điều hành thương mại hay trong các hệ điều hành thử nghiệm.
Nhập môn hệ điều hành:
👉 https://bit.ly/he-dieu-hanh-dh-bk-hcm
Nhập môn hiệu điều hành Linux:
Quyển này sẽ giúp ích cho việc làm quen với hệ điều hành Linux, hệ điều hành chuyên dụng cho mọi lập trình viên!
👉 https://bit.ly/nhap-mon-he-dieu-hanh-linux
6. Lập trình hướng đối tượng:
Lập trình hướng đối tượng là một mẫu hình lập trình dựa trên khái niệm “công nghệ đối tượng”, mà trong đó, đối tượng chứa đựng các dữ liệu, trên các trường, thường được gọi là các thuộc tính; và mã nguồn, được tổ chức thành các phương thức. Trong lập trình hướng đối tượng, chương trình máy tính được thiết kế bằng cách tách nó ra khỏi phạm vi các đối tượng tương tác với nhau.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khá đa dạng, phần lớn là các ngôn ngữ lập trình theo lớp, nghĩa là các đối tượng trong các ngôn ngữ này được xem như thực thể của một lớp, được dùng để định nghĩa một kiểu dữ liệu.
Bài giảng:
👉 https://bit.ly/bai-giang-lap-trinh-huong-doi-tuong-dh-khtn-…
Bài tập:
👉 https://bit.ly/de-thi-lap-trinh-huong-doi-tuong-dh-khtn-hcm
Bài tập lập trình Java OOP:
👉 https://bit.ly/bai-tap-lap-trinh-java-huong-doi-tuong-co-lo…
7. Lập trình trên Windows:
Windows là hệ điều hành đồ họa trực quan, do dó các tài nguyên của hệ thống cung cấp rất đa dạng đòi hỏi người lập trình phải nghiên cứu rất nhiều để phát hay hết sức mạnh của hệ điều hành.
Theo như những mục đích tiếp cận của các nhà lập trình thì các ứng dụng trên Windows phải hết sức thân thiện với người dùng thông qua giao diện đồ họa sẵn có của Windows. Về lý thuyết thì một người dùng làm việc được với một ứng dụng của Windows thì có thể làm việc được với những ứng dụng khác.
Nhưng trong thực tế để sử dụng một ứng dụng cho đạt hiệu quả cao trong Windows thì cần phải có một số huấn luyện trợ giúp hay tối thiểu thì phải cho biết chương trình ứng dụng làm việc như thế nào.
Đa số các ứng dụng trong Windows đều có chung một giao diện tương tác với người dùng giống nhau. Ví dụ như các ứng dụng trong Windows đa số đều có thanh thực đơn chứa các mục như : File, Edit, Tool, Help… Và trong hộp thoại thì thường chứa các phần tử điều khiển chung như : Edit Control, Button Control, Checkbox….
👉 https://bit.ly/lap-trinh-windows-dh-cntt-pham-thi-vuong
8. Lý thuyết đồ thị:
Trong toán học và tin học, lý thuyết đồ thị (graph theory) nghiên cứu các tính chất của đồ thị. Một cách không chính thức, đồ thị là một tập các đối tượng được gọi là các đỉnh (hoặc nút) nối với nhau bởi các cạnh (hoặc cung). Cạnh có thể có hướng hoặc vô hướng. Đồ thị thường được vẽ dưới dạng một tập các điểm (các đỉnh nối với nhau bằng các đoạn thẳng (các cạnh).
Đồ thị biểu diễn được rất nhiều cấu trúc, nhiều bài toán thực tế có thể được biểu diễn bằng đồ thị. Ví dụ, cấu trúc liên kết của một website có thể được biểu diễn bằng một đồ thị có hướng như sau: các đỉnh là các trang web hiện có tại website, tồn tại một cạnh có hướng nối từ trang A tới trang B khi và chỉ khi A có chứa 1 liên kết tới B. Do vậy, sự phát triển của các thuật toán xử lý đồ thị là một trong các mối quan tâm chính của khoa học máy tính.
Bài giảng ⭐️:
👉 https://bit.ly/bai-giang-ly-thuyet-do-thi-dh-kntn
Bài tập ⭐️:
👉 https://bit.ly/bai-tap-ly-thuyet-do-thi-dh-khtn
9. Mạng máy tính:
Mạng máy tính là một hệ thống các máy tính được kết nối với nhau bằng các phương thức truyền dẫn nào đó và tuân theo 1 kiến trúc nhất định sao cho chúng có thể chia sẻ tài nguyên (dữ liệu, thiết bị) với nhau. Qua bài giảng này các bạn sẽ được học các thành phần cơ bản của mạng máy tính, lịch sử phát triển và còn nhiều nữa…
Bài giảng:
👉 https://bit.ly/bai-giang-mang-may-tinh
Bài tập:
👉 https://bit.ly/bai-tap-mang-may-tinh
Kỳ tiếp theo TopDev sẽ tiếp tục với các môn chuyên ngành ‘Hệ thống thông tin’, ‘Mạng máy tính’, ‘Công nghệ phần mềm’ & ‘An ninh mạng’, các bạn nhớ đón xem nhé!
Chúc các bạn có những giờ học tập và làm việc hiệu quả.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Xem thêm những công việc lập trình hot nhất thị trường tại TopDev!
TopDev via Chia sẻ code
- H Học lập trình có nên mua Macbook? TOP 5 MacBook cho lập trình viên
- N Nên build cấu hình PC cho lập trình viên như thế nào?
- T TOP 10+ laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu
- H Học lập trình nên mua laptop hay PC (máy tính để bàn)?
- L Laptop cho lập trình viên giá rẻ dưới 10 triệu
- T Top 6 laptop học CNTT dưới 15 triệu đáng mua nhất
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần cuối)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 1)
- S Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?