30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 1)
Bạn có đang tìm cho mình 1 laptop lập trình? Lập trình trên máy tính không phải lúc nào cũng chỉ về thuật toán, lưu đồ flowchart hay code, bạn còn phải hiểu về phần cứng nữa. Khả năng viết code và giải quyết các vấn đề bằng 1 con máy tốt cũng quan trọng không kém.
Thực sự với cùng mức giá thì 1 con máy bàn lúc nào cũng mạnh và bền hơn so với 1 chiếc laptop, nhưng nói về tính linh hoạt và tiện lợi cho học tập và làm việc trong thời đại này thì việc sở hữu 1 con laptop với cấu hình phù hợp cho lập trình luôn là ưu tiên hàng đầu.
Code tốn khá nhiều chất xám, chắc hẳn bạn sẽ luôn muốn chuyển hóa những ý tưởng thành những dòng code mà không phải chờ lâu đúng không, nói tóm lại: 1 chiếc laptop hoàn hảo vừa tăng tốc các tác vụ và quá trình làm việc mà còn tăng năng suất làm việc của bạn 1 cách hiệu quả hơn.
Để hiểu rõ laptop nào tốt nhất cho việc lập trình, bạn nên hiểu rõ được mình đang cần gì. Những cái nào là quan trọng mà tất cả các lập trình viên nên biết trước khi họ chi trả cho 1 “con laptop” để lập trình.
Những lưu ý chính khi lựa chọn laptop
Phần cứng
Cho việc lập trình, bạn cần cân nhắc ÍT NHẤT 256GB SSD. Tuy nhiên, nếu bạn là 1 lập trình viên chuyên nghiệp thì ổ cứng sẽ 1TB tốt hơn nhiều. Tốc độ là điều tất yếu cho việc compiling và testing, đặc biệt là với các dự án lập trình lớn.
Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách chọn lựa mua ổ cứng nhỏ hơn và rồi dùng ổ cứng rời thông qua cổng USB. Bạn cũng có thể chạy máy ảo từ các ổ cứng rời, chỉ có điều là phải cắm và rút cho mỗi lần sử dụng.
Nếu bạn phải lựa chọn giữa ổ SSD nhỏ hơn (với công nghệ mới) và ổ HDD lớn hơn (công nghệ cũ) thì hãy chọn ngay SSD (viết tắt của Solid State Drives). Các ổ SSD nhanh hơn rất nhiều và bạn có thể tăng dung lượng với ổ cứng rời sau đó.
RAM
Đối với các lập trình viên, bộ nhớ RAM cũng cần thiết như việc cơ thể cần nước vậy! RAM tiêu chuẩn của 1 laptop thường chỉ trong khoảng 4GB NHƯNG bạn nên cân nhắc ít nhất 8GB RAM sẵn có trong máy (tối thiểu cho việc lập trình) cho việc lập trình cơ bản.
Nếu bạn làm việc trong những dự án chuyên nghiệp thì nên chọn ít nhất 16GB hay thậm chí là 32GB RAM để làm việc ổn định trong 2 hay 3 năm tới.
Dù gì thì với 1 kỹ sư phần mềm, 1 laptop tốt để lập trình thì tối thiểu luôn là 8GB RAM, nhưng để có điều kiện làm việc tốt nhất thì các kỹ sư thường chọn nhất là tối thiểu 16GB.
Tốn nhiều tiền hơn nhưng cuối cùng thì nó cũng chỉ giúp cho công việc lập trình của bạn được tốt hơn thôi mà, và công việc thuận lợi rồi thì 8 hay 16 cũng chỉ là những con số!
Nếu bạn phải lựa chọn giữa RAM lớn nhưng ít dung lượng ổ cứng hơn thì bạn nên chọn việc RAM lớn hơn! Với ổ cứng ít dung lượng bạn luôn luôn có thể dùng ổ cứng rời HDD hay SSD thông qua cổng USB sau đó.
Nhưng bạn sẽ không thể tăng RAM trong hầu hết các trường hợp vì không phải laptop nào cũng có khả năng này. Và cách duy nhất để nâng cấp RAM, trong trường hợp này không còn cách nào khác là phải mua 1 laptop khác.
CPU (bộ xử lý) và Tốc độ xử lý
Yếu tố chính để so sánh với sức mạnh xử lý chính là tốc độ compiling. Tuy nhiên, đây chỉ vấn đề thực sự nếu bạn đang phải làm 1 dự án lớn. Trong những trường hợp khác, bạn chỉ cần có 1 cỗ máy để làm những việc cần thiết. Laptop với bộ xử lý multi-core i7 hay i9 luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho việc lập trình với những công nghệ mới năm 2020.
Nếu bạn đang phải lựa chọn giữa RAM hay CPU nhanh hơn, hãy cứ chọn RAM!
Khả năng sửa chữa
Sẽ ra sao nếu bạn cần thêm RAM hay thay thế ổ cứng với 1 cái lớn hơn? Khả năng sửa chữa cũng là 1 yếu tố quan trọng khác nếu bạn hiểu rằng mình sẽ cần nâng cấp cho laptop của mình trong 1 hay 2 năm tới. Không phải tất cả laptop đều có khả năng này. 1 số cái (điển hình như Apple Macbook và nhiều cái khác) thì không thể thay thế ổ cứng hay RAM.
Apple Macbook khá đắt tiền để sửa chữa 1 khi bạn đã hết bảo hành, 1 ví dụ đơn giản: thay thế 1 cái nút bàn phím bị hỏng có thể tốn từ 500$ tới 700$ vì bạn sẽ phải thay thế gần 1 nửa laptop. Trong khi đó thì 1 vài mẫu Lenovo Thinkpad chỉ tốn khoản 100$ để thay thế toàn bộ bàn phím.
Kích cỡ màn hình
Nếu bạn không phải giám sát 1 dự án lớn nào thì hãy chỉ cần chọn màn hình với kích cỡ tối thiểu là 13.3”. Nhưng càng to thì càng đã mắt. 14” tới 16” sẽ khá thoải mái cho việc lập trình trong khi 17” thì có vẻ hơi quá đà vì kích cỡ và trọng lượng cũng có thể là 1 vấn đề.
Hãy chọn màn hình với độ phân giải cao nhất có thể bởi vì bạn sẽ cần màn hình rộng rãi để làm việc với code, đọc documentation, chạy máy ảo, và còn nhiều nữa…
Chất lượng màn hình
Làm việc với các màn hình laptop dựa trên công nghệ FN có thể khá căng thẳng bởi vì màu sắc sẽ thay đổi mỗi khi bạn đổi góc nhìn vào màn hình.
Hãy chọn IPS hay các công nghệ tương tự (như Retina trên Macbook) nếu có thể.
Bàn phím
Bàn phím thực ra rất, rất quan trọng! Tôi mạnh dạn khuyên bạn nên có cơ hội xem qua các laptop trực tiếp và thử gõ lên bàn phím của nó ở 1 cửa hàng thực sự trước khi mua. Nếu không hãy nhìn vào các mẫu cụ thể tương tự như laptop bạn đã chọn bởi vì vài mẫu cùng dòng cũng có thể có cấu tạo bàn phím khác nhau.
Bên cạnh, chọn 1 phiên bản bố trí cho thị trường Mỹ cũng nên được lưu ý, vì các shortcut sẽ có sẵn ở nơi bạn quen dùng và dễ dàng làm việc hơn. Ví dụ: nếu bạn sử dụng định dạng Markdown thì việc có phím “`” ngay dưới phím “esc” sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc nó nằm ở đâu khác trên bàn phím cho các phiên bản không thuộc thị trường Mỹ.
1 lưu ý quan trọng khác về các laptop Apple Macbook là về bàn phím “cánh bướm” được sử dụng trong các mẫu sản xuất từ 2015 tới 2019 của họ. Những phím này có những vấn đề khá nghiêm trọng, nó dễ hỏng và rõ ràng là không thể sửa được.
Dù Apple đã đề nghị việc thay thế miễn phí cho những bàn phím này, vốn liên quan tới việc thay thế phần topcase và sẽ làm bạn tốn khoản 500$ (hãy xem thêm tại đây để biết thêm chi tiết.)
Bởi vì thế nếu bạn đang tìm mua 1 Macbook đã qua sử dụng, hãy cẩn thận và nhìn tổng quát, bạn sẽ muốn tránh những Macbook cũ với bàn phím ‘cánh bướm’ trừ khi bạn đảm bảo rằng nó sẽ được thay thế miễn phí bởi Apple.
Về các Macbook ra mắt sau năm 2020 sẽ không phải lo nữa khi nó trở về bàn phím “cắt kéo” được các nhà cung cấp khác sử dụng rộng rãi cũng như chứng minh độ tin cậy và ổn định sau nhiều năm.
>> Đọc thêm: Có nên mua Macbook học lập trình?
Danh sách 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên
1. Apple Macbook Pro 16” M2 2023
MacBook Pro 16 inch M2 Pro 2023 là chiếc máy tính xách tay mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Apple. Nó được trang bị chip M2 Pro mới, có hiệu suất nhanh hơn 13% so với chip M1 Pro và nhanh hơn 45% so với chip M1. MacBook Pro 16 inch cũng có màn hình Liquid Retina XDR tuyệt đẹp, thiết kế sang trọng, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Một thiết bị vô cùng phù hợp cho anh em lập trình viên.
Kích thước màn hình | 16.2 inch |
Độ phân giải màn hình | Liquid Retina XDR display (3456 x 2234) |
CPU | Apple M2 Pro |
RAM | 16 GB, tối đa 64 GB |
Ổ cứng | 512 GB SSD, tối đa 8 TB |
Các tính năng nổi bật của Apple Macbook:
– Hiệu năng: Apple Macbook Pro được trang bị con chip M2 sản xuất trên tiến trình 5 nm, đi kèm với một CPU 12 nhân và băng thông bộ nhớ 200 GB/s. Nhờ vào hiệu năng cao hơn 20% so với thế hệ trước, chiếc vi xử lý này giúp MacBook vận hành mượt mà cho mọi tác vụ. Nó có thể chạy máy ảo Windows và Linux mượt mà và phần hiệu năng vẫn rất tuyệt.
– Màn hình: MacBook Pro 16 inch M2 2023 được trang bị màn hình Liquid Retina XDR tuyệt đẹp, có độ phân giải 3456 x 2234 pixel và độ sáng lên đến 1600 nits. Màn hình này có màu sắc sống động, độ tương phản cao và góc nhìn rộng. Nó hoàn hảo cho những ai chuyên về thiết kế web.
– Dung lượng pin: MacBook Pro 16 inch M2 2023 có thời lượng pin lên đến 21 giờ phát lại video. Điều này cao hơn đáng kể so với thời lượng pin của MacBook Pro 16 inch M1, là 17 giờ.
– Thiết kế: MacBook Pro 16 inch M2 2023 có thiết kế đẹp và sang trọng. Nó được làm từ các vật liệu cao cấp như nhôm và kính. Máy có trọng lượng 2,15kg và dày 16,8mm.
Nó còn có khả năng chạy API như Python, Visual Code, C# mượt mà vì nó được dựng trên hệ thống giống như Unix nên bạn sẽ có Terminal vốn cũng hỗ trợ hầu hết các câu lệnh Unix. Đây cũng là laptop tốt nhất cho lập trình nếu bạn đang làm về các ứng dụng iOS hay các ứng dụng / script nền tảng Unix.
Tìm kiếm các vị trí tuyển dụng IT lương cao nhất cho bạn
2. Levono ThinkPad E590 Notebook
Với những bạn đang tìm laptop lập trình với mức giá rẻ thì Levono ThinkPad E590 chính là 1 trong những lựa chọn tốt nhất hiện có. Điều đáng kinh ngạc về laptop này là nó nằm trong những số ít laptop lập trình kèm sẵn combo “16 GB RAM + 1 TB SSD” mạnh mẽ.
Kích cỡ màn hình | 15.6” |
Độ phân giải màn hình | 1366 x 768 |
Độ phân giải màn hình tối đa | 1366 x 768 |
Bộ xử lý | 2.7+ GHz Intel Core i5 |
RAM | 12GB DDR4 2133 |
Tốc độ bộ nhớ | 2133 MHz |
Ổ cứng | 1000 GB hydrib_drive |
Bộ đồng xử lý đồ họa | Intel HD Graphics 620 |
Các tính năng nổi bật của Levono ThinkPad:
– 1 laptop lập trình tuyệt vời cho việc lập trình game.
– Card được tích hợp cùng kết nối không dây 802.11 A/C giúp kết nối của nó nhanh hơn.
– Tốc độ của ổ cứng là 7200 RPM và đó là lý do tại sao tốc độ xử lý của nó thuộc hàng top.
– Máy ảo khá thân thiện.
– Sự kết hợp đáng kinh ngạc của ổ cứng 128 GB SSD và 1 TB SATA cho phép nó có thể chứa hệ điều hành ở SSD và các tệp dữ liệu khác ở ổ cứng SATA.
Lập trình viên đều mong muốn hiệu năng và tốc độ cao. Chiếc laptop lập trình này có tất cả tính năng tốt nhất và làm cho nó trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những dev full-stack. Sự kết hợp của bộ xử lý Interl i5 và DDR4 12 GB RAM cho phép laptop này xử lý việc phát triển ứng dụng, lập trình Hadoop bao gồm game và coding android.
Bộ nhớ bao gồm 128 GB SSD và ổ cứng 1 TB SATA rất cần thiết cho những dev Big Data. Nói tóm lại, chúng ta có thể nói rằng ThinkPad là 1 máy tính lập trình mạnh mẽ trong năm 2020.
3. Dell XPS15
Dell XPS15 là 1 thiết kế đặc sắc mà có cơ bản tất cả những thứ cần thiết cho bất kì lập trình viên nào cũng muốn có trong 1 laptop tốt. 1 sản phẩm tuyệt vời khi nói về hiệu năng và tính cơ động. Nó có ổ SSD 1TB lớn hơn để lưu trữ và 16 GB RAM giúp nó có thể lưu các coding repo lớn 1 cách hiệu quả.
Hiệu năng cho mọi I/O operation được tăng lên nhờ SSD, đặc biệt là so với các laptop dùng HDD. Cùng với hiệu năng, laptop này khởi động siêu lẹ.
Các tệp lập trình và chương trình script cần đọc và ghi vào đĩa xử lý nhanh hơn nhiều và các script cũng sẽ compile cũng nhanh hơn trên HDD.
Kích cỡ màn hình | 15.6” |
Độ phân giải màn hình tối đa | 3840 x 2160 |
Bộ xử lý | 3.8 GHz Core i7-740QM |
RAM | 32 GB DDR4 |
Ổ cứng | 256 GB SSD |
Bộ đồng xử lý đồ họa | geforce gtx |
Nhãn hiệu chipset | NVidia |
Mô tả thẻ | Tích hợp |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Những tính năng nổi bật của Dell:
– Sử dụng Bộ xử lý Intel Kaby Lake Core i7-7700HQ Quad Core Gen 7. Với bộ xử lý này, laptop Dell XPS15 gần như hoàn hảo cho những lập trình viên làm về blockchain hay nhà nghiên cứu về lĩnh vực an ninh mạng.
– Đáng tin cậy, cấu hình mạnh và hiệu quả cho tất cả các máy ảo.
– Pin “trâu” ngay cả khi bạn làm đa tác vụ cho việc lập trình.
Laptop Dell XPS15 có tất cả những tính năng tốt nhất và được khuyên dùng bởi đa số lập trình viên blockchain, nhà nghiên cứu bảo mật thông tin, lập trình viên game và những dev Java / Swift.
4. Acer Aspire E15
Nếu bạn muốn làm việc cùng Android Studio, Visual Studio hay PostgreSQL 1 cách trơn tru thì Acer Aspire E15 rõ ràng là 1 lựa chọn khá ổn. Với con laptop này bạn có thể làm việc liên tục lên tới 12 tiếng và bộ xử lý i5 Gen 7 bên cạnh 8GB RAM và ổ SSD 256GB chạy nhanh như chớp.
Không những vậy, nó còn sử dụng NVIDIA GeForce 940MX GPU với bộ nhớ video DDR5 2GB vốn cho phép nó xử lý bất kỳ ứng dụng đòi hỏi đồ họa nào. Đối với những dev C# cũng như lập trình viên web thì những tính năng tuyệt vời trong con Acer Aspire E15 này là tất cả những gì bạn cần.
Kích cỡ màn hình | 15.6” |
Độ phân giải màn hình tối đa | 3840 x 2160 |
Bộ xử lý | 2.5 GHz Intel Core i5 |
RAM | 8 GB DDR SDRAM |
Ổ cứng | SATA |
Bộ đồng xử lý đồ họa | NVIDIA GeForce 940MX |
Nhãn hiệu chipset | NVIDIA |
Mô tả thẻ | Tích hợp |
Kích cỡ card đồ họa | 2000 MB |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Số cổng USB 3.0 | 2 |
Thời lượng pin trung bình | 12 tiếng |
Tính năng nổi bật của Acer Aspire:
– Dùng bộ xử lý Core i5-7200U 2.5 GHz và có thể nâng cấp lên tới 3.1 GHz. Điều này làm cho nó trở thành 1 trong những laptop mạnh nhất để chạy Microsoft Visual Studio hay Android Studio.
– Điều tuyệt vời khác là nó có 2 khe cắm SSD, nếu 1 ổ SSD là không đủ thì tại sao không sử dụng luôn cả 2 nhỉ!
Dù là người mới trong lĩnh vực lập trình hoặc đã là lập trình viên lâu năm, Acer Aspire E15 này sẽ là người bạn tốt đồng hành cùng bạn trên con đường lập trình trong nhiều năm.
5. Microsoft Surface Laptop Pro 9 (Intel Core i5-1245U Gen 12)
Microsoft đã cho ra 1 con laptop hoàn hảo với độ hiển thị bắt mắt và cấu hình trên cả tuyệt vời. Dòng laptop Surface Pro là sự lựa chọn tốt cho các lập trình viên Java và MongoDB.
Bên cạnh đó, thời lượng pin của Microsoft Surface Pro 9 cũng lên tới 105.5 giờ sử dụng và bộ xử lý Intel Core Gen 12 mạnh mẽ, vốn giúp bạn chạy các phần mềm desktop 1 cách dễ dàng cũng như đảm bảo quy trình làm việc của bạn được trơn tru và hiệu quả.
Kích cỡ màn hình | 13 inch |
Độ phân giải màn hình tối đa | 2880 x 1920 pixels |
RAM | 8 GB |
Ổ cứng |
256 GB SSD
|
Hệ điều hành |
Windows 11 Pro hoặc Windows 10 Pro
|
Cổng giao tiếp | 2x USB-C với USB 4.0/Thunderbolt 4 1x Surface Connect port 1x Cổng kết nối bàn phím |
Thời lượng pin trung bình | Khoảng 15.5 giờ sử dụng |
Tính năng nổi bật của Microsoft Surface Pro:
– Bộ xử lý i5 và ổ SSD 256 GB phù hợp cho những lập trình viên Android, Swift (cho iOS), Objective C, HTML5, Java và cả C# nữa.
– 8 GB RAM cực hữu dụng cho các dev làm trong lĩnh vực khoa học dữ liệu và thường xuyên phải sử dụng MATLAB và Python.
– Bộ đồng xử lý Intel Iris và đồ họa HD cũng giúp các coder làm trong lĩnh vực phát triển game mobile hay ứng dụng mobile.
Laptop này còn có bàn phím cảm ứng đọc dấu vân tay cực nhanh và chính xác. Tóm lại Microsoft Surface Pro khá là 1 laptop khá toàn diện.
Tìm việc làm lập trình viên back end lương cao
6. ASUS P-Series P2440UQ-XS71
Laptop ASUS P-Series P2440UQ-XS71 này cực ổn định. Nó có thể chạy liên tục nhiều ngày và không cần phải reboot, và hệ điều hành của nó còn chống crash nữa. Asus P-Series khá lý tưởng cho các lập trình viên C và C++, Linux scripting cho Cron, cơ sở dữ liệu MySQL, dBase và Oracle cũng như phát triển API. Trong danh sách này, đây là con laptop có pin trâu nhất với thời lượng lên tận 18 giờ và có thể xử lý các file lớn 1 cách mượt mà.
Kích cỡ màn hình | 14” |
Độ phân giải màn hình tối đa | 1920 x 1080 |
Bộ xử lý | 2.3 GHz Intel Core i5 |
RAM | 8 GB DDR3L SDRAM |
Tốc độ bộ nhớ | 1600 z |
Ổ cứng | 1 TB SATA |
Bộ đồng xử lý đồ họa | NVIDIA GeForce 940MX |
Nhãn hiệu chipset | NVIDIA |
Mô tả thẻ | Tích hợp |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Số cổng USB 2.0 | 1 |
Số cổng USB 3.0 | 3 |
Thời lượng pin trung bình | 18 tiếng |
Tính năng nổi bật của ASUS P-Series:
– Kết hợp tuyệt vời giữa 7th Gen Intel Core i7 7500U 2.7 GHz và bộ xử lý dual-core “Kaby Lake” với 12 GB RAM, 215 GB SSD, cùng card đồ họa Nvidia GeForce 940MX. Thích hợp cho những ai làm việc thường xuyên với các ứng dụng kho dữ liệu.
– Có tới 4 cổng USB. 3 cổng USB 3.0, 1 cổng USB 2.0, 1 cổng HDMI và 1 cổng VGA.
Các API được tạo ra cho từng nền tảng / chức năng và mỗi API sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp cho từng nền tảng / thiết bị / site / dịch vụ đó. Nếu bạn đang làm lập trình API, ASUS P-Series là quá ổn.
7. HP EliteBook 840 G5 Notebook PC (Có thể custom)
Laptop HP EliteBook 840 G5 Notebook này sẽ phù hợp cho những bạn sinh viên CNTT hay dev fresher với những nhu cầu lập trình ứng dụng cơ bản. Nếu bạn đang code những phần mềm nhẹ nhàng mà không cần yêu cầu card đồ họa quá cao, hoạt động ổ cứng thật nhanh hay đa phần chỉ cần viết code cơ bản / HTML & CSS thì Notebook HP này dành cho bạn.
Kích cỡ màn hình | 15.6” |
Độ phân giải màn hình tối đa | 1920 x 1080 |
Bộ xử lý | 2.3 GHz Intel Core i5 |
RAM | 8 GB DDR3L SDRAM |
Ổ cứng | 1 TB SATA |
Bộ đồng xử lý đồ họa | shared |
Nhãn hiệu chipset | Intel |
Mô tả thẻ | Tích hợp |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Số cổng USB 2.0 | 2 |
Số cổng USB 3.0 | 3 |
Thời lượng pin trung bình | 7.15 tiếng |
Tính năng nổi bật của HP Notebook:
– Sử dụng Bộ xử lý 5-6200U 2.3 GHz với turbo boost lên tới 2.8 GHz và thích hợp cho những dev làm việc chủ yếu trên WordPress, phát triển ứng dụng thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada…) bên cạnh HTML/CSS hay Liquid.
– Với ổ cứng 1TB 5400RPM vừa đủ cho việc lập trình ứng dụng quy mô vừa và nhỏ.
8. Apple 13.3” Macbook Air
Lựa chọn tốt cho những ai cần 1 chiếc laptop gọn, nhẹ và với vẻ ngoài thanh lịch, tinh tế. Nó khá nhẹ, cơ động, và vừa đủ mạnh cho việc lập trình C++ và Liquid. Macbook Air bao gồm ổ SSD 256GB, khe SD card, cổng Thunderbolt 2 . Thiết bị đủ mạnh để bạn viết code và lập trình ứng dụng iOS.
Tuy nhiên, nếu bạn đang làm các ứng dụng iOS quy mô lớn hay Android hoặc là dân thiết kế cần nhiều không gian màn hình thì nên xem xét việc chọn Macbook Pro 16”. Macbook Air chỉ phù hợp cho những lập trình viên viết code nhẹ nhàng như nhà phân tích bảo mật hay sinh viên CNTT đang học lập trình mà thôi.
Kích cỡ màn hình | 13.3” |
Bộ xử lý | 1.8 GHz Intel Core i5 |
RAM | 8 GB DDR3 SDRAM |
Ổ cứng | Flash Memory Solid State |
Bộ đồng xử lý đồ họa | Đồ họa tích hợp |
Nhãn hiệu chipset | Intel |
Kết nối không dây | 802.11abg, 802.11 A/C, 802.11 a/b/g/n, 802.11A |
Tính năng nổi bật của Apple 13.3” Macbook Air:
– Pin siêu mỏng và nhẹ, thời lượng sử dụng lên tới 12 giờ.
– Bộ nhớ 1600MHz LPDDR3 vừa đủ cho hiệu năng tối ưu khi bạn code và lập trình ứng dụng iOS.
– Bộ xử lý 8GHz dual-core Intel Core i5 cung cấp cho các nhà phân tích bảo mật đủ mạnh và nhanh để chạy hệ điều hành Kali Linux trong VMWare.
Cũng giống như các laptop Apple Macbook Pro trong giai đoạn 2015 – 2019, Macbook Air cũng có vấn đề nghiêm trọng với bàn phím như double symbols, phím không hoạt động hay bị kẹt phím, bạn nên cẩn thận khi chọn mua laptop đã qua sử dụng.
9. Asus VivoBook Pro 15 N580
Cung cấp cho bạn Intel Core i7 và 16GB RAM với ổ SSD 512GB SATA 3.0, chiếc laptop này có thể chạy tất cả các sản phẩm ảo được lập trình 1 cách dễ dàng, cũng như chơi được hầu hết những game mới ra mắt gần đây (các game thủ thích điều này).
Bên cạnh đó, nó còn là 1 laptop được thiết kế sắc sảo. Cấu hình quạt kép mang lại khả năng làm mát mạnh mẽ giúp Asus VivoBook Pro 15 N580 đáng tin cậy và bền bỉ.
Kích cỡ màn hình | 15.6” |
Độ phân giải màn hình | 1920 x 1080 |
Độ phân giải màn hình tối đa | 1920 x 1080 |
Bộ xử lý | 2.8 GHz 8032 |
RAM | 16 GB DDR4 |
Ổ cứng | 1000 GB Hydrib Drive |
Bộ đồng xử lý đồ họa | NVIDIA GeForce GTX1050 |
Nhãn hiệu chipset | NVIDIA GeForce GTX1050 |
Mô tả thẻ | Tích hợp |
Kích cỡ RAM Card đồ họa | 4 GB |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Số cổng USB 2.0 | 2 |
Số cổng USB 3.0 | 1 |
Những tính năng nổi bật của ASUS Vivo Book:
– Với kết nối WIFI dual-band 802.11ac đảm bảo laptop kết nối nhanh chóng và vượt qua bất kỳ sự tắc nghẽn hay nhiễu sóng nào.
– Tốc độ được cân bằng và cả khả năng lưu trữ rất cần thiết cho những lập trình viên Salesforce.
Asus M570VD-EB54 là 1 laptop thực thụ cho các game thủ kèm theo các thiết bị ưu tú hiệu quả, giúp cho việc lập trình của bạn được dễ dàng. Đó là lý do sao nó nằm trong danh sách này, đặc biệt dành cho các dev với nhiều nhu cầu đa dạng mà không chỉ có mỗi code.
Tìm việc làm lập trình viên front end lương cao
10. Levono ThinkPad X1 Carbon Gen 7 (14”)
Lenovo X1 là 1 laptop phi thường, nhất là cho những lập trình viên sử dụng Linux và Oracle. Bộ nhớ 16GB DDR3 cho phép các lập trình viên công năng đa tác vụ và có thể làm việc trên nhiều coding repo nữa.
Thinkpad cũng là 1 thương hiệu laptop phổ biến với các lập trình viên phần mềm. Nó đi kèm bàn phím tuyệt vời, độ cơ động vừa đủ. Điều quan trọng nhất là Levono cung cấp tới 3 năm bảo hành vốn rất hữu ích với những lập trình viên bận rộn (nếu bạn đặt mua chính hãng trên web).
Kích cỡ màn hình | 14” |
Độ phân giải màn hình | 2560 x 1440 |
Bộ xử lý | 2.6 GHz Core i7 5600U |
RAM | 16 GB DDR3 SDRAM |
Ổ cứng | 256 GB (SSD) |
Bộ đồng xử lý đồ họa | Tích hợp |
Nhãn hiệu chipset | Intel |
Mô tả card | Intel HD Graphics 5500 |
Kết nối không dây | 802.11 A/C |
Tính năng nổi bật của Levono X1 Carbon:
– Sở hữu 256 GB – M.2 SSD TCG Opal Encryption cung cấp các tính năng bảo mật thực sự rất quan trọng cho các lập trình viên.
– Đồ họa được hỗ trợ tốt bởi độ phân giải full HD và WQHD.
– Laptop có 16GB RAM và ổ cứng SSD 256GB, cung cấp đủ công năng và tính cơ động ở mức giá tốt.
Kết luận
Bài viết hiện đã khá dài rồi, xin hẹn các bạn phần tiếp theo với 30 mẫu laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên trong năm 2023 nhé!
Các bạn có thể xem Phần 2 của 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên năm 2023 tại đây và phần 3 tại đây nhé!
Hi vọng danh sách này sẽ giúp cho các bạn lập trình viên tìm được chiếc laptop ưng ý cho công việc của mình cũng như các bạn sinh viên đang tìm mua laptop cho việc học lập trình của mình trong tương lai.
Xem thêm:
- H Học lập trình có nên mua Macbook? TOP 5 MacBook cho lập trình viên
- N Nên build cấu hình PC cho lập trình viên như thế nào?
- T TOP 10+ laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu
- H Học lập trình nên mua laptop hay PC (máy tính để bàn)?
- L Laptop cho lập trình viên giá rẻ dưới 10 triệu
- T Top 6 laptop học CNTT dưới 15 triệu đáng mua nhất
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần cuối)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 1)
- S Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?