Sinh viên IT cần trang bị gì khi tìm việc
Sau những năm mòn mông trên ghế nhà trường, chắc hẳn ai cũng có mong muốn có được công việc ổn định, lo được cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng đường đời không hề bằng phẳng, ra trường bạn mang một nhiệt huyết muốn cống hiến muốn làm đúng chuyên ngành để phát triển bản thân nhưng rồi tình trạng chung lại xuất hiện, gửi CV nhiều nơi nhưng không có nơi nào gọi.
Bạn không biết vì sao, bạn không biết bạn thiếu gì thì hãy đoc bài viết này góp phần hỗ trợ các bạn sinh viên IT cách nhìn nhận lại cái mình còn thiếu và cần trang bị những gì khi tìm kiếm công việc.
Kiến thức
Đây là điều tiên quyết bạn cần có khi tìm kiếm công việc. Kiến thức sẽ là yếu tố để nhà tuyển dụng nhìn nhận những yếu tố bên ngoài của bạn để xem xét bạn phù hợp không. Ví dụ bạn là lập trình PHP nhưng công ty bạn mong muốn làm thì lại tuyển Java thì bạn đã vào thế yếu rồi. Nhưng nếu như bạn chưa tích lũy đủ thì cũng đừng quá băn khoăn, bạn vẫn có cơ hội update kiến thức dần dần, miễn là trong chính bản thân bạn có động lực thúc đẩy bạn làm điều đó.
Tham khảo: Các vị trí tuyển dụng IT parttime hấp dẫn tại Topdev
Ngoại ngữ
Ngoại ngữ là một trong những yếu tố cần thiết đối với ngành IT ngoài kỹ năng chuyên môn. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu về ngành IT đều bằng tiếng Anh, vì công nghệ nước ngoài đi trước chúng ta, công nghệ tại Việt Nam mới kế thừa và phát triển sau này nên tài liệu mang tiếng Việt khá ít mà thường biên dịch từ tài liệu nước ngoài. Nhưng việc biên dịch cũng có hạn chế vì người ta sẽ dịch dựa trên góc nhìn và độ hiểu của người dịch, có thể vô tình câu từ gây khó hiểu. Nên việc hiểu biết về tiếng Anh sẽ giúp bạn vừa hiểu tường tận kiến thức chuyên môn, vừa cải thiện khả năng tiếng Anh
Hồ sơ xin việc – CV
Bạn đầu tư cho bản thân nhưng đó là những thứ vô hình, khó nhìn thấy, nhà tuyển dụng sẽ rất khó để biết bạn có gì trong mình nên hồ sơ xin việc là công cụ giúp bạn hữu hình hoá những cái bạn đang có, những cái bạn muốn show ra để thấy bạn là người phù hợp.
Tuỳ nơi mà có quy định riêng về hồ sơ xin việc khác nhau, nhưng cơ bản có những yếu tố sau đây: sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, CV, giấy khám sức khỏe, bằng cấp – chứng chỉ.
Nhưng có lẽ điều bạn băn khoăn là không biết viết gì trong CV để phù hợp?
Hiện tại trên mạng có rất nhiều template CV sẵn, tha hồ bạn lựa chọn, nhưng template chỉ là yếu tố phụ thôi, quan trọng là nội dung của CV.
“Để thu hút nhà tuyển dụng thì ứng viên nên nhấn mạnh giá trị mình đem đến cho công ty, cũng như chứng minh được bản thân có khả năng giải quyết vấn đề tốt qua những kinh nghiệm làm việc. Còn technology thì không thực sự cần thiết vì mỗi công ty sẽ có technology riêng của họ”).
– Anh Hiếu Phạm – Senior Software Engineer tại Rockset
Để hết tất cả những project bạn từng tham gia vào trong CV, điều đó cũng được thôi nhưng quan trọng với mỗi project bạn học được gì. Nhà tuyển dụng khi nhìn vào những project bạn làm sẽ nghĩ bạn có kinh nghiệm và kỹ năng, và đó là điểm cộng so với những ứng viên khác. Nhưng điều quan trọng hơn là nhà tuyển dụng cần biết bạn học được điều gì với mỗi project.
Có những bạn sinh viên tham gia project thì nhiều nhưng cuối cùng lại là “cái đầu rỗng”, đến khi hẹn ứng viên phỏng vấn mới phát hiện ra. Thế nên để tránh làm mất thời gian của nhau thì bạn nên ghi tóm tắt những điều mình làm và học được sau mỗi project, mô tả khái quát về dự án đó làm gì, công nghệ như thế nào, bạn thực hiện công việc chính gì trong project đó.
Chủ động trong mọi tình huống
Khi gần ra trường hay trước học kỳ đi thực tập, các bạn nên dành ra một chút thời gian, chủ động đi tìm việc. Với sự phát triển của Internet hiện nay thì không quá khó khi tìm kiếm, chỉ cần search keyword một cách tối ưu sẽ giúp bạn tìm kiếm hiệu quả hơn, hoặc các bạn có thể lên các trang confession để hỏi các anh chị đi trước.
Vậy chủ động tìm kiếm điều gì về công ty, nơi bạn muốn làm việc? Bạn nên tìm hiểu về văn hóa, chế độ đãi ngộ, tầm nhìn phát triển của công ty. Bạn so sánh các điều đó với career path của bạn, nếu phù hợp thì đó là nơi dành cho bạn. Ngoài ra, khi bạn tìm hiểu những thông tin trên từ trước, đó sẽ là điểm cộng khi bạn đi phỏng vấn.
Lượng sức mình, không nên quá ảo tưởng
Nhiều lúc chắc bạn tự hỏi sao gửi CV nhiều nơi mà không thấy công ty nào gọi hẹn lịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này, một trong số đó là bạn lựa chọn công ty ứng tuyển chưa phù hợp với năng lực, nhà tuyển dụng họ thường xem xét tuyển người phù hợp hơn là người giỏi.
Bạn thử hình dung, nếu một người giỏi vào công ty nhưng tinh thần làm việc trì trệ, nghĩ mình giỏi và xem thường đồng nghiệp thì tuyển vào rất lãng phí. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, trong công việc “đơn phương độc mã” thì công việc không hiệu quả được, nếu tuyển người như trên thì teamwork cũng rất khó. Ông bà ta có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy, hiểu bản thân mình, hiểu nhà tuyển dụng chắc chắn bạn sẽ thu hút được mọi nhà tuyển dụng hướng đến bạn.
Thời điểm mới ra trường đa số các bạn đều muốn lương cao, đãi ngộ tốt, đòi hỏi rất nhiều từ nhà tuyển dụng để xứng đáng với 4 năm đại học, nhưng cũng vì thế mà bạn gặp khó khăn trong quá trình tìm việc. Đừng nên đòi hỏi mà thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những công việc training on job, cũng sẽ là cơ hội cho bạn tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực trước khi cập bến tại một công ty to lớn hơn, nơi mà bạn ao ước.
Chuẩn bị thật kỹ trước buổi phỏng vấn
Có người thì lo lắng quá trước khi đi phỏng vấn, có bạn thì lại không, nhưng lời khuyên mình dành cho các bạn là nên chuẩn bị kỹ trước cho buổi phỏng vấn. Vậy chuẩn bị gì, mong là một số lời khuyên bên dưới giúp ích cho bạn.
- Ôn lại kiến thức mà phía nhà tuyển dụng yêu cầu, chúng được đề cập trong mô tả công việc. Bạn có thể tham khảo các câu hỏi mẫu, phổ biến mà tuyển dụng hay dùng, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, tránh bị lúng túng.
- Chuẩn bị kỹ càng mọi hồ sơ cần thiết.
- Tập thử trước gương hoặc soạn sẵn ra những câu hỏi, tự trả lời trước gương, chỉnh sửa tác phong, điều này giúp bạn tạo nên sự tự tin và cách nói chuyện thật tốt.
Trong quá trình phỏng vấn
Dù chuẩn bị kỹ càng cỡ nào thì khi đi phỏng vấn cũng không biết chuyện gì xảy ra để lường trước được, nhưng bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
- Bình tĩnh trong quá trình phỏng vấn, mất bình tĩnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
- Trang phục lịch sự, nói chuyện âm lượng vừa đủ nghe, khi bước vào phỏng vấn nên cúi đầu nhẹ và chào, sẽ giúp bạn bước đầu ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và cũng khiến bạn cảm thấy thoải mái, không bị quá áp lực với bầu không khí căng thẳng lúc đó.
- Khi trả lời phỏng vấn, nếu không biết thì hãy thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn nói xạo ngay thông qua một số câu hỏi vì đó là nghề của họ. Không nên nói thẳng thừng là “Em không biết!” mà nên trả lời khéo léo, ví dụ như “vấn đề này em chưa có cơ hội tìm hiểu qua, em sẽ tìm hiểu trong thời gian tới’.
- Hãy luôn thể hiện mình là một người có tinh thần học hỏi, không ngại khó, không ngại khổ; cố gắng thể hiện năng lượng và tinh thần làm việc nhóm.
- Hãy nói lên mong muốn của bạn, mong muốn được có cơ hội thử sức làm viêc tại công ty, bên cạnh đó thể hiện đam mê và trách nhiệm với công việc.
- Bạn cũng có thể tham khảo các bài phỏng vấn mẫu để rút ra bài học cho bản thân và áp dụng khi đi phỏng vấn.
Lời nhắn nhủ
Bài viết dựa trên góc nhìn của bản thân, nếu còn thiếu sót mong các bạn thông cảm và góp ý với mình nhé! Hi vọng trong tương lai, bài viết sẽ góp phần giúp các bạn tự tin tiếp bước trên con đường lập nghiệp.
Ngoài ra với các bạn sinh viên đang tham khảo vị trí tuyển dụng từ các công ty ngành cntt. Tham khảo ngay các việc làm it như fresher business analyst, fresher net, fresher nodejs,….. apply ngay!
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp
- 20 câu hỏi phỏng vấn JavaScript dành cho Intern/Fresher
- Bỏ túi những kinh nghiệm đi thực tập hay dành cho lập trình viên!
Xem thêm việc làm developer hấp dẫn tại TopDev
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- G Gợi ý 5 cách giúp bạn có cảm hứng hơn khi làm việc
- P Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
- N Nhảy việc thất bại, có nên quay lại công ty cũ làm việc?
- S Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
- C Cảnh báo 6 ‘red flags’ khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay
- N Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì?
- N Ngành trí tuệ nhân tạo từ A – Z: Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp
- N Ngành IT vẫn HOT dù đứng giữa “tâm bão” suy thoái kinh tế
- T Top 7 phương pháp tự học lập trình tốt nhất dành cho Developer