5 lỗi trong CV hầu như ai cũng đã từng mắc phải
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Trong quá trình hỗ trợ tư vấn CV giúp các bạn tìm việc, cứ 10 bạn thì cỡ 7-8 bạn sẽ dính ít nhất 1 lỗi trong các lỗi dưới đây:
1/ Ảnh ‘đẹp’ quá hoặc ‘xấu’ quá
‘Đẹp’ quá là do các bạn dùng ảnh selfie – tự sướng, kết hợp với vô số filter khiến bạn trở nên thật lung linh. Ảnh đẹp như vậy nhưng lại không phù hợp để vào CV, do không có tính chuyên nghiệp. Ngược lại, ảnh ‘xấu’ do bạn để ảnh thẻ 3×4 vào CV, mà thường mình tin rằng 90% chúng ta không có thích ảnh thẻ của bản thân lắm.
Nếu công việc không yêu cầu hình ảnh, bạn không cần có hình ở trong CV. Tuy nhiên nếu vẫn muốn cho hình, hãy chọn một tấm hình rõ mặt, chụp chuyên nghiệp (không phải tự sướng) và có background trơn/mờ để người xem không phân tâm nhé.
2/ Mục tiêu giống như bao người khác
Một số bạn có phần “Mục tiêu nghề nghiệp” ở đầu CV, một số bạn khác lại không có. Những bạn có thì lại thường hay viết một cách rất chung chung như: “Là một người cầu toàn trong công việc, có trách nhiệm, chăm chỉ và nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ được giao, mong muốn làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp.“
Những cụm từ như ‘cầu toàn’, ‘trách nhiệm’, ‘chăm chỉ’ là những cụm từ rất phổ biến và thông dụng, ứng viên nào cũng có thể viết được. Nó không làm rõ về khả năng làm việc của bạn phù hợp với công việc nào, nên cần phải viết cụ thể hơn nữa.
3/ Liệt kê kỹ năng cho có
Kỹ năng cũng là một phần quan trọng cần phải có trong CV, nhưng có nhiều CV không có phần này, hoặc có thì các bạn cũng viết những kỹ năng một cách rất chung chung giống như nhiều người khác.
Các kỹ năng chung chung là những kỹ năng mà 10 bản CV bạn có thể đọc thấy ở 9 bản như Làm việc nhóm, Lãnh đạo, MS Office, Kỹ năng giao tiếp…
Những kỹ năng trên không sai, nhưng nó không làm cho bạn khác biệt so với người khác. Để khác biệt, bạn phải chọn những kỹ năng có liên quan đến công việc bạn đang nộp, đồng thời bạn có thể làm tốt. Ví dụ nếu bạn nộp đơn làm Sale, kỹ năng có thể là “Thuyết phục khách hàng”, “Chăm sóc khách hàng”, “Chốt sale” hay “Tìm kiếm khách hàng tiềm năng”. Nếu bạn nộp cho Hành chính văn phòng thì kỹ năng có thể là “Sắp xếp hồ sơ giấy tờ”, “Đặt và quản lý lịch hẹn”, vân vân.
4/ Kinh nghiệm làm việc không thể hiện được kết quả
Với mỗi một kinh nghiệm bạn liệt kê trong CV, bạn cần một vài gạch đầu dòng thể hiện các công việc bạn đã làm. Tuy nhiên thể hiện bạn làm gì không là chưa đủ, bạn cần thể hiện được số liệu kết quả của công việc đó để thuyết phục người đọc.
5/ CV không nhất thiết phải quá màu mè, lồng lộn
Trừ khi bạn đang nộp đơn vào những lĩnh vực Marketing, thiết kế, truyền thông giải trí – những nơi đề cao sự hào nhoáng một chút – còn lại nếu công việc ngành nghề bạn không đòi hỏi nhiều về sự sáng tạo và nghệ thuật, bạn không cần thiết phải có một bản CV có thiết kế đẹp.
Nguyên do là vì cái quan trọng nhất trong một CV là nội dung, sự chỉn chu trong CV là đủ để nhà tuyển dụng có thông tin về bạn nhanh nhất, từ đó quyết định gọi bạn đi phỏng vấn hay không. Có nhiều bản CV rất đẹp nhưng rối mắt, thông tin trình bày lộn xộn, màu sắc không phù hợp khiến cho nhà tuyển dụng rất khó chịu,
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Xem thêm:
- Portfolio là gì? Những lỗi phổ biến khi làm portfolio
- Bí kíp trả lời mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng khi đi phỏng vấn
- 8 “mẹo” nhỏ cần làm để tìm việc mới hiệu quả
Xem thêm việc làm ngành IT hàng đầu tại TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc