Product Manager là gì? Chân dung của một Product Manager
Cụm từ “Product Manager” không còn là thuật ngữ xa lạ với cộng đồng IT – Lập trình trong những năm gần đây. Đối với nhiều bạn đã trong ngành một thời gian đang muốn thăng tiến nghề nghiệp, thì giấc mơ Product Manager là vô cùng có sức hấp dẫn. Tại Việt Nam hiện không ít các sự kiện về Product Manager, các buổi sharing cũng như định hướng nghề cho một Product Manager. Vị trí là cánh cửa đối với gần như mọi background ngành nghề: Bạn có thể đi từ lập trình, thiết kế, hoặc mới tốt nghiệp ngành kinh doanh, phân tích viên tại công ty,… Gần như không có giới hạn.
Tuy nhiên, bề nổi có sang có hay đấy, nhưng để đến được đấy thì còn nhiều thứ cần làm rõ – hiểu sâu & mài dũa thì mới bước tiếp được. Bài viết bên dưới sẽ “vẽ” ra chi tiết hơn về “bức tranh” Product Manager cho những ai đang đuổi mây và những gì họ cần chuẩn bị nếu như đang hướng đến vị trí này.
Hiểu về Product Manager là gì?
Nói về Product Manager (Người quản lý sản phẩm) không dễ để có được một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất, bởi mỗi công ty có một kiểu định nghĩa khác nhau. Trên thực tế, Product Manager chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm chính, dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nhất định. Nói một cách chính xác hơn thì PM chính là cầu nối giữa UX, Technology và Business.
- Business – Ưu tiên trên hết của việc quản lý sản phẩm là business: tập trung vào tối đa hóa giá trị kinh doanh từ sản phẩm.
- Technology – Xác định được cái mình muốn build phải đi kèm với câu hỏi “Build bằng cái gì?”. Điều này không có nghĩa PM phải ngồi xuống “cà phím” viết code, nhưng phải hiểu được các công nghệ cần có, và quan trọng nhất là việc hiểu được những gì cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn.
- UX (Trải nghiệm người dùng) – Product Manager phải vừa là tiếng nói của doanh nghiệp, vừa phải quan tâm và đầu tư vào trải nghiệm người dùng.
Product Manager cần phải cân bằng nó và đưa ra những quyết định và đánh đổi quan trọng cần thiết. Từ đó dẫn đến một quy trình chiến lược để quản lý và phát triển sản phẩm hợp lý. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc thúc quản nhiều việc nhỏ cùng một lúc: quản lý tồn đọng sản phẩm, duy trì product roadmap, nói chuyện với cổ đông, nói chuyện với khách hàng và điều phối hoạt động của nhóm để đảm bảo tất cả các bạn đều làm việc theo cùng một mục tiêu.
Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản – nó liên quan đến rất nhiều người. Trên thực tế, phẩm chất quan trọng nhất mà người quản lý sản phẩm mang đến là khả năng làm việc với mọi người. Điều quan trọng là bạn giỏi đến mức nào để khiến mọi người từ các khu vực khác nhau của công ty, với các chương trình nghị sự và động lực khác nhau, đoàn kết đằng sau tầm nhìn của bạn.
Xem thêm
Vậy Product Management là gì?
Product Management – Quản lý sản phẩm, là quá trình quyết định xây dựng Cái gì và Bằng cách nào xây dựng nó. Có thể nói trắng ra là “xác định chiến lược và trải nghiệm sản phẩm”. Là một Product Manager, bạn sẽ có cái tên khác dưới cương vị “CEO của sản phẩm”.
Quy trình Product Management sẽ có “bức tranh chung” như sau:
- Nghiên cứu thị trường và nội bộ: Nghiên cứu để đạt được chuyên môn về thị trường chung của công ty, từ người dùng và từ đối thủ. Hiểu rõ sản phẩm và thị trường là điều quan trọng đầu tiên, nhất định bạn phải hiểu rõ từng chi tiết sản phẩm của mình hơn bất kỳ ai.
Tuy nhiên, chỉ dừng ở mức hiểu sản phẩm thôi vẫn chưa đủ mà bên cạnh đó bạn còn phải hiểu thị trường tiềm năng, nắm bắt được tâm lý khách hàng hiện tại và cả nhóm khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Chưa kể là present thuyết trình với nội bộ công ty, nhà đầu tư và các stakeholder để chính thức bắt tay vào kế hoạch.
- Phát triển chiến lược: Từ thông tin dữ liệu ngành đã có được, phát triển nên một kế hoạch chiến lược cho sản phẩm – bao gồm cả mục tiêu và mục đích, một sơ đồ tổng quan cho sản phẩm trên một timeline chi tiết. Tại đây cần phải có khả năng định hướng những bước đi kế tiếp, những mục tiêu mà sản phẩm sắp hướng đến. Và quan trọng hơn là phải nắm bắt sản phẩm của đối thủ.
- Kế hoạch về Product: Phát triển kế hoạch cho sản phẩm theo dạng Product Roadmap features (roadmap về các tính năng). Ngoài ra thống nhất về UX bằng wireframe và các mockups Designs cũng cần phải thống nhất thông qua tại đây.
- Lên UX và Design: Một sản phẩm muốn tồn tại lâu trên thị trường thì phải có một UI cực kì đơn giản và dễ dùng, UX thì ấn tượng trơn tru. Thử đặt vấn đề, nếu một ứng dụng nào đó ra mắt nhưng UI lại quá phức tạp, UX không mượt mà thì bảo đảm người tiêu dùng sẽ “một đi không trở lại”.
Tham khảo tuyển dụng product manager lương cao trên TopDev
Đến hiện tại, khi công nghệ 4.0 đang “làm mưa làm gió” thì tầm quan trọng của UI/UX lại càng được nâng lên. Chính vì vậy, là một PM nhất định bạn phải đảm bảo UI/UX thật hoàn hảo.
- Phối hợp phát triển build sản phẩm: Sau khi kế hoạch và các đầu hạng mục đã được “bật đèn xanh”, bây giờ sẽ tiến hành phối hợp với các bộ phận có liên quan để code nên sản phẩm cuối và chuẩn bị cho testing và launching ra thị trường.
- Thu thập feedback và phân tích dữ liệu: Sau một loạt building, testing, và cho sản phẩm ra mắt thị trường, hãy tiếp tục thu thập và học dữ liệu người dùng – hãy thẩm thấu feedback trực tiếp của users, cái gì tốt – cái gì chưa tốt, cái nào chạy – cái nào không chạy và cần bổ sung cái gì.
Từ đây sẽ quay lại khâu “Product” và làm việc trực tiếp với các bộ phận liên quan để cải thiện chúng cho những lần sau.
Có một sự thật trớ trêu thay, đó là hiện nay rất nhiều Product Manager không thực hiện đủ Product Management. Rất nhiều PM chỉ bị cuốn vào những phần việc quá nhỏ nhặt. Thực tế nó không sai, nhưng nó cũng không đủ. Một số công ty còn thiếu những điều cơ bản, ví dụ: khung quản lý sản phẩm, duy trì lộ trình sản phẩm, viết yêu cầu của khách hàng, hiểu lợi thế cạnh tranh làm các nghiên cứu về độ khả thi. Thực tế cho thấy cụm từ Product Management tại mỗi công ty và ngữ cảnh sẽ có ý nghĩa khác nhau.
- Làm Product Management tại một công ty startup cần có tư duy khởi nghiệp mạnh mẽ và không ngừng chạy thử nghiệm. Họ tập trung vào vấn đề mà startup của họ đã đặt ra để giải quyết. Họ có thể thay đổi bất cứ điều gì và bất cứ thứ gì nhanh chóng.
- Mặt khác, tại một công ty lớn, thì quy trình sẽ tập trung vào tối ưu hóa, lặp lại và quản lý phối hợp chi tiết giữa tất cả các team cross-functional phức tạp. Tại các công ty lớn, bản thân sản phẩm có thể đã gần như được xác định. Nhiệm vụ chính của Product management là giải quyết các chi tiết, cân đối sản phẩm phù hợp với công ty và phân phối.
Mặt dù Project Management sẽ đều có 1 khung quy trình chuẩn để follow, tuy nhiên vai trò thực tế của một PM có thể khác nhau nhiều giữa các công ty lớn và nhỏ. Chính vì thế hãy dựa trên ngữ cảnh hiện tại của bạn để đánh giá xem bước tiếp theo của bạn là gì.
Công việc của Product Manager = Product Management?
Đây phần mà bàn dân thiên hạ hay hiểu sai nhất về vị trí Product Manager.
“Ông làm quản lý sản phẩm là ông quản lý cái sản phẩm phải không?”
Đúng, mà cũng không đúng! Trong Job Description của Product Manager thì Product Management chỉ là một function – một trọng trách trong nhiều workload khác của một Product Manager mà thôi.
Đặt mình ở vị trí của người dùng
Có nghĩa là, PM sẽ phải là người thấu hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì để từ đó nói lên những vấn đề mà họ gặp phải để khắc phục nhanh chóng. Ví dụ: Một người dùng đang khó khăn và bất tiện về việc mỗi lần login là phải nhập lại pass. Công việc của PM lúc này là biết được vấn đề này từ sớm và tác động đến team để cải thiện tính năng này thành lưu mật khẩu tự động.
Chú trọng về trải nghiệm người dùng cuối
Là PM trong lĩnh vực technology thì bạn đã hiểu tầm quan trọng của một UI/UX “ngon”. Một sản phẩm muốn tồn tại lâu trên thị trường thì phải có một UI đơn giản và dễ sử dụng. UX cũng phải được đảm bảo. Nếu bản thân dùng một ứng dụng nào nhưng UI lại quá phức tạp và UX không mượt mà thì bảo đảm – không cần đến người tiêu dùng – chính bạn sẽ “dứt áo ra đi” trước. Trong thời buổi công nghệ 4.0 đang “làm mưa làm gió” thì tầm quan trọng của UI/UX lại càng được nâng lên. Chính vì vậy, là một PM nhất định bạn phải đảm bảo UI/UX thật hoàn hảo.
Sản phẩm “thật”
Khi trở thành một Product Manager, bất cứ những tính năng mà bạn mang đến cho người dùng đều phải có căn cứ và những số liệu cụ thể. Bạn phải thấy được rằng nó thực sự cần thiết và người dùng mong muốn được trải nghiệm. Theo lý thuyết, tính năng ấy rất hữu dụng, thế nhưng trớ trêu rằng người dùng lại không sử dụng. Vậy bài toán đặt ra là bạn phải làm sao cho tính năng ấy “ nổi bật” bằng cách thay đổi thiết kế. Cuối cùng, bạn thu thập dữ liệu và đi đến kết luận. Đừng bao giờ đoán mò mà phải thực thi nó.
“Đoàn kết là power” – Hợp tác cùng đồng đội
Một PM còn phải lo về việc giao tiếp – truyền đạt các mục tiêu và kế hoạch sản phẩm cho phần còn lại của công ty. Họ phải đảm bảo tất cả mọi người đang làm việc hướng tới một mục tiêu tổ chức chung.
Trách nhiệm là cầu nối nên PM ngoài việc hợp tác với khách hàng thì PM cần phải chủ động hỗ trợ và hợp tác với các bộ phận Sales, Marketing, IT. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cộng sự với các Project Managers, Business Analysts và Developers.
Điều này cực kỳ quan trọng bởi họ là người dựng nên sản phẩm của bạn, và nhiệm vụ của bạn là làm sao để họ cũng thấu hiểu sản phẩm giống như bạn. Một Product Manager giỏi luôn có một tầm nhìn tốt cho sản phẩm và biết cách “chèo lái” làm sao để sản phẩm đi đúng theo mục tiêu.
Nhạy cảm với sự thay đổi và chịu bứt phá
Nếu bạn là một Product Manager thì nhạy cảm với sự thay đổi là một tố chất nên có. Khi mà thời đại công nghệ vượt trội đang phát triển, hàng ngày hàng giờ thậm chí là mỗi phút mỗi giây lại có những phát minh mới ra đời, nếu bạn không chấp nhận thay đổi mình thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ “lạc hậu”, mà gay gắt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, có thể chỉ cần qua một đêm thì bạn đã trở nên “ lỗi thời” là điều không khó gặp. Cho nên, nhất định phải thích nghi với sự thay đổi và biến chuyển liên tục của xã hội và học cách thích nghi nó.
Đừng bao giờ “ngủ quên trong chiến thắng” mà hãy xem đó là động lực để nghĩ ra nhưng xu hướng mới táo bạo hơn.
Sau tất cả, làm sao để trở thành một Product Manager giỏi?
Trước khi trở thành một Product Manager “giỏi”, Thật khó để bỗng dưng được nhảy vào quản lý sản phẩm trong khi bạn chưa bao giờ thật sự làm “quản lý sản phẩm”. Thế làm sao một công ty sẽ cho phép bạn phụ trách sản phẩm của họ nếu bạn chưa bao giờ chịu trách nhiệm về bất kỳ sản phẩm nào?
Một điều không thể bàn lui được: Muốn làm Product Manager thì phải làm Product Manager đã!
Dù cho từ background nào, kiến thức chuyên về cái gì đi chăng nữa, thì bạn phải làm làm Product tại một công ty trước, để “nhúng tay” vào những công việc và process trên trước.
Rèn luyện mindset về product
Phải hiểu sâu sắc sản phẩm hoặc cái bạn đang offer trước, luôn bắt đầu từ những câu hỏi:
- Tại sao sản phẩm này tồn tại? Nó đang giải quyết vấn đề gì?
- Sản phẩm của bạn phục vụ ai? Ai thì KHÔNG phải đối tượng phục vụ?
- Sản phẩm của bạn khác với đối thủ như thế nào?
- Sản phẩm của bạn có những tính năng gì? Những tính năng nào nó KHÔNG có?
- Với sản phẩm này thì bạn sẽ mang đến cho khách hàng cảm xúc gì?
Tham khảo bài viết về Mindset người làm Product để hiểu hơn về quá trình rèn luyện bản thân
Trang bị cho mình như một full-stacker
Tương truyền rằng Product Manager không cần quá nhiều kỹ năng cứng, vào theo dõi quan sát thôi. Thế nhưng như bạn đã thấy đấy, từ Scope of Work đến Quy trình làm việc đâu chỉ dừng ở đấy. Vì thế sẽ không có lý do gì mà bạn không trang bị cho mình một loạt các kỹ năng – kiến thức khác trực tiếp phục vụ cho vị trí cả. Tất cả những kỹ năng mới đều dễ tiếp cận và dễ học cả, chỉ cần một ít commitment và kỷ luật theo xuyên suốt.
Bất kỳ PM nào cũng nên biết CODE một ít cả, đơn giản thì có HTML / CSS / Jquery. Bạn có thể không code cả sản phẩm đấy, nhưng nếu có biết về lập trình thì có khi bạn sẽ trang hoàng sản phẩm nên tốt gấp đôi.
Ngoài ra, như ex-PM huyền thoại Steve Jobs đã dạy chúng ta một điều rằng: Thiết kế rất quan trọng. Mỗi PM đều nên có kỹ năng thiết kế cơ bản. Không cần phải đến như “Pháp sư Photoshop”, nó có nghĩa là các kỹ năng và kiến thức về nguyên lý thiết kế cốt lõi. Lời khuyên này áp dụng không chỉ với B2C đâu, cả các sản phẩm B2B cũng thế.
Xây dựng kỹ năng giao tiếp nhóm
90% khả năng thăng tiến trong sự nghiệp của bạn đến từ các kỹ năng trí tuệ cảm xúc (EQ), chứ không phải IQ, đặc biệt là ở các level cao hơn. Xây dựng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là CỰC KỲ quan trọng đối với sự phát triển của bạn. Một nhà Product Manager cần phải là người đồng đội xuất sắc và người có sự đồng cảm cao. Và tin mừng cho các bạn có xu hướng “khô khan”: Các kỹ năng mềm đều học được và rèn dũa được theo thời gian.
Tìm một “mentor” cho chính mình
Có được một người Senior hoặc Mentor đã làm trong ngành của bạn để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ngành và định hướng nghề sẽ giúp cho bạn thêm nhiều động lực và khả năng để tiến xa hơn với vị trí Product Manager.
Nếu chưa đủ networking, người mentor này cũng không nhất thiết phải là người thân hoặc quen biết cá nhân của bạn. Hãy tìm kiếm thông tin, đọc nhiều – để ý nhiều các sharing định hướng của các Product Manager khác trong ngành, rồi từ đó theo dõi có thể xin “chỉ giáo vài đường” từ họ, quan trọng ở thái độ và cách tiếp cận của bạn.
Các tài nguyên cho Product Manager tương lai
Những đầu sách nên đọc
- Product Leadership by Martin Eriksson, Richard Banfield and Nate Walkingshaw
- The Lean Product Playbook by Dan Olsen
- The Art of Product Management by Rich Mironov
- Read This Before Our Next Meeting – Product Management Books by Seth-Godin
- Inspired: How to create Product Customer Love by Marty Cagan
- Những câu chuyện làm Product nổi tiếng tại Việt Nam: VNG, Tiki.vn, Thế Giới Di Động,… và nhiều các công ty công nghệ lớn
TopDev Blog cũng sẽ tiếp tục series về Product Manager trong thời gian sắp đến. Đừng bỏ lỡ nhé!
Bạn đã sẵn sàng?
“Hành trình đến Olympia” giới Product đến đây, đương nhiên là chưa chưa đủ. Nhưng đây là một khởi đầu tốt cho bạn.
Điều thú vị về quản lý sản phẩm là không có con đường nhất định để trở thành nhà quản lý sản phẩm. Không cần bằng cấp – rào cản nào ngáng đường bạn đến với vị trí này cả – một vị trí tạo ra một tác động hữu hình thực sự cho công ty của bạn.
Có một sự thật là, những PM tốt nhất trên thế giới đều tự thân vận động (self-taught) mà ra cả.
Nếu thật sự nghiêm túc về quản lý sản phẩm, cách tốt nhất để chuẩn bị là lao thẳng vào đó, lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Làm sao để trở thành Product Manager
- Sự khác nhau giữa Project Manager và Project Leader
- Bí kíp để trở thành một Product Manager giỏi
TopDev tổng hợp
Xem thêm việc làm IT trên TopDev
- H Học lập trình có nên mua Macbook? TOP 5 MacBook cho lập trình viên
- N Nên build cấu hình PC cho lập trình viên như thế nào?
- T TOP 10+ laptop cho lập trình viên dưới 20 triệu
- H Học lập trình nên mua laptop hay PC (máy tính để bàn)?
- L Laptop cho lập trình viên giá rẻ dưới 10 triệu
- T Top 6 laptop học CNTT dưới 15 triệu đáng mua nhất
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần cuối)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 2)
- 3 30 laptop lập trình tốt nhất cho lập trình viên (Phần 1)
- S Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?