Phân biệt giữa Java ME, Java SE và Java EE

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Hữu Cương

Java ME/SE/EE là ba phiên bản khác nhau được xây dựng dựa trên nền tảng Java.

Phân biệt giữa Java ME, Java SE và Java EE

Java SE(Java Platform, Standard Edition)

Java SE còn được gọi là Java Core, đây là phiên bản chuẩn và cơ bản của Java, được dùng làm nền tảng cho các phiên bản khác.

  • Chứa các API chung (như java.lang, java.util...) và nhiều các API đặc biệt khác.
  • Bao gồm tất cả các tính năng, đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ Java như biến, kiểu dữ liệu nguyên thủy, Arrays, Streams, Strings, Java Database Connectivity (JDBC)…
  • Tính năng nổi tiếng nhất của Java là JVM cũng chỉ được xây dựng cho phiên bản này.
  • Java SE được sử dụng với mục đích chính là để để tạo các ứng dụng cho môi trường Desktop.

  Top 10 câu hỏi phỏng vấn Java Developer thường gặp

  Internationalization và Localization trong Java

Java ME(Java Platform, Micro Edition)

Java ME – Đây là phiên bản được sử dụng cho việc tạo các ứng dụng chạy trên các hệ thống nhúng như thiết bị mobile và các thiết bị nhỏ.

  • Các thiết bị sử dụng Java ME thường có các hạn chế như giới hạn về khả năng xử lý, giới hạn về nguồn điện (pin), màn hình hiển thị nhỏ…
  • Java ME còn hỗ trợ trong việc sử dụng công nghệ nén web, giúp giảm dụng lượng sử dụng (network usage) và cải thiện khả năng truy cập internet giá rẻ.
  • Java ME sử dụng nhiều thư viện và API của Java SE và nhiều thư viện, API của riêng nó.

Tham khảo việc làm Fresher Java mới nhất trên TopDev

Java EE(Java Platform, Enterprise Edition)

Java EE là phiên bản Enterprise của Java, được sử dụng để phát triển  các ứng dụng web.

  • Java EE chứa các Enterprise APIs như JMS, EJB, JSPs/Servlets, JNDI
  • Java EE sử dụng nhiều thành phần của Java SE và có thêm nhiều tính năng của riêng nó như Servlet, JavaBeans…
  • Java EE sử dụng HTML, CSS, JavaScript… để tạo trang web và web service.
  • Nhiều ngôn ngữ khác cũng được dùng để phát triển ứng dụng web giống như Java EE (.Net, PHP..) nhưng Java EE được sử dụng nhiều bởi tính năng hoạt, khả năng bảo mật, khả chuyển…

Bài viết gốc được đăng tải tại stackjava.com

Có thể bạn quan tâm:

Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev