Top các Framework Java Backend phổ biến cho anh em Developer

Ngôn ngữ lập trình Java luôn được đông đảo lập trình viên ưa chuộng và sử dụng nhờ sự rõ ràng về mặt cấu trúc, dễ học, hỗ trợ đầy đủ lập trình hướng đối tượng. Từ lâu, Java đã trở thành nền tảng của hầu hết các Website với việc không chỉ được sử dụng để viết ứng dụng ở Backend mà còn có thể lập trình Frontend. Hiện nay có rất nhiều Framework Java được sử dụng rộng rãi, trong đó không ít những Framework Backend tốt khiến anh em lập trình viên phân vân lựa chọn học và làm việc. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau điểm qua các Framework Java Backend phổ biến để xem bạn nên sử dụng cái nào cho dự án sắp tới nhé.

Các Framework Java hiện nay ngoài việc tạo ra ứng dụng Java chạy cho Backend thì còn được tích hợp đầy đủ các công cụ, thư viện giúp tạo ra giao diện, Web UI cho người dùng; vì thế nhiều Framework được xếp là Fullstack Framework. Trong bài viết này chúng ta tập trung hơn vào các Framework có thế mạnh và phổ biến hơn cho việc xây dựng phía Backend nhé.

top-java-frameworks

Spring

Spring là một Java Framework phổ biến nhất hiện nay giúp tạo ra các ứng dụng Java hiệu suất cao, dễ kiểm thử và có khả năng tái sử dụng code. Spring là một dự án mã nguồn mở, có cộng đồng người sử dụng lớn và được chia sẻ miễn phí. Framework này có kích thước nhỏ gọn chỉ khoảng 2MB với phiên bản cơ bản; tuy nhiên lại chứa những tính năng cốt lõi mạnh mẽ để sử dụng cho việc phát triển các ứng dụng trên nhiều nền tảng như Desktop, Mobile và Web.

Kiến trúc tổng thể của Spring Framework được chia thành nhiều module khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng gồm:

  • Test: kiểm thử với JUnit và TestNG
  • Core Container: bao gồm các module con như Beans, Core, Context, Expression Language cung cấp các tính năng cốt lõi như Inversion of Control, Dependency Injection, các tính năng trong Java EE, hỗ trợ đa ngôn ngữ, …
  • AOP, Aspects, Instrumentation: đây là các module hỗ trợ việc lập trình hướng khía cạnh (Aspect Oriented Programming)
  • Data Access/ Intergration: chứa các module cung cấp khả năng giao tiếp với database
  • Web: gồm Web, Servlet, Portlet, Struts hỗ trợ tạo ứng dụng Web

Spring

Trong số các module của Spring thì Spring Boot được ưa chuộng sử dụng để làm Backend cho các ứng dụng Web. Spring Boot Framework được sử dụng rộng rãi để phát triển các REST APIs. Spring Boot được đóng gói với rất nhiều thư viện phụ thuộc các module nền tảng của Spring Framework nhưng được giảm thiểu đi các mã nguồn dài dòng, phức tạp nhằm cung cấp sự thuận tiện và phù hợp với từng mục đích khi phát triển ứng dụng.

Tìm việc làm Java lương cao up to 2000 USD

Hibernate

Hibernate không phải là một Full-Stack Framework như Spring, nó được xem là một ORM (Object Relational Mapping) Framework giúp ứng dụng giao tiếp với database thông qua các đối tượng mà không phụ thuộc vào loại database sử dụng. Với một ứng dụng Backend, phần xử lý nghiệp vụ thông thường bao gồm 2 phần là business logic layer và persistence layer; trong đó persistence layer chịu trách nhiệm kết nối, truy xuất và lưu trữ dữ liệu vào các cơ sở dữ liệu. Hibernate giúp chúng ta viết ứng dụng Java có thể map các POJO (Plain Old Java Object) với hệ quản trị CSDL, hỗ trợ thực hiện các khái niệm OOP (lập trình hướng đối tượng) với CSDL quan hệ; đây cũng chính là điểm khiến Hibernate trở thành một Framework Backend phổ biến được ưa chuộng sử dụng. 

Hibernate

Kiến trúc Hibernate Framework bao gồm nhiều đối tượng như:

  • Persistence object: chính là các POJO map với các table tương ứng của CSDL quan hệ
  • Session Factory: là 1 interface tạo ra session kết nối đến database
  • Session: là 1 session instance được Session Factory tạo ra để kết nối vật lý với 1 CSDL
  • Transaction: đại diện cho 1 đơn vị làm việc với CSDL giúp đảm bảo tính toàn vẹn của phiên làm việc

  10 lý do cho thấy tại sao bạn nên theo học ngôn ngữ lập trình Java

Hibernate mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích khi xây dựng ứng dụng Backend; nếu Java có phương châm là “write once, run anywhere” thì phương châm của Hibernate chính là “write once, read many”. Ngoài việc giúp lập trình viên dễ dàng làm việc với nhiều loại database, Hibernate còn có ưu điểm là mã nguồn mở và nhẹ, hiệu suất nhanh, có khả năng tạo ra các truy vấn cơ sở dữ liệu độc lập với việc đơn giản các lệnh join phức tạp.

Struts

Struts là một Framework được tạo ra với mục đích là phát triển các ứng dụng Web bằng cách sử dụng MVC Pattern và công nghệ J2EE (Java 2 Platform Enterprise Edition). Mô hình MVC trong Struts hơi khác so với mô hình MVC truyền thống, thể hiện với 5 thành phần cốt lõi bao gồm Actions, Interceptors, Value Stack / OGNL, Results / Result typesView technologies

Framework Java Backend 4

Cơ chế hoạt động của Struts bắt đầu với việc nhận request từ client gửi lên, Dispatcher Filter trong Controller sẽ xác định xem action nào trong Model thích hợp để thực hiện yêu cầu và cuối cùng là trả về kết quả bởi View. Cách tiếp cận này giúp ứng dụng tạo ra bởi Struts rất linh hoạt, dễ thiết lập và tiết kiệm thời gian viết code. Struts sẽ phù hợp cho các ứng dụng Backend Java nhỏ, đơn giản cần tối ưu chi phí xây dựng và phát triển.

Một số các framework khác

Ngoài 3 Frameworks trên thì Java cũng có rất nhiều Framework khác được dùng cho việc phát triển ứng dụng Backend với mục đích sử dụng khác nhau như:

  • Dropwizard: 1 framework có dung lượng nhẹ hỗ trợ các cấu hình nâng cao, ghi chép lại nhật ký, số liệu ứng dụng. Nó được tích hợp một loạt các thư viện như Jetty, Guava, Jersey, Jackson, Metrics… từ hệ sinh thái Java đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lập trình viên giúp tạo ra các ứng dụng Web Restful hiệu suất cao, ổn định và tin cậy.
  • Hadoop: framework mã nguồn mở xây dựng các ứng dụng phân tán để lưu trữ và quản lý các tập dữ liệu lớn. Hadoop hoạt động trên mô hình lập trình MapReduce cho phép xử lý, lưu trữ, phân tích Big Data với hiệu quả cao.
  • ATG: nền tảng xây dựng các ứng dụng Web liên quan đến thương mại điện tử
  • Play: framework xây dựng dựa trên mô hình MVC mã nguồn mở với ưu điểm có quy trình xử lý bất đồng bộ. Kiến trúc của nó cho phép các nhà phát triển không nhất thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn web J2EE

Kết bài

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng điểm qua được một số các Framework Java Backend phổ biến được cộng đồng lập trình viên Java ưa chuộng sử dụng. Mỗi Framework đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và phụ thuộc vào bản chất của Web application project bạn mong muốn xây dựng để có thể lựa chọn. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Xem thêm các bài viết liên quan

Truy cập ngay các công việc IT đãi ngộ tốt trên TopDev