Java roadmap cho newbie – Từ số 0 đến chuyên nghiệp

Java là một ngôn ngữ lập trình có lịch sử lâu đời, được Sun Microsystems phát hành lần đầu vào năm 1995. Nó là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, class-based được sử dụng để phát triển ứng dụng chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Java được đánh giá là nhanh, an toàn và có độ tin cậy cao nên rất được ưa chuộng sử dụng; cũng vì thế mà nhu cầu tuyển dụng lập trình viên Java hiện nay vẫn rất cao kèm theo nhiều mức đãi ngộ hấp dẫn.

Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem Java roadmap từ mức newbie cho đến senior sẽ cần học và trang bị kiến thức gì, để đáp ứng nhu cầu của dự án nhé.

Kiến thức cơ bản

Để học một ngôn ngữ lập trình, điều kiên quyết là bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất của ngôn ngữ đó, từ cú pháp cơ bản, các kiểu dữ liệu, cách khai báo biến, cách viết hàm,… Java hỗ trợ đầy đủ các kiểu dữ liệu cơ bản gồm byte, short, int, long, float, double, boolean và char; tiếp đó là các kiểu dữ liệu String, Arrays và Classes.

Java roadmap cho newbie

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, vì vậy bạn cần nắm vững khái niệm về Object và Class; 4 tính chất trong OOP bao gồm trừu tượng, đóng gói, kế thừa và đa hình. Cách xử lý các cú pháp câu điều kiện, vòng lặp hay xử lý ngoại lệ cũng là những kiến thức cơ bản bạn cần để viết code đúng trong Java. Bạn cũng nên nắm được các cấu trúc dữ liệu cơ bản cùng cách triển khai nó trong Java như mảng, danh sách liên kết, hàng đợi, đồ thị, cấu trúc cây,… để có thể sẵn sàng phục vụ cho dự án thực tế sau này của mình.

Các khái niệm nâng cao

Sau khi nắm vững được những kiến thức cơ bản, Java roadmap tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh nâng cao trong lập trình Java để nhằm phục vụ cho việc xây dựng ứng dụng phức tạp và hiệu quả hơn. Một số kiến thức Java Advanced các bạn có thể tập trung tìm hiểu:

  • Lập trình đa luồng – Multithreading: sử dụng thread cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc và tận dụng hiệu quả tài nguyên hệ thống. 
  • Garbage Collection – Bộ thu gom rác: quá trình tự động thực thi nhiệm vụ quản lý bộ nhớ trong Java
  • Serializable: cơ chế chuyển đổi trạng thái của đối tượng
  • Luồng – Stream: một đối tượng mới được thêm vào từ Java 8, là một cách thức mới để xử lý dữ liệu tập hợp hỗ trợ cách tuần tự hoặc song song
  • Networking: cách thức kết nối 2 hay nhiều thiết bị với nhau, cùng chia sẻ tài nguyên và giao tiếp gửi nhận yêu cầu

Java roadmap cho newbie

Ngoài những mục ở trên, bạn cũng nên tìm hiểu về cơ chế hoạt động của JVM (Java Virtual Machine – máy ảo Java) cùng các build tools như Gradle, Maven, Ant hỗ trợ quá trình biên dịch source code Java chạy trên JVM. Hiểu được cách ngôn ngữ này chạy và thực hiện các dòng code như thế nào sẽ giúp bạn dễ dàng làm chủ được nó.

Làm việc với Frameworks

Java roadmap tiếp theo một lập trình viên nhất định phải nắm vững là làm việc với frameworks. Java có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này mình chú trọng hơn vào việc sử dụng Java cho lập trình Web nhé. Hiện nay có rất nhiều Framework Java dành cho việc phát triển ứng dụng Web, cả ở phía Backend cũng như được tích hợp với các công cụ xây dựng Frontend. Có thể kể đến các Framework nổi bật như: Spring, JSF, GWT, Play, Hibernate, Grails,…

Java roadmap cho newbie

Sử dụng Framework để phát triển ứng dụng giúp bạn tiết kiệm được thời gian xây dựng, viết code, đồng thời có thể tối ưu source code một cách hiệu quả, mang lại độ tin cậy, bảo mật hơn cho Website mà bạn tạo ra. Vì vậy hãy lựa chọn một Framework Java để học và làm việc trên đó; tiêu chí lựa chọn có thể phụ thuộc vào nhu cầu thị trường bạn hướng tới để tìm công việc lập trình. 

  Tìm hiểu về lớp HashMap trong Java: Các hoạt động và cách dùng

  Top các Framework Java Backend phổ biến cho anh em Developer

Kiểm thử ứng dụng

Đừng lạ vì mục kiểm thử được xếp vào như là một bước quan trọng trong java roadmap của chúng ta. Bất cứ một lập trình viên nào muốn trở nên chuyên nghiệp đều cần phải biết test chính những dòng code mà mình viết ra. Đây là kỹ năng quan trọng mà bạn cần trang bị, không chỉ giúp bản thân kiểm tra lại source code mình viết, còn có thể hỗ trợ bạn trong các nhiệm vụ như review code của các thành viên khác trong team dự án.

Kiểm thử ứng dụng

Java có rất nhiều công cụ hỗ trợ kiểm thử dành cho Devs từ bước Unit Test đến Integration Test, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn sử dụng một trong những công cụ như: Junit, TestNG, Jmeter hay REST Assured.

Tìm việc làm Java lương cao up to 2000 USD

Trở thành Backend Developer

Với thế mạnh là một ngôn ngữ an toàn, đáng tin cậy; vì thế nên Java được ưa chuộng lựa chọn làm ngôn ngữ dành cho việc phát triển các ứng dụng Backend. Vì thế bước tiếp theo trong java roadmap chuyên nghiệp là học để trở thành một Backend Developer.

Công việc của một Backend là xây dựng các ứng dụng chạy ở phía server, giao tiếp với cơ sở dữ liệu, tiếp nhận yêu cầu (request) và trả về phản hồi (response) tương ứng cho phía client. Vì vậy bạn cần học hỏi những kỹ năng liên quan đến việc viết API, cách kết nối, truy vấn Database bằng SQL; đồng thời là các kiến thức liên quan đến bảo mật, khả năng mở rộng của ứng dụng và server.

Java roadmap cho newbie

Bạn có thể lựa chọn một Framework như đã đề cập ở phần trước dùng cho việc xây dựng ứng dụng Backend của mình; tuy nhiên vấn đề cốt lõi ở bước này là bạn cần nắm được đầy đủ các kỹ năng của một Backend Developer, những hiểu biết về ngôn ngữ Java áp dụng thực tế vào việc xây dựng một ứng dụng chạy trên server. Từ đó thì việc không phụ thuộc vào một Framework cụ thể nào trở nên dễ dàng hơn đối với bạn.

Thiết kế và kiến trúc phần mềm

Sau khi đã trải qua những bước trên, bạn có thể tự tin dùng Java làm ngôn ngữ chính của mình để giải quyết những bài toán mà dự án nêu ra. Lúc này để có thể trở thành một kỹ sư, quản lý hay Leader của team dự án, giải quyết các vấn đề khó khăn về mặt kỹ thuật hay tư vấn đưa ra giải pháp cho khách hàng; bạn sẽ học về thiết kế và kiến trúc của phần mềm, của doanh nghiệp hay tổ chức.

Thiết kế và kiến trúc phần mềm

Java là một ngôn ngữ tuyệt vời cho việc xây dựng, thiết kế các hệ thống lớn, dành cho các doanh nghiệp. Vì vậy sẽ là lợi thế cho bạn nếu học và tìm hiểu về Java Application Architecture. Việc học kiến thức ở giai đoạn này cần đi kèm với những dự án thực tế mà bạn trải qua, tích lũy kinh nghiệm theo thời gian làm việc với khách hàng trong dự án. Công nghệ và ngôn ngữ Java cũng luôn luôn được cập nhật, nâng cấp theo thời gian, vì vậy hãy thường xuyên học hỏi và nâng cao khả năng của bản thân ở bước này. 

Kết bài

Qua bài viết này, các bạn đã phần nào nắm được một java roadmap đầy đủ dành cho newbie để có cái nhìn tổng quan nhất trong sự nghiệp lập trình của mình. Hãy bắt đầu học ngay từ bây giờ nếu bạn có ý định trở thành một lập trình viên Java trong tương lai, từ số 0 đến chuyên nghiệp Java trải qua lần lượt các bước như bài viết đã nêu ra. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.

Tác giả: Phạm Minh Khoa

Xem thêm:

Xem ngay việc làm lập trình viên lương cao trên TopDev