Học lập trình cần học các kiến thức cơ bản nào?
Lập trình viên cần học những gì? Làm thế nào để trở thành một lập trình viên giỏi? Đây là câu hỏi mà những người bắt đầu học lập trình rất quan tâm. Tuy nhiên, đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này lại không hề đơn giản. Lập trình là một lĩnh vực rộng lớn, luôn thay đổi và phát triển liên tục, điều này khiến cho nhiều người mới bắt đầu học lập trình rất mông lung khi bước chân vào thế giới của công nghệ thông tin. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này và chưa biết bắt đầu từ đâu, thì bài viết này sẽ giúp cho bạn.
Lập trình viên cần học những gì?
Kiến thức về lập trình, chuyên môn kỹ thuật
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên, để trở thành một chuyên gia trong ngành này, bạn cần có kiến thức cơ bản về một số khái niệm và kỹ thuật lập trình quan trọng.
Do ngành lập trình rất lớn nên bạn chỉ cần chọn một mảng nhất định và nghiên cứu sâu về nó. Dưới đây là các mảng kiến thức lập trình cơ bản bạn có thể lựa chọn để học:
Mảng phát triển web
Mảng phát triển web là một trong những lĩnh vực được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghệ thông tin hiện nay. Nếu chọn làm web thì bạn khỏi lo thiếu việc làm vì công ty, doanh nghiệp nào cũng cần web. Khi học phát triển web bạn cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như JavaScript, Python, PHP, HTML, CSS,…
Thêm nữa, khi làm lập trình web bạn sẽ chọn theo 3 hướng: Frontend, Backend hoặc Fullstack; muốn có giao diện web đẹp và chuyên nghiệp thì bạn sẽ học thêm về tư duy thiết kế, WebPack. Ngoài ra, để trở thành một chuyên gia phát triển web, bạn cần nắm vững các xu hướng và thay đổi mới trong ngành, cập nhật liên tục về các công nghệ mới và các tiêu chuẩn quy định mới trong lĩnh vực phát triển web.
Mảng Desktop App
Mảng Desktop App là lĩnh vực phát triển phần mềm trên máy tính để bàn, đây là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Để phát triển Desktop App bạn cần nắm vững một số ngôn ngữ lập trình như C++, C#, Java, Python,… Bên cạnh đó, bạn cần có kiến thức về các hệ điều hành như Windows, MacOS, Linux.
Mảng Mobile
Mảng Mobile là lĩnh vực phát triển ứng dụng trên các thiết bị di động như smartphone, tablet, smartwatch. Mảng này gần đây khá hot vì số lượng các thiết bị di động ngày càng nhiều, nhu cầu người dùng gia tăng. Nếu theo Mobile bạn sẽ học các ngôn ngữ lập trình như Java, Kotlin, Swift hoặc Objective-C. Tương tự như mảng Desktop, bạn cần có kiến thức về các hệ điều hành như Android, iOS, watchOS để đảm bảo ứng dựng hoạt động hiệu quả trên các nền tảng.
Việc làm IT Fresher dành cho bạn
Mảng Embedded (Lập trình nhúng)
Mảng Embedded là một trong những lĩnh vực lập trình được sử dụng để phát triển các hệ thống nhúng, các hệ thống được tích hợp sẵn trong những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, xe hơi, đồ gia dụng thông minh, thiết bị y tế, và nhiều thiết bị khác.
Mảng này yêu cầu trình độ chuyên môn khá cao nhưng cũng rất thú vị. Bạn có thể học C/C++, Python hay Assembly để làm mảng này, ngoài ra bạn cũng phải hiểu về kiến trúc phần cứng như vi xử lý, các loại cảm biến, các thiết bị ngoại vi,…
Mảng Big Data
Big Data là một trong những mảng nổi bật và phát triển nhất hiện nay trong ngành Công nghệ thông tin. Với số lượng dữ liệu lớn và phức tạp ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và nhanh chóng cũng ngày càng cao. Do đó, ngành Big Data đang là một trong những mảng có nhu cầu về nhân lực rất lớn.
Để trở thành một chuyên gia Big Data, bạn cần có kỹ năng phân tích dữ liệu và trực quan hoá dữ liệu để đưa ra những thông tin quan trọng từ dữ liệu và trình bày chúng một cách dễ hiểu cho người khác. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc với các công cụ và nền tảng Big Data cũng là yếu tố quan trọng để giúp bạn nhanh chóng hiểu và thích nghi với các dự án Big Data khác nhau.
Kỹ năng mềm
Ngoài các kỹ năng kỹ thuật, lập trình viên còn cần phải có các kỹ năng mềm để có thể thành công trong ngành công nghệ thông tin. Dưới đây là một số kỹ năng mềm cần thiết giúp hỗ trợ công việc bạn tốt hơn:
- Kỹ năng giao tiếp: Lập trình viên cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể làm việc cùng đồng nghiệp, giải thích các giải pháp kỹ thuật cho những người không phải là lập trình viên.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Viết code cũng chỉ là công cụ giúp giải quyết những vấn đề của khách hàng, vậy nên lập trình viên cần phải có khả năng xác định và phân tích các vấn đề, tìm kiếm các giải pháp và áp dụng chúng vào bài toán.
- Kỹ năng tư duy logic: Kỹ năng này giúp lập trình viên xây dựng các thuật toán và giải pháp cho các vấn đề phức tạp. Nó giúp bạn có khả năng suy nghĩ logic và đưa ra quyết định đúng đắn.
- Kỹ năng tự học: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, lập trình viên cần phải có khả năng tự học để cập nhật kiến thức mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kỹ năng tự học giúp bạn có khả năng tìm kiếm thông tin, học hỏi từ các nguồn khác nhau và tự phát triển bản thân.
- Kỹ năng tiếng Anh: Vì với sự phát triển của công nghệ, việc tiếp cận và áp dụng các công nghệ mới yêu cầu phải có khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Việc biết tiếng Anh sẽ giúp bạn tra cứu thông tin, tài liệu nước ngoài dễ dàng, giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
>> Lời khuyên từ người có kinh nghiệm: Học lập trình nên chủ động tự học là chính
Một vài kinh nghiệm cho người mới học lập trình
Nếu bạn mới bắt đầu học lập trình, đây là một số kinh nghiệm hữu ích để giúp bạn bắt đầu và tiến bộ trong hành trình của mình:
- Bắt đầu từ những kiến thức cơ bản: Hãy bắt đầu học những kiến thức cơ bản nhất của lập trình. Học về các khái niệm như biến, hàm, câu lệnh điều kiện và vòng lặp. Nắm chắc các kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với những khái niệm phức tạp hơn.
- Học từ nhiều nguồn khác nhau: Không chỉ học từ một nguồn, hãy tìm kiếm và học từ nhiều nguồn khác nhau để có được cái nhìn tổng quan và tránh bị giới hạn bởi một quan điểm duy nhất.
- Thực hành và làm bài tập: Không chỉ đọc lý thuyết mà còn cần thực hành để ứng dụng được kiến thức. Hãy tìm kiếm các bài tập và thực hành để cải thiện kỹ năng lập trình của bạn.
- Học từ các dự án thực tế: Tham gia vào các dự án thực tế hoặc làm các bài tập thực tế để học cách áp dụng kiến thức của mình vào các dự án thực tế.
- Xây dựng một mạng lưới liên kết: Kết nối với cộng đồng lập trình viên, hỏi đáp, chia sẻ và học hỏi từ các chuyên gia lập trình viên.
- Không sợ thất bại: Hãy luôn đối mặt với những thất bại và học hỏi từ chúng. Không có ai là hoàn hảo, thất bại chỉ là bước đệm để tiến bộ hơn.
- Kiên trì và kiên nhẫn: Lập trình là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì và kiên nhẫn. Hãy đặt mục tiêu, giữ tinh thần và tiếp tục học tập, cải thiện mỗi ngày để trở thành một lập trình viên giỏi.
>> Xem thêm: Phương pháp tự học lập trình hiệu quả bạn nên biết
Tổng kết lại, để trở thành một lập trình viên giỏi không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần phải có kỹ năng mềm. Bằng việc đầu tư vào những kỹ năng này, bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp lập trình viên và đạt được thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi lập trình viên cần học những gì? Hãy bắt đầu tìm hiểu, học hỏi và cải thiện những kỹ năng này để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp và thành công trong sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại TopDev
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- G Gợi ý 5 cách giúp bạn có cảm hứng hơn khi làm việc
- P Prompt Engineering: Ngôn ngữ của AI và tác động của nó đối với thị trường việc làm
- N Nhảy việc thất bại, có nên quay lại công ty cũ làm việc?
- S Sinh viên IT “tốt nghiệp” với nỗi lo “thất nghiệp”
- C Cảnh báo 6 ‘red flags’ khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay
- N Ngành công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm việc gì?
- N Ngành trí tuệ nhân tạo từ A – Z: Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp
- N Ngành IT vẫn HOT dù đứng giữa “tâm bão” suy thoái kinh tế
- T Top 7 phương pháp tự học lập trình tốt nhất dành cho Developer