LAMP là gì? Tổng quan về LAMP/LEMP stack

LAMP là gì?

LAMP là viết tắt của Linux, Apache, MySQL và PHP (cũng có thể là Python, Perl nhưng bài này chỉ nói về Php), mỗi trong số đó là các gói phần mềm riêng lẻ được kết hợp để tạo thành một giải pháp máy chủ web linh hoạt. Các thành phần này, được sắp xếp theo các lớp hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành các stack phần mềm.

Stack của LAMP

  • Linux: là lớp đầu tiên trong stack. Hệ điều hành này là cơ sở nền tảng cho các lớp phần mềm khác.
  • Apache đóng vai trò một HTTP server dùng để xử lý các yêu cầu gửi tới máy chủ.
  • Mysql là cơ sở dữ liệu để lưu trữ mọi thông tin trên website.
  • PHP sau đó sẽ xử lý các nhiệm vụ cần thiết hoặc kết nối với CSDL MySQL để lấy thông tin cần thiết sau đó trả về cho Apache. Apache cuối cùng sẽ trả kết quả nhận được về cho máy khách đã gửi yêu cầu tới.

LEMP stack là gì?

Các thành phần cấu thành LEMP stack cũng gần tương tự với LAMP, chỉ khác là Apache sẽ được thay thế bởi Nginx. Nginx được đọc là “engine-x”, giải thích cho chữ E trong “LEPM”. Nginx có ưu điểm là cho phép xử lý tốc độ tải cao hơn đối với các HTTP request.

Hiện tại, Nginx đã đạt được thành tựu đáng kể khi nó bắt đầu được nhiều người sử dụng từ năm 2008 và hiện trở thành ứng dụng web server tiếng tăm thứ 2 sau Apache.

Kiến thức cơ bản

1. Phân quyền tệp và thư mục

Sử dụng máy chủ Linux việc phân quyền tệp và thư mục rất quan trọng. Ví dụ trong trường hợp người dùng upload files lên hệ thống mà bạn chưa phân quyền thư mục thì lúc này việc đọc và ghi file lên máy chủ sẽ xảy ra lỗi. Và máy chủ web sẽ trả về lỗi 500.

Phân quyền trong Linux có 3 quyền hạn cơ bản của một user/group nào đó trên một file/folder nào đó bao gồm:

– r (read) – quyền đọc file/folder.
– w (write) – quyền ghi/sửa nội dung file/folder.
– x (execute) – quyền thực thi (truy cập) thư mục. Đối với thư mục thì bạn cần phải có quyền execute thì mới dùng lệnh cd để truy cập vào được.

Xem thêm Phân quyền trong Ubuntu

2. Log và xem log error

Tùy thuộc vào config hệ thống mà các file log sẽ nằm ở vị trí tương ứng. Ví dụ webite của bạn hiển thị một màn hình trắng tinh và không có bất cứ thông báo nào từ màn hình debug. Lúc này bạn cần xem log hệ thống xem sao nhé.

3. Cấu hình cơ sở dữ liệu (Database)

Để mở rộng hay backup một hệ thống cũng như để đảm bảo một cơ sở dữ liệu toàn vẹn, không bị mất mát trước những sự cố. Việc hiểu biết nơi, cách cấu hình cơ sở dữ liệu cũng khá quan trọng bạn có thể tìm hiểu thêm về cấu hình Mysql Replication.

4. Cài đặt package

Linux không cung cấp đầy đủ các package cho anh em developer, nó chỉ làm môi trường thôi, còn lại bạn cần package nào thì tải cái đó. Để tải package cần thiết ta có thể dùng lệnh apt hoặc là yum.

5. Chỉnh sửa file trực tiếp trên máy chủ

Nhiều lúc bạn sẽ gặp phải lỗi và phải hot fix trực tiếp trên server, hoặc config web server. Việc này đòi hỏi bạn phải biết cách sử dụng trình soạn thảo của Linux thông qua câu lệnh vi ít nhất bạn có thể mở file và chỉnh sửa file. Lúc này bạn sẽ cần một list các câu lệnh Linux thông dụng để làm việc cho tiện, search thêm Google mỗi khi cần dùng nhé.

Việc làm Php lương hơn nghìn đô cho anh em nào cần, anh em nào chưa đạt được thì ráng phấn đấu thêm.

  Unix vs Linux. Nguồn gốc và sự khác biệt
  8 câu lệnh hữu ích để thu thập thông tin hệ thống và phần cứng trong Linux