Làm sao giải quyết nỗi đau của các nhà tuyển dụng IT?

Tôi có vài cơ hội được trò chuyện cùng anh Nguyễn Hữu Bình – CEO của Applancer, đơn vị chủ quản Website tuyển dụng lập trình viên TopDev.vn. Mặc dù xuất phát điểm là sinh viên khoa Kế toán Kiểm Toán – trường đại học kinh tế, nhưng niềm đam mê lập trình quá lớn nên phần lớn thời gian anh dành cho nó, và gắn bó với nó đến nay cũng hơn 15 năm. Ấn tượng của tôi về anh là người cởi mở, nhiệt huyết, đam mê và có nhiều trăn trở với ngành lập trình Việt Nam hiện nay.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong ngành lập trình, kinh qua rất nhiều vị trí từ cấp thấp cho tới quản lý cấp cao, anh Bình hiểu khá rõ về góc nhìn của cả 2 đối tượng là lập trình viên cũng như nhà tuyển dụng lập trình.

Theo anh, các nhà tuyển dụng trên thị trường hiện đang làm gì để thu hút các nhân tài về phía công ty của mình?

Một tech event chia sẻ công nghệ đến cộng đồng lập trình là một trong các cách employer branding tốt

Hầu hết các công ty công nghệ hiện nay luôn có xu hướng cạnh tranh nhau về mặt lương bổng để tìm kiếm và mời các lập trình viên giỏi nhất đầu quân vào tổ chức của mình. Họ sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn, thậm chí là “phá giá” cốt chỉ để thu hút lập trình viên tài năng. Một số các công ty công nghệ sẵn lòng trả mức lương cao hơn so với thị trường và cam kết tăng tới 20% lương cho các ứng viên có 2 năm kinh nghiệm đi kèm với đó là các phúc lợi ưu đãi khác. Điều này cũng xuất phát từ thực tế là chúng ta đang cần đến 350.000 nhân lực IT đến cuối năm 2018 nhưng thị trường hiện tại chỉ mới đáp ứng được 200.000 kĩ sư.

Nhưng, có một vấn đề là cũng như trong thương mại điện tử cạnh tranh về giá là con đường dẫn tới bế tắc.

Anh có thể nói rõ hơn về điểm này? Giải pháp nào sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng tránh đi vào lối mòn?

Có một sai lầm mà đa phần nhà tuyển dụng thường mắc phải là không quan tâm tới Employer Branding. Hãy tưởng tượng nó như là một trò chơi câu cá vậy, bạn phải thả thính để thu hút sự chú ý của đàn cá, và sau đó mới thả mồi có móc câu xuống đám thính. Employer Branding chính là việc thả thính, gây sự chú ý, còn việc bạn đăng tuyển chính là hành động thả mồi câu xuống, Employer Branding sẽ giúp cho việc đăng tuyển của bạn đạt hiệu quả.

Nhưng sự thật lương và các phúc lợi xã hội có phải là quan tâm hàng đầu của lập trình viên? Và đâu là những thứ thật sự hấp dẫn các lập trình viên?

Câu trả lời là Không. Trong quá khứ, tôi từng nhiều lần nhảy việc, và điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi lựa chọn công ty là công ty có bài toán phù hợp với chuyên môn và sở trường của mình, sau đó đến việc tôi có thể học hỏi hoặc nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia từ công ty đó, và cuối cùng mới cân nhắc mức lương và đãi ngộ. Tôi tiếp cận được nhà tuyển dụng thông qua việc họ cử chuyên gia đến chia sẻ tại các sự kiện, họ đưa ra hết mọi thứ liên quan đến công nghệ họ đang theo đuổi.

Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với Báo cáo Lương, Phúc lợi và Xu hướng ngành IT quý 1,2/2017 mà TopDev đã khảo sát trên 5500 ứng viên, 150 nhà tuyển dụng và hơn 70000 dữ liệu việc làm. Theo đó, bài toán giữ chân nhân tài của các doanh nghiệp vẫn còn lắm khó khăn, khi mà có tới 42% lập trình được hỏi muốn nhảy việc: 35% không hài lòng với mức lương hiện tại, trong khi phần còn lại thì không hài lòng với phúc lợi của công ty và sự thiếu hụt những chính sách đào tạo giúp họ có thể nâng cao trình độ chuyên môn.

Từ đây, tôi thấy được cơ hội của mình và cũng không e ngại khi ứng tuyển vì tôi cảm nhận được tinh thần cởi mở của họ, họ cũng xuất hiện khắp nơi trên các công đồng công nghệ, các senior của họ len lỏi khắp nơi bằng các bài blog và các câu trả lời về kỹ thuật cho những lập trình viên đang gặp vấn đề. Đó cũng là một trong những case study hợp khá thành công về employer branding.

Anh có thể cho biết thêm một số cách các nhà tuyển dụng có thể lấy điểm trong mắt ứng viên?

Sự thật là đối với lập trình viên, lương và đãi ngộ chưa phải là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định đầu quân vào 1 công ty (tất nhiên nó vẫn là một trong các yếu tố quan trọng) để có thể thu hút được ứng viên, cần tạo niềm tin cho ứng viên, ngay cả khi họ chưa có ý định nghỉ việc… để tuyển được ứng viên tài năng nhà tuyển dụng cần thực hiện một chiến lược tuyển dụng dài hạn, để khi họ muốn nhảy việc, thì công ty bạn chính là nơi họ nghĩ đến đầu tiên. Đảm bảo được nguồn nhân sự, bạn sẽ vẫn phải tốn chi phí nhất định, nhưng rõ ràng nó sẽ phát huy hiệu quả hơn là đợi thiếu người rồi mới vội vàng đăng tuyển.

Đa phần các lập trình viên quan tâm nhiều đến chính sách, môi trường công nghệ và văn hoá công ty

Vậy anh có thể tóm tắt những vấn đề bất cập của việc tuyển dụng trong ngành lập trình là gì?

Hiện nay vấn đề nhân sự trong ngành lập trình vẫn còn tồn tại bất cập khi mà lập trình viên chưa có nhiều thông tin về công nghệ, sản phẩm, văn hóa của doanh nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp thì khi thiếu người mới đăng tuyển và than trời vì thiếu nhân lực, còn sinh viên ra trường thiếu việc làm”. Sai lầm lớn nhất khiến nhà tuyển dụng không tìm được ứng viên tài năng, cốt lõi nằm ở khâu xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụngEmployer Branding.

Chính vì vậy, chúng tôi không chỉ đơn thuần là việc kết nối giữa nhà tuyển dụng với lập trình viên tài năng mà cá nhân tôi còn mong muốn cung cấp một giải pháp tuyển dụng toàn diện cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa, nhanh chóng tìm được các ứng viên phù hợp. Hiện nay, chúng tôi đang là công ty đầu tiên sử dụng các gói Search CV trong lĩnh vực IT.  Việc cung cấp các gói Search CV phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đi kèm với đó là các hỗ trợ : tư vấn, hỗ trợ dài hạn, Employer Branding. Có thể sẽ phải mất công liên hệ, hỏi thăm, chia sẻ và chăm sóc mối quan hệ với ứng viên tiềm năng một thời gian thì mới có kết quả. Tuy nhiên, trong tương lai đây là một chiến lược đảm bảo nguồn nhân lực IT dài hạn ngay từ hôm nay, sau này bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí và công sức hơn trong việc cạnh tranh ứng viên với các doanh nghiệp khác.

Cảm ơn anh về những chia sẻ của mình. Cũng xin chúc mừng TopDev bước vào năm thứ 3, Hy vọng cộng đồng lập trình Topdev sẽ luôn phát triển vững mạnh.