Top 5 kỹ năng quan trọng cần trang bị trong năm 2024
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Năm 2023 là một năm được mọi người nhận định là nhiều khó khăn, có thể dễ dàng thấy ở các bài báo về làn sóng sa thải, cắt giảm chi tiêu dịp Tết. 2024 được dự báo là khó khăn có thể kéo dài. Tình hình kinh tế chung là thứ chúng ta không kiểm soát hoặc thay đổi được, nhưng sự phát triển của chính bản thân mỗi người chúng ta trong năm tới là thứ chúng ta có thể làm được. Dù năm tới kinh tế có thế nào thì mình tin rằng mỗi người vẫn có thể dành một phần thời gian để đầu tư cho bản thân, trang bị những kĩ năng mới để trở thành một người lao động tốt và giỏi hơn.
Từ kinh nghiệm làm công tác hướng nghiệp và nghiên cứu về chủ đề này trong nhiều năm qua, dưới đây là một số kĩ năng mình khuyến khích các bạn đọc nên dành thời gian phát triển trong năm tới.
1/ Hiểu biết và ứng dụng AI
Bạn có biết đến ChatGPT hoặc một phần mềm tương tự không? Nếu có thì tốt, nếu không thì bạn nên tìm hiểu dần.
Nếu đã biết đến ChatGPT rồi, bạn đã sử dụng ChatGPT nhiều chưa? Nếu chưa thì năm 2024 hãy bắt đầu học cách sử dụng nhiều hơn nữa.
Công nghệ AI đang len lỏi rất nhanh vào các phần mềm chúng ta sử dụng hằng ngày. Bây giờ mỗi lần viết email tiếng Anh, mình dùng ChatGPT. Cần lên ý tưởng bài blog mới, mình hỏi ChatGPT. Cần một ý tưởng hình ảnh thiết kế, mình dùng Canva AI. Họp Zoom xong mình không cần viết báo cáo vì đã có Zoom AI viết báo cáo hộ.
Việc bạn cần làm bây giờ là thử rà soát xem trong cuộc sống và công việc hàng ngày từ khi mở mắt ra đến khi đi ngủ, mình có đang ứng dụng công nghệ AI vào việc gì không? Nếu không, mình có thể thử ứng dụng làm gì không? Ví dụ, bạn có thể cho ChatGPT biết về thực trạng sức khỏe và mục tiêu sức khỏe, từ đó ChatGPT có thể lên cho bạn lịch tập và ăn uống (xem hình bên dưới).
2/ Xây dựng nội dung trên mạng xã hội
Khi mà nhà nhà người người đang làm nội dung trên mạng xã hội thì mình nghĩ rằng bạn không nên ngồi không vì như vậy bạn đang bỏ qua rất nhiều cơ hội tốt có thể đến.
Khi nghe đến xây dựng nội dung trên mạng xã hội, bạn đừng vội và chỉ nghĩ đến việc trở thành người nổi tiếng hàng triệu người theo dõi và bị chửi mỗi ngày trên mạng. Nếu bạn không thích, bạn không cần trở thành một người như thế.
Những nội dung bạn chia sẻ có thể chỉ tiếp cận đến một nhóm vài người thực sự quan tâm. Mà nếu không ai quan tâm thì cũng không sao cả, cứ chia sẻ để tự mình đọc, vài năm sau mình đọc lại để thấy mình đã phát triển thế nào, tư duy của mình đã lớn hơn ra sao.
Học cách chia sẻ những gì mình biết cũng là một kĩ năng. Bạn có thể viết lách blog giống mình, hoặc thu Podcast (dùng ứng dụng Spotify Podcaster), hoặc làm video trên các kênh Tiktok – Youtube. Cách nào bạn cảm thấy thoải mái nhất thì làm, không cần phải bắt chước người khác.
Nội dung ban đầu mình làm có thể dở, nhưng từ từ câu từ mình sẽ gẫy gọn hơn, giọng nói Podcast sẽ hay hơn hoặc video sẽ thú vị hơn. Hãy cứ nhớ là mình chia sẻ cho mình xem trước, đừng quan tâm đến lượt like lượt view vội.
3/ Hiểu và quản trị cảm xúc, sẵn sàng thích nghi
Khi mọi thứ xung quanh từ tình hình kinh tế, chính trị đến con người thay đổi mỗi ngày, thứ chúng ta kiểm soát được là cảm xúc của chúng ta.
Thực ra dùng từ “kiểm soát cảm xúc” cũng không đúng đâu, vì nhiều khi cảm xúc đến bất chợt ngoài tầm kiểm soát của mình. Tuy nhiên mình có thể học cách hiểu về cảm xúc. Đầu tiên mình nhận diện được cảm xúc, biết khi nào mình đang vui-buồn-giận-hờn và nhiều loại cảm xúc được. Các cảm xúc đó được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể và bên trong như thế nào. Khi hiểu được cảm xúc mình có thể suy nghĩ tiếp đến cách xử lý cảm xúc đó.
Để hiểu về cảm xúc bạn có thể cân nhắc tìm học một khóa học trực tuyến về Emotion Intelligence, hoặc một khóa học của một trung tâm đào tạo tâm lý hoặc đọc một số đầu sách như theo gợi ý bên dưới:
Việc làm AI lương thưởng hấp dẫn, mới nhất dành cho bạn!
4/ Ngoại ngữ thứ hai, ngoại ngữ thứ ba
Nói về tầm quan trọng của Ngoại ngữ có lẽ hơi thừa vì chúng ta đã đọc quá nhiều bài viết về sự quan trọng này rồi.
Nếu tiếng Anh bạn chưa đạt khoảng IELTS 5.5 hãy cố gắng đạt con số này. Đây là mức ngoại ngữ cơ bản để bạn sử dụng khi đi làm việc. Cao hơn thì càng tốt.
Nếu đã biết tiếng Anh ở mức độ cơ bản, bạn có thể cân nhắc học thêm một ngôn ngữ mới dựa trên lĩnh vực bạn đang làm, hoặc đơn giản dựa trên sở thích. Ví dụ những bạn làm kinh doanh buôn bán có thể thích tiếng Trung, các bạn làm du lịch có thể học tiếng Nhật, Hàn, hoặc như mình học tiếng Tây Ban Nha đơn giản là vì mình thích.
5/ Xây dựng mối quan hệ mới dưới nhiều hình thức khác nhau
Mình là người hướng nội, mình hiểu cảm giác của nhiều bạn đọc khi nghe đến chữ xây dựng mối quan hệ là ngại. Ngại phải đi sự kiện, nói chuyện xã giao với nhiều người.
Tuy nhiên trừ khi bạn là chuyên gia cực đỉnh trong ngành, còn nếu muốn có nhiều cơ hội và thành công trong ngành thì cần có mạng lưới quan hệ. 9/10 công việc gần nhất của mình đến từ quan hệ và người giới thiệu.
Một số cách bạn vẫn có thể mở rộng mối quan hệ qua màn hình máy tính là:
- Kết nối với mọi người trên LinkedIn
- Tìm một chương trình mentor và tham gia
- Tham gia các lớp học, hội thảo trực tuyến
Chúc các bạn có một năm 2024 rực rỡ.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Có thể bạn quan tâm:
- Cách thiết lập và duy trì mối quan hệ (networking) hiệu quả
- Kí sự Freelancer ở Upwork
- 5 bí quyết tìm việc IT cho đợt tuyển dụng đầu năm mới
Xem thêm Việc làm Developer hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc