Chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn vị trí lập trình viên Frontend
Với sự tăng trưởng của các công ty công nghệ hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên đang là rất cao. Trong đó lập trình viên Frontend luôn là vị trí có số lượng yêu cầu cao hơn do đặc thù của dự án cùng với sự phát triển của ứng dụng Web. Để có thể chuẩn bị thật tốt và thể hiện đúng kỳ vọng của nhà tuyển dụng, hôm nay mình cùng chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn lập trình viên Frontend nhé.
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Trước hết để có được sự tự tin khi tham gia phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ từ trang phục, tác phong, chú ý giờ giấc,… để có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nắm chắc được quy trình phỏng vấn thông qua nội dung mà phía HR đã thông báo.
Nhiều công ty, doanh nghiệp có những quy trình phỏng vấn nhiều vòng, có thể có thêm những bài test chuyên môn,… vì thế bạn cần biết sẽ phải trải qua những vòng nào một cách cụ thể để chuẩn bị. Hãy đọc kỹ mô tả công việc vị trí ứng tuyển, đây là việc vô cùng quan trọng giúp bạn hiểu rõ yêu cầu và trách nhiệm của công việc đó; từ đó bạn sẽ có thể lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn của mình.
Bạn cũng cần phải tìm hiểu về công ty ứng tuyển, điều này không chỉ giúp các bạn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà đồng thời cũng có thể biết được về lĩnh vực, chuyên môn hay các dự án mà doanh nghiệp, tổ chức đang phát triển để từ đó phản hồi lại trong buổi phỏng vấn. Bạn sẽ thường gặp những câu hỏi về công ty như bạn biết công ty qua kênh nào, bạn biết gì về công ty và sản phẩm mà công ty đang phát triển, tại sao bạn lựa chọn công ty để ứng tuyển,…
Ngoài ra, hãy suy nghĩ và chuẩn bị trước về những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn, nhất là về mức lương mong muốn. Xem xét những yếu tố về mức lương trung bình của thị trường, từ đó đối chiếu với bản thân theo kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc; bạn sẽ đưa ra được mức mà bạn hy vọng nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận bạn.
Trong buổi phỏng vấn
Một buổi phỏng vấn vị trí lập trình viên Frontend, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những kiến thức chuyên môn về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Tùy vào level (Fresher, Junior, Senior) mà sẽ có những phần câu hỏi tương ứng, thông thường sẽ bao gồm 3 phần:
1. Kiến thức cơ bản về Frontend: sẽ bao gồm HTML, CSS và JavaScript
HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản được thiết kế ra để tạo và cấu trúc các thành phần trong trang Web hoặc ứng dụng. CSS là ngôn ngữ sử dụng cho việc tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi HTML. CSS giúp chúng ta đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ hay các hiệu ứng trên trang Web.
JavaScript là ngôn ngữ lập trình được phát triển để tạo ra các tương tác trên trang Web bằng việc xử lý nạp, hiển thị dữ liệu thông qua việc gọi yêu cầu đến server; nhận và xử lý các hành động đến từ người dùng và trả ra các kết quả tương ứng.
HTML, CSS và JavaScript là 3 nền tảng cơ bản mà mọi lập trình viên Frontend đều nắm vững, cũng vì thế mà nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến 3 ngôn ngữ này. Kinh nghiệm ở đây dành cho bạn là hãy lướt qua một lượt các kiến thức cơ bản về 3 ngôn ngữ này vì có nhiều thứ tưởng chừng dễ nhưng nếu bạn không thường xuyên làm, thực hành sẽ khiến bạn có thể quên mất.
Xem ngay các tin đăng tuyển dụng Front-end lương cao trên TopDev
2. Kiến thức về nền tảng thư viện, Framework theo vị trí tuyển dụng như React, VueJS, Angular,…
Trong mô tả công việc tất nhiên sẽ ghi rõ yêu cầu bạn cần có kiến thức hay kinh nghiệm trong một nền tảng thư viện, framework mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Đây là những bộ công cụ chứa cả phần HTML, CSS và source code viết bằng JavaScript được phát triển và sử dụng rộng rãi.
Bạn cần chuẩn bị trước kiến thức về phần này vì nó sẽ là trọng tâm của buổi phỏng vấn chuyên môn, các vấn đề sẽ được bên người hỏi đưa ra và bạn cần trả lời một cách ngắn gọn và vẫn đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình nắm bắt được vấn đề. Mỗi một thư viện, framework sẽ có những đặc trưng riêng của mình; các câu hỏi chủ yếu sẽ xoay quanh những vấn đề như sau:
- Fundamentals hay core concepts: những nguyên tắc cơ bản, khái niệm cốt lõi của nền tảng
- Life Cycle: vòng đời của một phần tử, một function hay một màn hình mà nền tảng đó mô tả và xử lý. Yếu tố này cũng thường đi cùng với việc quản lý các trạng thái dữ liệu trong ứng dụng (state management)
- Advanced hay Patterns: những phần kiến thức nâng cao, hay những mẫu thường được khuyến khích sử dụng khi viết code và lập trình liên quan đến nền tảng đó.
3. Kinh nghiệm làm việc trong các dự án đã tham gia
Đây là một yếu tố rất quan trọng có thể quyết định việc nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn hay không. Kinh nghiệm làm việc thường sẽ được mô tả trong CV của bạn, bao gồm những dự án mà bạn đã tham gia, công nghệ được sử dụng trong dự án đó cũng như vai trò của bạn trong team phát triển.
Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trong một team dự án có liên quan đến những dự án mà nhà tuyển dụng đang cần, đấy sẽ là điểm cộng rất lớn dành cho bạn. Vì vậy hãy đừng ngần ngại thể hiện nó ra, trình bày một cách rõ ràng về những kiến thức mà bạn học được từ dự án cũ và hiểu biết của bạn về ngành, lĩnh vực đó.
Đối với riêng lập trình viên Frontend, bạn có thể được hỏi về những kinh nghiệm xử lý UI/UX mà bạn tâm đắc; nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng sáng tạo và mức độ trải nghiệm trên nhiều sản phẩm khác nhau của bạn. Vì vậy hãy chuẩn bị trước một số kiến thức liên quan đến thiết kế; các kỹ thuật xử lý đa màn hình (responsive), hay có thể là những kiến thức liên quan đến SEO, Optimize,…
Sau buổi phỏng vấn
Thông thường các bạn sau khi phỏng vấn xong thì thường nghĩ là đã xong việc và chờ kết quả. Trường hợp bạn đã pass phỏng vấn thì tất nhiên là sẽ nhận được một email offer từ nhà tuyển dụng. Tuy vậy một số công ty hay tổ chức có thể không thông báo kết quả trong trường hợp bạn không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của họ. Trong những trường hợp nhận được kết quả không pass (fail) phỏng vấn hay không nhận được kết quả sau buổi phỏng vấn thì bạn cũng vẫn nên có một email cảm ơn hồi đáp lại cho công ty.
Một email cảm ơn dành cho việc đội ngũ tuyển dụng, người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn, quan tâm đến bạn sẽ giúp tăng thiện cảm trong mắt công ty đó và biết đâu sau này bạn có cơ hội để apply lại đúng vị trí trên. Hãy lưu ý rằng bạn không qua phỏng vấn có thể đơn thuần là việc bạn chưa phù hợp với đòi hỏi của vị trí công việc hiện tại mà nhà tuyển dụng cần; và bạn hoàn toàn có những cơ hội cho lần phỏng vấn sắp tới.
Kết bài
Trên đây là những kinh nghiệm khi chuẩn bị tham gia phỏng vấn vị trí lập trình viên Frontend mà mình muốn chia sẻ dành cho các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong buổi phỏng vấn sắp tới, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của mình.
Tác giả: Phạm Minh Khoa
Xem thêm:
- Cảnh báo 6 red flags khi tìm việc mà bạn nên tránh ngay
- Câu hỏi phỏng vấn FrontEnd Developer
- 6 Điều Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Để Tăng Cơ Hội Thành Công
Tham khảo ngay việc làm IT mọi cấp độ trên TopDev!
- T Tổng hợp 50+ thuật ngữ chuyên ngành dành cho Frontend Developer
- T Top 5 thư viện Slider thông dụng cho lập trình viên Frontend
- A AngularJS Là Gì? AngularJS và Angular có khác nhau?
- 1 14 công cụ tuyệt vời dành cho lập trình viên Frontend
- 7 7 thư viện CSS Animation cực hay cho lập trình viên Frontend
- S State trong frontend là gì? Tại sao nên giỏi cái này?
- C Chia sẻ kinh nghiệm viết code Front-end hiệu quả và bảo mật
- T Tại sao Vue.js được nhiều frontend developer lựa chọn?
- F Fix lỗi Force layout, reflow ảnh hưởng tới performance Frontend
- T Thuật toán frontend: Tìm node chứa content chính