Hướng nghiệp CNTT – Định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ

Hướng nghiệp CNTT là một trong những vấn đề quan trọng giúp các bạn trẻ cho niềm đam mê với CNTT có thể đưa ra lựa chọn chính xác để theo nghề.

Hướng nghiệp CNTT

Thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi, kéo theo phát triển bùng nổ của Công nghệ Thông tin. Nhiều ngành nghề, dịch vụ, thị trường cũng được công nghệ hóa để phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội ví dụ như ngành giáo dục – giáo dục điện tử, tài chính – tài chính điện tử,  ngân hàng – ngân hàng điện tử… tất tần tật đều được lồng ghép công nghệ, hiện đại hóa để trở nên ngày một tiện dụng.

Như một kết quả hiển nhiên, bên cạnh sự bùng nổ công nghệ ấy thì định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ hiện nay cũng có xu hướng công nghệ hóa theo. Giới trẻ hiện nay chính là tầng lớp có tỷ lệ tiếp cận và học hỏi công nghệ nhanh nhất, hầu như các bạn trẻ từ lứa tuổi 15 – 35 tuổi đều sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ.

  "Ngành IT này học rất dễ, tài liệu ko bao giờ thiếu. Quan trọng là phải có đam mê và chịu cày"

Chính vì thế Công nghệ Thông tin chắc hẳn sẽ là một ngành thu hút nhiều bạn trẻ, tuy nhiên ngành Công nghệ Thông tin không phải là một ngành dễ dàng, ngành này đòi hỏi người học phải có tư duy, logic tốt và cả niềm đam mê với ngành nghề thì mới thật sự phát triển được về lâu dài chính vì thế các bạn trẻ đừng quên tham khảo về các bài viết về hướng nghiệp CNTT.

Để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về ngành, bài viết dưới đây TopDev sẽ chia sẻ với bạn đọc một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ Thông tin, hướng nghiệp CNTT, định hướng nghề nghiệp và các bằng cấp quan trọng, có giá trị trong ngành.

Ngành học Công nghệ Thông tin là gì?

Hướng nghiệp CNTT

Công nghệ Thông tin là gì?

Để có thể hiểu được Công nghệ Thông tin là gì thì bạn cần nắm rõ 2 khái niệm thông tin là gì và công nghệ là gì trước!

Thông tin sẽ phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới xung quanh và các hoạt động con người trong đời sống xã hội. Thông tin còn là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới. 

Ví dụ như khi bạn nhìn thấy một con mèo màu đen thì đấy gọi là thông tin, hoặc các bạn nhìn thấy một người bị vấp ngã thì đấy cũng gọi là thông tin được phản ánh vào bộ não của bạn để bạn biết được là người đó đang bị ngã. 

Lấy thêm một ví dụ khác về ngành nghề đặc thù như ngành tài chính, ngành này chủ yếu phân tích và chuyên làm việc với các con số, các con số cũng là 1 nhánh nhỏ của thông tin. Ngành nhân sự, chuyên làm việc với con người, quản trị con người và con người cũng là một phần của thông tin.

Công nghệ Thông tin học những gì?

Đơn giản và dễ hiểu, học Công nghệ Thông tin là học các phương pháp để xử lý thông tin, bao gồm tất cả các thông tin vừa được nêu ở ví dụ trên.

Ngành Công nghệ Thông tin được xem là một nhánh của kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để xử lý thông tin, các phương pháp xử lý thông tin như chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, khai phá thông tin, truyền tải, thu thập… Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn ngành Công nghệ Thông tin là sử dụng công nghệ để xử lý thông tin.

Sau các khóa học Công nghệ Thông tin – Hướng nghiệp CNTT bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng để xử lý thông tin, chế tạo, sử dụng công nghệ máy tính, phần cứng, phần mềm, công cụ… để truyền thông tin (sự kiện, nội dung, hình ảnh, âm thanh…) để vận chuyển, truyền đạt thông tin đến User một cách tối ưu nhất.

Có thể nói hành vi lướt web, xem youtube, sử dụng mạng xã hội của bạn là minh chứng cho sự thành công của nền công nghệ thông tin trong 10 năm trở lại đây. Việc đăng tải thông tin lên web, youtube, mạng xã hội tuy đơn giản đối với người dùng nhưng để có thể làm được những điều đó các lập trình viên đã phải hoạt động và nâng cấp rất nhiều các nền tảng đó.

  Các vị trí tuyển dụng ngành IT khiến nhà tuyển dụng đau đầu

Hướng nghiệp CNTT

Đó là mình chứng cho các thành quả của Công nghệ Thông tin và quá trình để tạo nên được thành quả đó là đến từ những người học Công nghệ Thông tin. Họ sẽ phải xây dựng hệ thống Bigdata, hệ thống vận hành, Sever. Web…để có thể đem đến cho người dùng các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn.

Ngành Công nghệ Thông tin rất đa dạng các ngành nghề, kỹ năng và cấp bậc học, tùy theo nhu cầu công việc hoặc nhu cầu trao dồi thêm kiến thức mà các bạn có thể chọn học ở cấp độ khác nhau. 

Tại Việt Nam, hướng nghiệp CNTT của các bạn trẻ thường hướng đến các cấp độ từ thấp đến cao như Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Tốt nghiệp Công nghệ Thông tin ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, còn tùy vào chuyên ngành mà bạn theo mà có thể làm các nghề như:

IT security – An ninh mạng/ Bảo mật Công nghệ Thông tin

An ninh mạng có vai trò bảo vệ các thông tin trên mạng, nền tảng hệ thống, fix bug để tránh bị rò rỉ thông tin. Đối với nhánh ngành này, bạn sẽ được đào tạo bài bản cho việc phòng chống tội phạm mạng, các xác định bug, sửa bug và truy tìm dấu vết….

Các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Quân đội hoặc các tổ chức/ doanh nghiệp lớn sử hữu lượng data khủng hoặc đơn giản là các doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin thì đều cần đến các nhân viên IT security.

Các vị trí tuyển dụng IT Security

System Administrator – Quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống là quá trình quản lý, duy trì và giám sát hệ thống máy tính và mạng trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Những người làm công việc này được gọi là quản trị viên hệ thống. Vai trò của họ là đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Game Development – Phát triển Game

Ngành này là một nhánh nhỏ của ngành phát triển phần mềm. Vai trò của một nhà phát triển Game là sử dụng các ngôn ngữ lập trình theo yêu cầu để hoàn thành các thành phẩm game 2D, 3D, máy chủ của Game. Các nhà phát triển Game sẽ phải kiêm luôn hầu hết các công việc như tiếp nhận ý tưởng từ team thiết kế hoặc team sự kiện trong Game, sau đó apply tất cả các ý tưởng đó vào Game.

Ví dụ như kết hợp giữa đồ họa và âm thanh, tạo sự kiện trong game, xử lý các tương tác giữa các người chơi trong game, thiết lập logic…

Tìm việc làm cho lập trình Game

Website Applications – Ứng dụng website

Để có thể đảm nhiệm vị trí của một nhà phát triển web, người học cần có hiểu biết về các loại ngôn ngữ, kỹ năng để có thể cho ra một sản phẩm Web phù hợp với yêu cầu của công ty/ khách hàng.

Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo

Nghề Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một lĩnh vực trong ngành Công nghệ thông tin tập trung vào nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp thông minh nhân tạo. Các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này dành thời gian tìm hiểu và phát triển các thuật toán, mô hình máy học và deep learning, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, robot học, và các ứng dụng AI khác.

Apps Developers – Phát triển ứng dụng

Thời đại phát triển, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh ngày càng cao thế nên ngành này cũng là một ngành đang hot tại Việt Nam. Vai trò khi đảm nhiệm vị trí của các Apps Developers là tạo ra các ứng dụng trên điện thoại di động ví dụ như game hoặc bất kỳ các ứng dụng nào được sử dụng trên điện thoại.

Software Engineer – Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm là một người chuyên về phát triển và xây dựng các phần mềm có chất lượng cao. Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT). Software Engineer thường tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ giai đoạn thiết kế, triển khai, kiểm thử đến bảo trì và cải tiến.

topdev

Tham khảo các vị trí tuyển dụng cho lập trình Software tại Topdev

Cơ hội nghề nghiệp

Mức lương

Đối với ngành Công nghệ Thông tin, sau khi ra trường bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, tài chính, giáo dục, du lịch, viễn thông đến các ngành như y tế, ngân hàng… Tùy theo lĩnh vực mà bạn yêu thích mà có thể tập trung phát triển thế mạnh về nó.

Ngoài ra, mức lương của IT cũng khá cao so với mặt bằng chung, cụ thể là ở vị trí Fresher, Junior, Senior,… đều có mức lương nhỉnh hơn so với các ngành khác dù là cùng level. Cơ hội làm việc ở nước ngoài lớn vì nhu cầu tuyển dụng ngành IT không chỉ gói gọn ở Việt Nam, các nước như Hàn, Nhật cũng mở rộng cơ hội, tìm kiếm nguồn lực ở nước ta với mức lương cao.

Nếu bạn là một người không thích sự trói buộc ở các công ty, thì ngành IT cũng có thể hoàn toàn đáp ứng được sở thích của bạn vì với ngành này bạn có thể làm việc Freelancer – có nghĩa là bạn sẽ nhận dự án, hoàn thiện dự án, sau đó nộp lại bên phía khách hàng.

Các bằng cấp có giá trị của Công nghệ Thông tin

Trong ngành này, bằng cấp thật sự không quan trọng bằng kỹ năng, định hướng, hướng nghiệp CNTT của bạn. Tuy nhiên nếu bạn có một hoặc nhiều những bằng cấp được liệt kê dưới đây có lẽ các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn khá cao đấy.

Dưới đây là list các bằng cấp có giá trị cao, để đạt được những chứng nhận này chứng tỏ bạn là một người có tư duy và kỹ năng tốt trong ngành.

  • Chứng nhận trong quản trị doanh nghiệp Công nghệ Thông tin (Certified in the Governance of Enterprise IT – CGEIT)
  • Chứng nhận AWS cho kiến trúc sư giải pháp (AWS Certified Solutions Architect – Associate)
  • Chứng chỉ Project Management Professional (PMP)
  • Bằng AWS Certified Developer – Associate
  • Chứng nhận chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin (Certified Information Systems Security Professional – CISSP)
  • Chứng nhận trong kiểm soát hệ thống thông tin và rủi ro ( Certified in Risk and Information Systems Control – CRISC)
  • Chứng nhận quản lí bảo mật thông tin (Certified Information Security Manager – CISM)
  • Chứng nhận ScrumMaster
  • Chứng nhận Hacker (Certified Ethical Hacker – CEH)
  • Bằng đai xanh Six Sigma
  • Chứng chỉ Citrix Certified Professional – Virtualization (CCP-V)
  • Chứng chỉ Microsoft Certified Solutions Expert (MCSE) – Cơ sở hạ tầng máy chủ
  • Chứng chỉ kiểm toán viên hệ thống thông tin (CISA)
  • Chứng nhận Cisco Certified Network Professional (CCNP) Routing và Switching
  • Chứng chỉ Citrix Certified Associate – Networking (CCA-N)

Vai trò của Công nghệ Thông tin đối với cộng đồng, xã hội

Trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa như hiện nay, hướng nghiệp CNTT – Công nghệ Thông tin là một ngành không thể thiếu và nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển, nâng cao chất lượng công việc, gia tăng năng suất làm việc, giúp quản lý tốt các vấn đề của doanh nghiệp, hỗ trợ vận hành trong nhiều ngành nghề, nâng cao trải nghiệm sống của con người… và rất nhiều vai trò khác nữa.

  Sinh viên CNTT làm thế nào để học tốt ở trường đại học?

  Chín thói quen xấu cần bỏ nếu muốn theo ngành CNTT

Vai trò của Công nghệ Thông tin trong đời sống

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ Thông tin mà các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn các kênh giải trí như mạng xã hội, youtube, chơi game, nghe nhạc… để giải tri.

Ngoài ra bạn cũng có thể kết nối, trò chuyện, chia sẻ hình ảnh, âm thanh, video call với bạn bè người thân hoặc làm quen bạn mới thông qua các sản phẩm Công nghệ Thông tin như các mạng xã hội, các phương tiện kết nối khác như viber, skype, telegram, zalo… dù bạn đang ở bất cứ đâu.

Vai trò của Công nghệ Thông tin trong ngành Giáo dục

Không thể nào chối bỏ những hiệu quả mà Công nghệ Thông tin đã đem lại cho ngành giáo dục, rất nhiều sản phẩm Edtech đã ra đời để hỗ trợ và phần nào nâng cấp, thay thế 1 số chức năng lạc hậu của nền giáo dục truyền thống.

Ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy giúp học sinh nhanh chóng nắm rõ được kiến thức, tiếp cận với các thông tin giáo dục, kiến thức sâu hơn, tốt hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Ví dụ như đối với phương pháp giảng dạy cũ, các giáo viên sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc viết bảng thì hiện nay có thể thay thế điều đó bằng cái slide trình chiếu vừa giúp tiết kiệm thời gian viết bảng vừa có thể chèn thêm vào các hình ảnh, video minh họa sinh động hơn.

Hướng nghiệp CNTT

Bên cạnh đó các nền tảng hỗ trợ quản lý nhà trường, nền tảng giáo dục thông qua Internet cũng rất hữu ích như các khóa học online, người dùng có thể tự nâng cao kiến thức ngay tại nhà.

Vai trò của Công nghệ Thông tin trong ngành Y tế

Công nghệ Thông tin còn ứng dụng được trong cả ngành y tế, giúp tự động hóa các quá trình xét nghiệm, khám chữa bệnh. Hệ thống y tế còn hỗ trợ bệnh nhân rà soát các vết thương nội mà khó có thể xác định bằng phương pháp khám thông thường, đo lường tỷ lệ, chuẩn đoán tình trạng bệnh tật của bệnh nhân… Đối với các ứng dụng công nghệ cao cấp hơn thì còn giúp con người trong việc giải phẫu bằng máy móc giúp giảm tỷ lệ tử vong.

Ngoài ra, Công nghệ Thông tin còn giúp nâng cấp nền tảng quản lý hồ sơ bệnh nhân, giúp dễ dàng nhanh chóng tìm kiếm hồ sơ bệnh nhân. Các sản phẩm ứng dụng Healtech cũng được cho ra đời với đa dạng các chức năng khác nhau dùng để cải thiện, phục vụ cho đời sống sức khỏe của người dùng.

Vai trò của Công nghệ Thông tin trong ngành Tài chính

Vai trò của Công nghệ Thông tin trong ngành tài chính là sản xuất ra các sản phẩm liên quan đến việc quản lý thông tin trong ngành tài chính, ví dụ hệ thống quản lý thông tin khách hàng, nhân viên, số liệu, phần mềm tính toán số liệu…

Các ứng dụng công nghệ từ các ngân hàng giúp việc kiểm tra số dư trong tài khoản, lịch sử giao dịch, chuyển khoản, nhận lương, trả góp nợ ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn còn có thể thanh toán online…

Ngoài những ngành được nêu trên, Công nghệ Thông tin còn có vai trò rất quan trọng và được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề đang có hiện nay.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xem thêm các việc làm về CNTT hấp dẫn tại TopDev