Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn – Bật mí bí quyết ghi điểm tuyệt đối

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn được xem là một cách thức tạo dấu ấn khá quan trọng đối với bất kỳ một ứng viên nào. Có thể nói, việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một thách thức mà nhà tuyển dụng đặt ra cho mỗi ứng viên. Thoạt nghĩ, chúng ta tưởng chừng đây là một việc hết sức dẽ dàng. Tuy nhiên, để giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hiệu quả lại là điều hoàn toàn không đơn giản. Cùng TopDev tìm hiểu bài viết sau đây để nắm bắt được bí quyết giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.

Mỗi phát ngôn, mỗi lời kể – tường thuật lại trong buổi phỏng vấn của bạn đều thể hiện là bạn đang giao tiếp với nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn cảm thấy đắn đo trong việc truyền tải những suy nghĩ? Bạn cởi mở hay giao tiếp một cách e dè; lo lắng khi giao tiếp? Hãy cùng điểm qua những bí quyết thực tế nhằm giúp các ứng viên ghi điểm tuyệt với nhà tuyển dụng; thiết lập xây dựng một quy trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách hiểu quả và thiế thhực 

Cấu trúc của một lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Bên cạnh những thông tin cơ bản như tên, tuổi, ngành học, một lời giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tìm việc nên đảm bảo những đặc điểm sau:

Hãy thể hiện rằng bạn là người có năng lực và tiềm năng phát triển tốt trong việc sắp xếp, tổ chức và thực hiện công việc.

Nhà tuyển dụng luôn muốn khai thác khả năng; tiềm năng của bạn khi thực hiện công việc. Vì vậy, hãy làm nổi bật những kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích học thuật khoa học -xã hội liên quan đến vị trí ứng tuyển (nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm – dù hay ít); hoặc các chương trình thực tập, trao đổi sinh viên, thủ lĩnh; các sở thích, các hoạt động tình nguyện hay khóa học thực tế ứng dụng liên quan đến công việc (nếu bạn là sinh viên mới ra trường).

Hãy nhấn mạnh rằng bạn là người có khả năng thích ứng nhanh với mọi môi trường làm việc. Bạn sẽ rất phù hợp với văn hóa công ty và có thể tạo ra sự gắn kết với mọi người. Hầu hết các nhà tuyển dụng rất muốn làm việc với những cá nhân ứng thích nghi tốt với văn hóa doanh nghiệp.

Nếu bạn đã được một nhân viên công ty giới thiệu, hãy chia sẻ rằng chính người giới thiệu cũng có nhận định rằng bạn hoàn toàn phù hợp với môi trường ở đây. 

Bật mí các bước giúp giới thiệu bản thân thật ấn tượng

Điều đầu tiên chính là xác định các kỹ năng quan trọng nhất mà bạn sở hữu. Tất nhiên, đó phải là những kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Điều này sẽ khiến bạn tạo dấu ấn mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng ngay từ ban đầu. Đồng thời thể hiện bạn là người phù hợp với công việc.  

giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
  Những câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn

Hãy suy nghĩ về những gì họ có thể muốn nghe. Biết đâu trong quá trình bạn chia sẻ, nhà tuyển dụng sẽ thấy hứng thú và bổ sung, đưa ra các đánh giá trực tiếp. Đó không phải là một cuộc giao tiếp hiệu quả hay sao khi có sự tương tác qua lại. Và đồng thời, bạn lại còn được học được nhiều kiến thức hơn nữa. 

Không những thế, bạn còn có thể:

Tự đặt ra cho mình một số câu hỏi: Bạn là ai? Tại sao bạn lại lựa chọn và đồng hành cùng doanh nghiệp này? Những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn nào khiến bạn đạt đủ những tiêu chí của doanh nghiệp/tổ chức này. Những mong muốn nào bạn thật sự mong đợi tại công ty.

Viết ra nội dung và chỉnh sửa: Viết phần giới thiệu của bạn ra giấy bắt đầu bằng các chi tiết cơ bản về bản thân. Sau đó chuyển sang kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn và kết thúc bằng các mục tiêu nghề nghiệp chính. Trong khi thực hiện, nhớ viết một cách ngắn gọn lời giới thiệu bởi nhà tuyển dụng đánh giá một cách tổng quan những gì bạn thể hiện. 

Sự luyện tập: Mọi sự luyện tập luôn luôn là cần thiết để giúp cho phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trở nên thú vị và háp dẫn hơn. Để nhớ các ý chính, bạn có thể viết chúng trong cuốn sổ tay và đem theo bên mình. Trong cuộc phỏng vấn, nó sẽ giúp bạn an tâm hơn. Điều này đồng thời cũng thể hiện bạn là một người chỉn chu và chuyên nghiệp.

Triển khai việc giới thiệu về bản thân

Từng bước giới thiệu chung. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai một cách chuyên nghiệp. Chẳng hạn, “Tôi là một trong những kỹ sư khoa học máy tính với 10 năm kinh nghiệm quản lý vận hành; phát triển các phần mềm ứng dụng máy tính trong các mô hình công ty vừa và nhỏ”. 

  Kỹ năng giao tiếp? Làm thế nào để cải thiện giao tiếp hiệu quả?
giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Nói về các minh chứng có liên quan đến kinh nghiệm học thuật – trải nghiệm nghiên cứu của bạn. Đặc biệt, hãy thông mình và linh hoạt trong việc đưa ra các kinh nghiệm. Không nên kể một loại mà hãy chọn lọc những kỹ năng tốt nhất, phù hợp nhất.

Chia sẻ về lý do bạn gửi đơn dự tuyển hồ sơ. Có thể nhà tuyển dụng rất quan tâm đến lý do của bạn. Hãy chia sẻ thẳng thắn lý do. Nếu là người tinh tế, bạn hãy lồng ghép các thông tin về những hiểu biết của mình về tổ chức/doanh nghiệp. Nó là mấu chốt giúp tạo ra dấu ấn đặc biệt nhé!.

Cách thể hiện bản thân cũng là một nghệ thuật

Một nụ cười thân thiện với đối phương sẽ tạo ra một cảm giác gần gũi; thể hiện rõ bạn là người mong muốn trao đổi; lắng nghe một cách chân thành. Hãy thật sự thoải mái và đừng quá gò bó trong cuộc phỏng vấn của mình. Bạn chỉ cần mỉm cười và là chính mình. Đừng lo lắng về việc thảo luận các kỹ năng của bạn.

Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng trong việc giao tiếp. Và nó cũng được xem là một kỹ năng giap tiếp quan trọng. Vì thế, bạn cần phát huy tối việc giao tiếp bằng mắt để thể hiện sự tự tin. Đừng để việc thiếu tự tin là rào cản ngăn cản bạn. Vì nó sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp trong quy trình tuyển chọn của họ.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là bạn đừng quá lan man. Hãy tập trung vào các khía cạnh trọng tâm. Đừng thêm bất cứ điều gì quá xa những nội dung bạn đã lên kế hoạch chia sẻ từ trước. Vì nó có thể khiến lạc đề và giảm hiệu quả tương tác trong cuộc phỏng vấn. Điều này vô tình làm cho phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trở của bạn trở nên thât bại.

Quan trọng hơn hết, bạn cần giữ một thái độ lạc quan. Đồng thời sẵn sàng cho những phát sinh khó khăn ngoài ý muốn. Bình tĩnh xử lý vì đó có thể là các thách thức của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Đừng đánh giá thấp bản thân, cũng đừng quả tự tin và thể hiện quá nhiều. Thay vào đó hãy tập trung vào những gì mà bạn đã làm tốt.

Thách thức khi giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Nhiều thách thức được đặt ra trong chính quá trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Việc của ứng viên là cần bình tĩnh để xử lý các thách thức. Bạn không nên hoang mang để rồi cảm thấy bị bế tắc trong chính những thách thức ấy. Hãy có cách ứng xử thông mình, hiệu quả phỏng vấn hầu như đạt mức tuyệt đối. Tuy nhiên, nhiều câu trả lời dường như chỉ tập trung vào việc đào sâu các vấn đề nhạy cảm liên quan đến công việc. Cụ thể, nhiều ứng viên sẽ đề cập đến mức lươngcác chế độ thuộc về mặt quyền lợi của nhân viên. Từ đây, các ý kiến khác nhau được bàn luận. Hãy cẩn trọng để không phải mắc phải cấm kỵ khi đi phỏng vấn nhé! 

Bạn muốn mình là ai và như thế nào trong 5 năm tới?

Nhiều ứng viên đã trình bày các kế hoạch không một tí liên quan gì đến công việc như: mua nhà, đi du lịch, kinh doanh,…

Hoặc thậm chí, ứng viên bộc lộ nhiều sự cường điệu trong cách dẫn dắt câu chuyện. Chẳng hạn như việc chia sẻ rằng họ sẽ là một người có đam mê với công việc nhiều nhất; làm việc chăm chỉ nhất. Tồi tệ hơn là có nhiều ứng viên chỉ cười trừ vì không biết phải trả lời như thế nào. Vậy đâu là lỗi khi đi phỏng vấn, gây ấn tượng lúc phỏng vấn

Bạn phải thật sự cẩn trọng trong cách trả lời của mình. Nếu không, bạn sẽ thất bại về vấn đề tri nhận các yêu cầu phản hồi thông điệp. Dù bạn cố tình hay vô tình (thiếu sự trải nghiệm), bạn cũng không nên khiến mình thiếu chuyên nghiệp.

Em mong muốn mức lương bao nhiêu? Theo em tự đánh giá, với năng lực hiện tại thì mức lương cụ thể nào phù hợp với em? 

giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Nhiều ứng viên đã đánh giá về mức lương. Họ chê mức lương hoặc đề nghị một mức lương cao hơn. Tất nhiên, câu chuyện về quyền lợi thì bất cứ ứng viên nào cũng đều quan tâm. Nhưng họ cần biết, nếu là một ứng viên thông minh và nhạy bén, ít ai lại “cò kèo” lương với nhà tuyển dụng. Vậy đâu là lỗi khi đi phỏng vấn, gây ấn tượng lúc phỏng vấn

Một cách phản hồi cấm kỵ khi đi phỏng vấn nữa đó là ng viên than vãn hoặc đòi hỏi quá nhiều về “giấc mơ doanh nghiệp”. Ví dụ họ muốn có một môi trường làm việc tốt, một người sếp biết quan tâm, các kế hoạch cho sự thăng tiến,… Đây mới thật sự là những gì họ quan tâm.

Tham khảo thêm:

Đừng lặp lại những thông tin trong CV

Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không hề mong muốn nghe lại những chia sẻ của bạn suy quanh chiếc CV. Đơn giản vì họ đã nghe xem xét và nắm bắt những thông tin chung quanh bạn rồi. Bạn có thể đề cập đến thời gian bắt đầu sự nghiệp; một số công việc đã trải nghiệm và vai trò gần đây nhất của bạn. Nhưng việc lặp lại các khía cạnh sâu như những gì họ thấy trong CV là một điều hoàn toàn không nên.

Tạo CV hấp dẫn cho dân IT

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc

Tôi là…, tôi vừa tốt nghiệp tại…. Tôi là… đến từ… Tôi tốt nghiệp ngành… năm…

Tôi đã từng có kinh nghiệm làm việc tại…. và một số trải nghiệm có liên quan khác như… Đây là công việc tôi đam mê và định hướng tương lai, tôi muốn trở thành….

Và tôi hy vọng môi trường ở đây sẽ giúp tôi phát huy hết năng lực của mình một cách tốt nhất. Tôi là một người có tính cách…

Tôi hy vọng với những gì mình chia sẻ, mình có thể may mắn trở thành một mảnh ghép của công ty.

Dựa trên những mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt này, bạn có thể chỉnh sửa để phù hợp hơn với hoàn cảnh và công việc ứng tuyển để tạo sự thuyết phục với nhà tuyển dụng.

Mẫu giới thiệu bản thân tiếng Anh

Nếu tham gia ứng tuyển vào các vị trí thuộc các tập đoàn đa quốc gia; các công ty lớn đòi hỏi vốn anh ngữ, các bạn có thể tham khảo mẫu giới thiệu dưới đây:

Hi good morning. My name is… I’ve been working as a Marketing Staff for 3,5 years. At my current job in planning, developing and implementing effective marketing communication campaigns. I also write content for all marketing collateral, including brochures, letters, emails and websites.

Xin chào. Tôi tên là… Tôi đã làm nhân viên Marketing được 3 năm. Tại công việc của tôi là lênkế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến dịch truyền thông tiếp thị hiệu quả. Tôi cũng viết nội dung cho tất cả các bài quảng cáo, email marketing và các trang web. 

I’m known as a detail-oriented and good communicator employee. I never miss deadlines and can take multiple tasks at once. My supervisor aslo appreciates my enthusiasm for the job.

Tôi được đánh giá mà một người có khả năng giao tiếp và chú ý đến chi tiết. Tôi không bao giờ trễ hạn và có thể làm việc đa nhiệm cùng lúc. Người quản lý cũng đánh giá cao sự nhiệt tình của tôi đối với công việc.

“With my experience, I’m looking for an opportunity to take you an open job. I hope to work for an organization like yours; and contribute to improve the environment, which is something I’m interested in.

Với các kinh nghiệm đã có được, tôi đã ứng tuyển vào vị trí… Tôi hi vọng sẽ được hợp tác với công ty và góp phần đưa công ty ngày càng phát triển tốt hơn.

Lời kết

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là rất cần thiết và không phải ai cũng có thể ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng. Vấn đề giới thiệu bản thân cho thấy tầm quan trọng lớn của kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, bạn hãy thật sự chú tâm đến việc rèn luyện kỹ năng này.

Có thế, quá trình tạo dấu ấn thông qua việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sẽ đạt thành công hơn. TopDev hi vọng thông qua bài viết, các bạn sẽ có những thông tin bổ ích; bổ sung hành trang chắc chắn hơn trong việc ghi điểm trong lòng nhà tuyển dụng trong buổi đầu chạm mặt. Chúc các bạn sẽ chính phục những nhà tuyển dụng một cách thành công.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm Top Việc làm Developer trên TopDev