Bí quyết giảm bớt stress khi đi tìm việc mới
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh
Nếu bạn đang đi tìm việc mới và có giai đoạn cảm thấy căng thẳng là việc hoàn toàn bình thường, ai cũng có lúc gặp. Công việc mình càng thích và càng muốn trúng tuyển thì có thể càng căng thẳng hơn. Nếu bạn không cảm thấy căng thẳng thì một là bạn đã rất tự tin vào khả năng của bản thân hoặc bạn đã “tu” thành công hoặc bạn không quá quan tâm đến kết quả.
Vậy khi căng thẳng như thế thì phải làm gì?
1/ Tìm kiếm sự hỗ trợ
Ở bên cạnh và nói chuyện với những người thực sự quan tâm đến “con người mình” chứ không phải công việc của mình. Tìm đến các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp hoặc tâm lý để chia sẻ những vấn đề của bản thân. Tham gia một số hội nhóm của những người cùng nhau tìm việc trên mạng xã hội.
2/ Xem lại vấn đề tài chính
Một trong những nguyên nhân căng thẳng liên quan đến tìm việc có thể là nỗi lo sắp hết tiền và không có tiền trả các hoá đơn. Vậy một trong những cách giảm bớt căng thẳng là cân đối tính toán lại chi tiêu trong thời gian tìm việc, thử cắt giảm những gì cần cắt và tính xem nếu không làm ra tiền thì mình có thể trụ được mấy tháng.
3/ Xây dựng lịch tìm việc mỗi ngày
Coi việc tìm việc giống như việc đi làm, có lịch trình cụ thể theo từng giờ từng ngày. Như vậy làm cho bản thân bớt có cảm giác buồn chán lạc lối hơn. Bạn có thể tham khảo lịch một ngày tìm việc như sau. Một số gợi ý cho bạn theo đầu việc là:
- Lên danh sách 5-10 vị trí để ứng tuyển.
- Chuẩn bị CV và Cover Letter cho từng vị trí.
- Dành ít nhất 60 phút mỗi ngày kết bạn mới trên LinkedIn.
- Dành ít nhất 60 phút mỗi ngày rèn luyện kĩ năng mới.
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày đi dạo ngoài trời để nghỉ ngơi.
4/ Tìm việc tập trung hơn
Một trong nguyên nhân căng thẳng khác khi tìm việc là do mình rải đơn nhiều công việc khác nhau không hiệu quả. Một cách gia tăng sự hiệu quả là giới hạn lại các lựa chọn của mình. Để làm được việc này thì mình cần dành thời gian khám phá bản thân, xem lại các kinh nghiệm trong quá khứ, gặp mentor nếu được để tìm ra các kiểu công việc phù hợp nhất.
5/ Đặt cho bản thân một chút thời gian nghỉ ngơi
Việc tìm kiếm công việc có thể mất nhiều thời gian hơn chúng ta dự kiến. Vì vậy, hãy tử tế với bản thân. Thay vì tự trách mình vì tại sao bạn không đạt được đủ tiến triển, hãy tập trung vào những điều tích cực.
Ví dụ, mình tham gia một buổi networking hoặc nhận được phản hồi từ một nhà tuyển dụng, hãy ăn mừng. Đồng thời, mỗi ngày hãy tự nói với bản thân “Tôi sẽ tìm được công việc – chỉ là vấn đề thời gian,” hoặc “Một công việc tốt đang đợi tôi ngoài kia”.
6/ Sẵn sàng đối mặt với sự từ chối
Có thể mình đã cố hết sức, hồ sơ mình cũng sáng nhưng mình vẫn trượt. Lý do thì có rất nhiều: có thể có ứng viên khác giỏi hơn mình, công ty tìm được người hợp tính với sếp hơn, vân vân. Việc đỗ hay không không nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của mình, nên hãy học cách đối mặt với sự từ chối. Hãy tin rằng ngoài kia còn rất nhiều cơ hội, miễn mình chăm chỉ trau dồi kĩ năng, mình sẽ có cơ hội khác.
Chúc các bạn thành công.
Bài viết gốc được đăng tải tại anhtuanle.com
Có thể bạn quan tâm:
- 20 mẹo xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả trên LinkedIn (Phần 1)
- Top 5 kỹ năng quan trọng cần trang bị trong năm 2024
- 10+ các kỹ năng trong CV giúp bạn “lọt mắt xanh” nhà tuyển dụng
Xem thêm các việc làm về CNTT hấp dẫn tại TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc