Freelancer IT là gì? Những điều thú vị về Freelancer lập trình
Freelancer IT hiện tại là một trong những xu hướng ngành nghề được quan tâm. Nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh Freelancer ngành lập trình. Vậy Freelancer IT là gì? Cùng TopDev tìm hiểu về những điều thú vị xoay quanh Freelancer IT qua bài viết sau!
Freelancer IT là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Freelancer IT (người làm lập trình tự do) là những người được tự do trải nghiệm công việc của mình và không chịu một giới hạn nào về thời gian, môi trường. Họ được trả tiền để đảm bảo các nhiệm vụ về ngành lập trình IT. Các nhiệm vụ được họ thực hiện trong một thời gian nhất định theo hợp đồng freelancer. Và mỗi một Freelancer lập trình cần có trách nhiệm hoàn thiện công việc, cam kết tiến độ và chất lượng, hiệu quả công việc.
Xem ngay những tin đăng tuyển freelancer IT trên TopDev
Điều gì thú vị đối với một lập trình viên Freelancer IT?
Tất nhiên là có. Bản chất của công việc freelancer là không gò bó về mặt thời gian, phạm vi. Và tùy thuộc vào từng quy mô doanh nghiệp, mỗi freelance sẽ có những giới hạn riêng trong phong cách tổ chức nghề nghiệp của mình.
Đối với những freelancer IT, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại hình ngôn ngữ lập trình dựa trên các hệ giá trị riêng như sở thích, lĩnh vực chuyên sâu trong ngành IT: tuyển dụng Data Scientist, Business Analyst, Mobile App Developer,… Hoặc tương ứng với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, PHP, HTML, CSS,…
Do vậy, bạn sẽ chủ động hơn trong mọi thứ. Freelancer lập trình sẽ có cơ hội tự tìm tòi, sáng tạo và thách thức bản thân nhiều hơn.
Những thay đổi đến mức “biến động” về thu nhập
Thực tế cho thấy, nếu là một Freelancer IT thì sự lựa chọn của bạn thật sự mạo hiểm. Vì đặc thù nổi trội của những người làm việc tự do chính là sự không ổn định. Có thể nói đây là nước đi khá nhiều thách thức trên hành trình phát triển sự nghiệp của họ.
Chúng ta không thể phủ nhận nhiều người có thể kiếm được vài ngàn đô hoặc thậm chí là những con số khủng hơn với công việc freelancer IT. Thế nhưng, chắc chắn những áp lực vẫn hiện hữu. Chỉ là, việc áp lực ấy không quá nhiều như dân lập trình IT toàn thời gian.
Quyết định lựa chọn và theo đuổi ngành lập trình là tùy vào định hướng phát triển của mỗi người. Lương là yếu tố chi phối và ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định lựa chọn. Song, vẫn có nhiều người là freelancer lập trình nhưng họ vẫn đảm bảo được tính cân bằng.
Tính linh động và nhiều cơ hội phát triển
Không lên công ty, doanh nghiệp, bạn có nhiều thời gian hơn để làm nhiều thứ. Rèn luyện chuyên môn từ các khóa học, trải nghiệm freelancer lập trình tại nhiều môi trường khác nhau; có nhiều thời gian dành cho gia đình,..
Hiện nay, số dự án mà mỗi freelancer IT nhận được có thể ngang hoặc nhiều hơn cả các nhân viên lập trình fultime nhận được. Điều này cũng giúp freelancer IT có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm công việc/dự án phù hợp với chuyên môn; trình độ hiện tại cũng như bề dày trải nghiệm tương ứng.
Liệu Freelancer IT sẽ thoát khỏi các áp lực ngành lập trình?
Freelancer IT cũng chịu sức ép từ thị trường cạnh tranh so với các đối thủ. Đối thủ của freelancer IT chính là những đơn vị nhỏ, các freelancer IT khác. Đó đôi khi đều là những đơn vị với các ekip được đầu tư lớn về thương mại, truyền thông. Họ được kết nối bài bản và quy mô. Vì thế, nếu là tay ngang, một Freelancer lập trình sẽ phải gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Nếu thật sự yêu thích, hãy dành sự kiên nhẫn và luôn nỗ lực cố gắng. Freelancer IT không thật sự khó thích nghi và phát triển. Rào cản duy nhất chính là những khó khăn cạnh tranh của một newbie freelancer lập trình trong giai đoạn đầu “khởi nghiệp”.
Một tips quan trọng giúp Freelancer IT có thể tiến xa hơn là hãy trau dồi và hiểu biết thật chuyên sâu một ngôn ngữ lập trình nào đó. Đó là một lợi thế lớn giúp gia tăng cơ hội. Đồng thời, thúc đẩy các cơ hội phát triển nghề nghiệp của mỗi Freelancer lập trình.
Những xu hướng phát triển định hình thị trường Freelancer IT
Hiện nay, có một số kỹ năng công nghệ thông tin phổ biến của các freelancer IT. Chúng có sức ảnh hưởng lớn và dần tạo ra xu thế phát triển toàn diện. Đây cũng được xem là cơ sở quan trọng để các freelance ngành lập trình theo dõi và cập nhật các tình hình.
Ngành công nghiệp an toàn thông tin (The industry of information security)
Đây là xu hướng ngành đã mở rộng đáng kể trong thời gian gần đây. Có rất nhiều lĩnh vực chuyên môn, bao gồm khoa học pháp y kỹ thuật số, kiểm toán hệ thống thông tin và lập kế hoạch kinh doanh liên tục. Tùy theo trình độ và trải nghiệm riêng biệt, các freelancer có thể tự tạo cơ hội cho mình khi tiếp xúc với xu hướng phân ngành lĩnh vực này.
Thông tin mạng máy tính (Computer Networking Information)
Mạng tạo nên một thành phần quan trọng trong hoạt động của nhiều cơ sở. Các yếu tố của mạng lưới mạng có xu hướng được kết nối mật thiết với IT. Mạng máy tính thường được coi là một tiểu kỷ luật của các lĩnh vực như: khoa học máy tính, công nghệ thông tin, viễn thông hoặc kỹ thuật máy tính. Đây thật sự là một xu hướng khá tiềm năng và hấp dẫn đối với nhà lập trình viên tự do.
Dịch vụ Linux (Linux Services)
Bắt đầu như một hệ thống máy tính cá nhân, Linux kể từ đó đã được chấp nhận bởi một số lượng đáng kể các tập đoàn lớn. Chẳng hạn như IBM và Sun Microsystems.
Hiện tại, về cơ bản nó hoạt động như một hệ điều hành máy chủ. Với một vài tổ chức lớn áp dụng các phiên bản doanh nghiệp cho máy tính để bàn. Một freelancer Linux IT có thể cung cấp các dịch vụ phần mềm mã nguồn mở hiệu quả. Cụ thể là tại các cơ sở và qua các mạng bảo mật từ xa. Đây là xu hướng có tính chuyên biệt cao đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu của các freelancer.
Quản lý dự án (Project Management)
Noi về xu hướng này thì không còn quá xa lạ. Quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý nguồn lực của các dự án lớn. Các freelancer IT sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận quản lý quy trình dự án từ đơn giản đến phức tạp. Họ có trách nhiệm đảm bảo một dự án được hoàn thành trong một tập hợp các hạn chế nhất định. Tất nhiên, tính hiệu quả của dự án sẽ được cam kết. Thế nhưng cần phải hiểu tính tương đối và dự án thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Đâu là kỹ năng quan trọng của một Freelancer lập trình
Hầu hết mọi người thường nghĩ kỹ năng chuyên môn về ngành lập trình rất quan trọng. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp mới thật sự quan trọng đối với một freelancer lập trỉnh. Tại sao lại như vậy?
Tầm quan trọng của thế mạnh giao tiếp
Đơn giản vì freelancer IT làm việc trực tiếp khách hàng. Bạn cần có nghệ thuật giao tiếp để tiếp cận trao đổi, thương lượng, đàm phán, bàn bạc, thậm chí là phân tích để hiểu được nhu cầu khách hàng. Đó là một kỹ năng thật sự cần thiết.
Nếu các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ lập trình, viết và xử lý code,… đều hoàn hảo nhưng việc vận hành dự án của bạn sẽ không hiệu quả. Điều này thật tệ!
Để giảm thiểu các mâu thuẫn, bạn nên hỏi rõ về các yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, bạn có thể note lại các thông tin trong buổi trao đổi. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc minh chứng nếu có trường hợp cần thảo luận chi tiết trước những phát sinh.
Ngoại ngữ vẫn là yếu tố gia tăng cơ hội
Là một freelancer lập trình, rèn luyện trình ngoại ngữ ở mức đủ tốt trở lên là điều quan trọng. Đặc biệt là đối với những Freelancer IT muốn tiến xa. Vì nếu xác định theo nghề lâu dài, bạn chắc chắn sẽ làm việc với các khách hàng nước ngoài. Bạn sẽ được tiếp cận với mô hình làm việc chuẩn quốc tế. Đây là lúc bạn thật sự nhận ra tiềm năng phát triển và những cơ hội lớn mà một freelancer lập trình có thể đạt được. Vì vậy, hãy trau đồi vốn ngoại ngữ thật tốt.
Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật,… đều là những ngoại ngữ đang thịnh hành hiện tại. Hãy chuẩn bị có bản thân những kỹ năng cần thiết trước khi xác định theo đuổi hành trình trở thành một người làm lập trình tự do chuyên nghiệp.
Không phải ai cũng làm Freelancer IT được?
Thực tế có rất ít người thành công với nghề freelancer. Không phải ai cũng đáp ứng được những đòi hỏi của nghề này.
Ngay cả những freelancer IT dày dạn kinh nghiệm, nhiều khi cũng cảm thấy mệt mỏi sau quãng thời gian “lăn lộn” với nghề. Hơn nữa, hiện ngày càng có nhiều người trở thành freelancer và điều này tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, nhiều người phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công việc ổn định tại doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Trước tiên hãy là một Freelancer lập trình bán thời gian
Tức là có một công việc cố định bên cạnh công việc làm Freelancer; từng bước thiết lập được một nền tảng ổn định về khách hàng và dự án trước khi bạn có thể làm Freelancer toàn thời gian.
Điều đó không dễ dàng một chút nào.
Bạn sẽ phải chấp nhận làm thêm ngoài giờ rất nhiều. Ít nhất là gấp đôi những người bình thường khác khác. Vì đơn giản, bạn phải làm 2 công việc cùng lúc. Nhưng đó là điều cần thiết. Bởi lẽ, không đơn thuần chỉ là xây dựng các mối quan hệ, mà còn là cơ hội để thử thách đam mê. Đây củng được xem là cơ hội để bạn đánh giá lại năng lực bản thân mình.
Có lẽ bạn sẽ gặp phải một số điều khó chịu trong quá trình làm freelancer. Và không phải ai cũng có thể trở thành một freelancer được. Nếu bạn không vượt qua được thử thách này, nó cũng là cách để nhận ra khả năng của mình trước khi bạn từ bỏ một công việc có thu nhập ổn định và theo đuổi một công việc “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Để trở thành Freelancer nên bắt đầu từ đâu?
Nhiều bạn muốn trở thành freelancer IT nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều freelancer lập trình nghiệp dư bỏ cuộc vào giai đoạn đầu. Vì thế, để không chóng chán vì những áp lực phát sinh, các bạn cần có những lộ trình cơ bản để bắt đầu hành trình làm feelancer IT.
Xác định và phát huy thế mạnh
Phải thật sự hiểu rõ bản thân mong muốn điều gì trước mọi quyết định. Hãy dành thời gian tự nhìn nhận, đánh giá về chuyên môn bản thân. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với một freelancer IT.
Nó giúp xác định phạm vi thuận lợi phát triển trước mọi sức ép cạnh tranh. Thế mạnh cũng chính là thước đo kết nối giúp bạn tìm ra các ranh giới về giới hạn. Từ đó, freelancer lập trình dễ dàng lựa chọn các dự án phù hợp với năng lực của mình.
Hồ sơ xin việc “xịn”
Tiếp theo, bạn hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc bao gồm CV IT Developer, Cover Letter cho dev và một số tài liệu liên quan. Tất nhiên bạn có thể tham khảo các CV Template IT để hoàn thiện CV IT của mình.
Trường hợp nếu bạn là người mới thì CV cho sinh viên IT mới ra trường của bạn cần tham khảo để đảm bảo chuẩn format và đủ nội dung.
Tạo CV IT chuẩn nhất
CV sẽ thể hiện mọi hệ giá trị phản ánh bản thân một freelancer IT về các khía cạnh: kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm,… một cách trọn vẹn.
Đặc biệt hơn, đừng quên đình kèm thêm hình ảnh cá nhân. Một bức ảnh cá nhân là điều cần thiết giúp cho hồ sơ sinh việc của bạn thêm chuyên nghiệp. Vì thế, chuẩn bị ngay cho mình những bức hình đẹp nhất giúp quá trình tiếp cận trở nên hiệu quả hơn.
Bắt đầu hành trình tìm việc freelancer IT
Các kênh Social Channel
Mạng xã hội được xem là nguồn tìm kiếm khá hữu ích dành cho các feeelancer. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng khai thác các công việc phù hợp trên nền tảng các group tìm việc có liên quan đến freelancer trên Facebook, Linkedin,…
Những webiste thông tin dành cho việc freelancer IT
Có rất nhiều trang web dành riêng cho cộng đồng các freelancer tìm việc. Bạn có nhiều sự lựa chọn để tham khảo. Tuy nhiên, các bạn freelancer IT nên cần nhắc việc chọn lọc.
Tìm ra các trang web tìm việc uy tín, chất lượng với số lượng thành viên tiềm năng. Đó là cách để bạn giảm thiểu các tình trạng rủi ro.
TopDev đã thống kê một số trang web tin cậy với độ phổ biến người dùng ờ mức độ ổn định như:
Các webiste nước ngoài: Upwork.com, Freelancer.com, Guru.com,…
Các trang web Việt Nam: Vlance.vn, Freelancerviet.vn,…
Sai lầm khi bắt đầu làm việc Freelancer IT
Mọi trải nghiệm đều cần có giai đoạn đầu để mọi cá nhân tự nhìn nhận ưu – khuyết. Từ đó có nền tảng thiết lập lộ trình phát triển tốt hơn. Cung như nhiều vị trí khác nhau từ Junior Developer, Senior Developer,… việc nắm bắt tốt những sai lầm trong quá trình đầu luôn có ý nghĩa quan trọng.
Nhận quá nhiều dự án cùng một lúc
Đây được xem một sai lầm khá phổ biến mà mọi Freelancer lập trình đều mắc phải. Thực tế, bạn là người hiểu rõ chính khả năng và giới hạn của bản thân mình. Tuy nhiên, dường như ai cũng muốn “take care” quá nhiều thứ và nghĩ rằng mình sẽ làm tốt. Thế nhưng, việc chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện nhiều jobs/tasks là điều không tốt. Tất nhiên, biểu hiện cụ thể nhất chính là sự quá tải. Từ đó, bạn bị phân tâm, khó tập trung vào một sản phẩm/quy trình thực hiện. Điều đó chi phối đến hiệu quả và hiệu suất thực hiện công việc.
Về lâu dài, chất lượng của các nhiệm vụ sẽ không còn được đảm bảo như cam kết về tiêu chuẩn được thỏa thuận ngay từ ban đầu. Lúc này, bạn sẽ bị stress khi vừa mất đi uy tín của một người làm freelancer IT, vừa cảm thấy tệ cho bản thân khi chưa hoàn thành trọn vẹn những công việc thuộc chính chuyên môn nghề nghiệp của mình.
Hãy dành thời gian đầu để phân bố các nhiệm vụ phù hợp. Phải thật sự đảm bảo rằng mọi thứ thuộc ranh giới khả năng của bạn. Khi thuần thục và tự tin hơn trong cách tiếp cận, bạn có thể nhận nhiều job hơn.
Xem thêm tuyển dụng it hàng đầu tại TopDev
- X Xu hướng tuyển dụng IT tại Việt Nam 2024 – 2025: Đón đầu làn sóng công nghệ mới
- C CV bản cứng là gì? Cần lưu ý gì khi nộp CV bản cứng?
- P Portfolio là gì? Những lỗi phổ biến khi làm portfolio
- N Những tác động to lớn của trí tuệ nhân tạo trong tuyển dụng
- T Tại sao hồ sơ của bạn chưa được gọi đi phỏng vấn?
- A Applicant Tracking System là gì? ATS hoạt động ra sao
- G Giải mã bí quyết quản lý nhân viên IT là Gen Z thành công
- C Cách đăng tin tuyển dụng trên Facebook với 5 tuyệt chiêu tối ưu
- V Vì sao lương khủng, đãi ngộ tốt vẫn khó tuyển IT?
- [ [Update] 5 xu hướng tuyển dụng IT 2024 không thể bỏ qua