TOP 7 Dấu Hiệu Giúp Nhận Biết Một Cuộc Phỏng Vấn Thành Công
Sau khi đã tham gia một buổi phỏng vấn và nhận thấy định hướng của bản thân hoàn toàn phù hợp với công ty, chắc chắn bạn sẽ càng nôn nóng mong chờ được biết kết quả phỏng vấn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ phải mất ít nhất vài ngày đến một tuần để tìm ra ứng viên phù hợp. Vậy có cách nào để dễ nhận biết dấu hiệu bạn đã trúng tuyển vào vị trí mà mình đã tham gia phỏng vấn hơn không?
Bài viết này sẽ chia sẻ thêm với người đọc 7 dấu hiệu giúp nhận biết bạn đã có một buổi phỏng vấn thành công và khả năng trúng tuyển rất cao. Với những ứng viên đang chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn mới, đây cũng là những mẹo hay ho để bạn nhận biết sự hứng thú của nhà tuyển dụng với những thông tin mình chia sẻ.
1. Sự hứng thú của người phỏng vấn trong khi trao đổi
Nếu là người tinh tế hoặc để tâm đến thái độ của người đối diện, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong cách nói chuyện và đặt câu hỏi của họ. Khi mới bắt đầu, có thể họ chỉ khai thác các vấn đề cơ bản của bạn nên chưa thể hiện thái độ rõ ràng. Tuy nhiên khi đi vào các vấn đề chuyên môn hoặc xử lý các tình huống chẳng hạn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của người phỏng vấn.
Nếu họ lắng nghe bạn chia sẻ một cách chăm chú và vui vẻ, họ tiếp tục khai thác những vấn đề mà bạn đã nhắc đến – đó chính là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhà tuyển dụng đang có thiện cảm tốt với bạn. Đương nhiên đây vẫn chưa phải là yếu tố chủ chốt quyết định bạn đã trúng tuyển nhưng chắc chắn sự vui vẻ và chia sẻ chân thành từ người phỏng vấn cũng sẽ khiến bạn thoải mái hơn khi trả lời.
2. Nhà tuyển dụng muốn khai thác thêm thông tin ở bạn
Đa phần các nhà tuyển dụng đều đã có sẵn một checklist những câu hỏi sẽ hỏi bạn cả về thông tin chung lẫn kiến thức chuyên môn. Lý do chủ yếu là vì người phỏng vấn phải gặp rất nhiều ứng viên khác nhau và với mỗi ứng viên họ sẽ có một khoảng thời gian nhất định để trao đổi và lựa chọn. Vậy nên khi tìm được những ứng viên mà họ cảm thấy ưng ý thì họ mới dành thêm thời gian để khai thác thông tin của bạn.
Các thông tin nhà tuyển dụng khai thác thêm từ ứng viên thường là từ vấn đề mà bạn đưa ra trong câu trả lời hoặc các thông tin về những sản phẩm bạn đã làm việc trước đây, các bằng cấp mà bạn đã có, có laptop để sử dụng không (trong trường hợp công ty không cung cấp máy tính để làm việc),…
Xem thêm TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay
3. Người phỏng vấn chia sẻ nhiều thông tin về văn hóa công ty
Bên cạnh việc người phỏng vấn khai thác thêm nhiều thông tin từ bạn thì việc họ cố gắng chia sẻ cụ thể hơn về văn hóa doanh nghiệp với bạn cũng là tín hiệu đáng mừng. Các thông tin đó thường là văn hóa ứng xử và làm việc tại công ty, quy trình trao đổi và bàn giao công việc sẽ diễn ra như thế nào, chế độ phúc lợi và các hoạt động bổ trợ tinh thần của công ty ra sao,… Những thông tin cho thấy nhà tuyển dụng đang cố gắng chia sẻ những mặt tốt của công ty với bạn đều là những tín hiệu đáng mừng. Bạn có thể xem đây là dấu hiệu tích cực của buổi phỏng vấn.
4. Nhà tuyển dụng trao đổi về mức lương
Rất nhiều các nhân sự đã xác nhận rằng họ sẽ chia sẻ và trao đổi với ứng viên về mức lương khi cảm thấy người đó phù hợp. Điều đó đồng nghĩa với việc khi nhà tuyển dụng đang trao đổi về mức lương với bạn cũng cho thấy họ đang nghiêm túc xem xét hồ sơ ứng tuyển cũng như những thông tin mà bạn trao đổi. Hãy tận dụng điều này và chia sẻ một cách thành thật, trên tinh thần tiếp thu và trao đổi để hai bên có thể thương lượng được mức thu nhập tốt nhất cho bạn.
5. Người phỏng vấn giữ liên lạc và trao đổi thông tin kịp thời
Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đề cập đến thời gian trả lời kết quả với bạn một cách rõ ràng cũng cho thấy sự chuyên nghiệp và mong muốn nhận bạn vào làm cao hơn. Khi nhận được thư cảm ơn từ ứng viên, nhân sự cũng nhanh chóng phản hồi và nhắc lại về thời gian có kết quả. Đây đều là các dấu hiệu bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển.
6. Định hướng công việc cho ứng viên
Đây là phần thông tin đa phần nhà tuyển dụng sẽ dành cho ứng viên được đánh giá là tiềm năng. Trong đó, người phỏng vấn và có thể là quản lý của bạn trong tương lai, sẽ chia sẻ về quá trình làm việc với lĩnh vực này như thế nào, bạn nên và không nên làm những gì nếu muốn đạt được mục tiêu, lộ trình nghề nghiệp của vị trí này ra sao,…
Người phỏng vấn ở vai trò là quản lý phải xử lý rất nhiều công việc khác nhau, thời gian của họ được cân nhắc rất kỹ càng. Chính vì thế, khi sẵn sàng bỏ thời gian để tư vấn và chia sẻ cho bạn những vấn đề này thì khả năng bạn được nhận vào làm cũng được gia tăng đáng kể.
Xem thêm NÊN & KHÔNG NÊN Để Đàm Phán Lương Thành Công Khi Phỏng Vấn
7. Bạn được giới thiệu với phòng ban mình ứng tuyển
Nếu người phỏng vấn dắt bạn đi tham quan công ty hoặc giới thiệu bạn với mọi người ở phòng bạn mà mình đang ứng tuyển, thì khả năng bạn được nhận vào làm là gần như chắc chắn. Có thể nhà tuyển dụng đã xác định muốn tuyển bạn và đang giúp ứng viên làm quen với đồng nghiệp để quá trình làm việc sau này diễn ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận rằng đây cũng là cách được nhiều công ty lớn sử dụng để đánh giá thái độ ứng xử trong thực tế của ứng viên. Những gì ứng viên chia sẻ đều là lời nói, nếu thật sự muốn tuyển bạn, nhà tuyển dụng còn cần trực tiếp đánh giá qua những tình huống cụ thể như thế này. Do đó, hãy thận trọng trong cách cư xử và chú ý lời nói để tránh bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như các đồng nghiệp trong phòng ban.
Chờ đợi kết quả phỏng vấn chắc chắn là quãng thời gian đầy hồi hộp với ứng viên. Do đó, biết thêm một số dấu hiệu bạn đã trúng tuyển sẽ giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi hơn cho những cuộc phỏng vấn có thể chưa thật sự như mong muốn. Bạn sẽ không phải bỏ lỡ những cơ hội khác vì không dám chắc vào kết quả phỏng vấn.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 Điều Cần Tránh Khi Phỏng Vấn Để Tăng Cơ Hội Thành Công
- Những Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Hữu Ích Cho Junior Developers
- TOP 5 Công Việc Freelance Hot Nhất và Có Thu Nhập Cao Nhất Hiện Nay
Xem thêm Việc làm IT hấp dẫn trên TopDev
- L Làm thêm giờ là tốt hay xấu? Tips OT hiệu quả hơn
- 7 7 vị trí CNTT không cần code giỏi mà vẫn thành công
- B Bức tranh toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Việt Nam 2024
- R Reskill là gì? Sự khác nhau giữa Reskill và Upskill
- U Upskill là gì? 5 cách Upskilling bản thân hiệu quả
- 5 5 điều bạn cần phải biết khi bắt đầu một công việc mới
- 3 3 tips để “marketing” CV đến nhà tuyển dụng hiệu quả
- T Tìm hiểu ngành kỹ thuật máy tính: Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp
- 4 4 cách giúp bạn thoát khỏi nhàm chán trong công việc
- M Mẹo nâng cao kỹ năng xã hội để thành công trong công việc